Mẫu giấy ủy quyền công ty được dùng để phân công cá nhân thực hiện đa dạng các công việc thay cho doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài hướng dẫn về cách viết giấy ủy quyền đúng chuẩn để bạn đọc tham khảo, và cung cấp mẫu giấy thường dùng cho Quý khách.
Mẫu giấy ủy quyền của doanh nghiệp
Các trường hợp sử dụng giấy ủy quyền
>> Xem thêm: Vấn Đề Ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
Việc ủy
quyền được tiến hành trong một số trường hợp sau đây:
- Thành lập doanh nghiệp (Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Tiến hành tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp (Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Công ty mẹ ủy quyền cho công ty con (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Doanh nghiệp ủy quyền cho luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa án (khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 53 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
- Ủy quyền kê khai thuế
- Ủy quyền dịch thuật hợp đồng hợp tác
- Các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.
Tham khảo
chi tiết:
Mẫu giấy ủy quyền gồm những nội dung gì
Văn bản ủy
quyền gồm những nội dung sau:
- Quốc
hiệu tiêu ngữ - Tên
công ty - Số
hiệu văn bản - Ngày,
tháng, năm làm văn bản - Tên
văn bản - Căn
cứ pháp lý - Thông
tin bên ủy quyền (tên, chức vụ, số CMND/Căn cước công dân, số điện thoại, địa
chỉ…) - Thông
tin bên được ủy quyền (tên, số CMND/Căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ,
….) - Nội
dung ủy quyền - Phạm
vi ủy quyền - Thời
hạn ủy quyền - Cam
kết của các bên - Chữ
ký của các bên
Cách viết giấy ủy quyền công ty
Giấy ủy
quyền có thế viết tay hoặc đánh máy, với các nội dung sau:
- Quốc
hiệu, tiêu ngữ là phần bắt buộc của mẫu giấy, thường được ghi tại phía trên chính
giữa văn bản. Đôi khi được ghi ở phía trên bên phải của văn bản. - Tên
công ty: Thường ghi tại chính giữa văn bản. Một số trường hợp Quý khách có thể
ghi tại phía trên bên trái, ngang hàng với quốc hiệu tiêu ngữ. Ví dụ:
CÔNG TY TNHH ABC, hoặc
CÔNG TY TNHH ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Ngày,
tháng, năm: Ghi rõ thời gian làm giấy ủy quyền - Tên
văn bản: Viết in hoa tên văn bản. Ví dụ:
GIẤY ỦY QUYỀN (hoặc THƯ ỦY QUYỀN)
- Căn
cứ pháp lý: Mục này ghi căn cứ quy định pháp luật hiện hành về việc ủy quyền,
nhằm làm cơ sở cho việc ủy quyền cũng như giải quyết tranh chấp (nếu có). Ví
dụ:
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
Căn cứ Điều lệ công ty…………
Căn
cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành;
- Thông
tin bên ủy quyền: Ghi rõ thông tin liên lạc của các bên (họ tên, số CMND/ căn
cước công dân. địa chỉ liên hệ, số điện thoại) - Thông
tin bên được ủy quyền: Nếu là cá nhân
thì ghi tên, chức vụ, và các thông tin liên lạc khác. Nếu là doanh nghiệp thì
ghi rõ tên chi nhánh hoặc tên công
ty, mã số thuế và thông tin người đại diện theo pháp luật. - Nội
dung ủy quyền: Tại đây ghi rõ phạm vi công việc được ủy quyền. Ví dụ
Bằng văn bản này, Ông/Bà… được quyền
thay mặt người ủy quyền thực hiện các công việc sau:
1…..
2….
- Thời
hạn ủy quyền trong bao lâu.
Cam kết của các bên: Do các bên
thỏa thuận, nhưng không được trái với quy định pháp luật. Tại đây ghi rõ quyền
hạn, những việc mà mỗi bên được làm và không được làm.
- Chữ
ký của các bên: Ký và ghi rõ họ tên.
Phạm vi ủy quyền và thủ tục tiến hành
Hiện nay, phạm
vi công việc cũng rất đa dạng: từ việc lập tờ
khai cho đến lập biểu mẫu kê
khai thuế hoặc ủy quyền cho luật sư.
>> Tham khảo thêm: Có được ủy quyền cho công ty con thi công hợp đồng thi công xây dựng không?
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của chúng tôi về các bước soạn thảo văn bản ủy quyền, thường dùng trong doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hoặc rà soát pháp lý liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline 1900636387 để được trợ giúp kịp thời.
Trân trọng.
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.9 (16 votes)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}}
{{^error}}
Thank for your voting!
{{/error}}
Error! Please check your network and try again!