Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất năm 2022

Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào?

Khi thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú thì công dân phải thực hiện Đơn xin xác nhận tạm trú hay còn gọi là hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú để thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Đơn xin xác nhận tạm trú là gì?

Đơn xin xác nhận tạm trú là mẫu đơn được sử dụng khi công dân thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn địa phương.

Thực chất hiện nay chưa có mẫu đơn quy định xác nhận tạm trú, mà khi công dân muốn xin xác nhận thì trước tiên công dân phải đi thực hiện thủ đăng ký tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền, sau đó cơ quan sẽ cung cấp cho công dân các mẫu tờ khai theo quy định và công dân phải hoàn tất biểu mẫu và nộp các hồ sơ kèm theo để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Việc công dân thực hiện thủ tục làm tạm trú sẽ hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề quản lý dân cư, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Không những thế việc đăng ký tạm trú còn giúp đảm bảo quyền lợi của công dân khi thực hiện các giao dịch vay vốn ngân hàng, rút bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế…trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Đồng thời việc đăng ký tạm trú đúng quy định sẽ giúp công dân không bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 167 năm 2013 của chính phủ.

Chính vì vậy, mỗi công dân cần nên ý thức rằng việc thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng không chỉ mang ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của công dân.

Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú.

Mời bạn tham khảo mẫu dưới đây:

Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận tạm trú.

– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó.

– Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn

– Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn

– Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND/CCCD

– Địa chỉ thường trú: Nơi có hộ khẩu thường trú (ghi trên sổ hộ khẩu hoặc thông tin trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia)

– Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú (Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty)

– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.

Đơn xin xác nhận tạm trú xin ở đâu?

Pháp luật hiện nay, tại Luật cư trú có quy định: trong vòng 30 ngày, kể từ ngày công dân chuyển đến chỗ ở mới phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp, công dân đó đã đăng ký tạm trú nhưng lại không tiếp tục sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đăng ký thì người đó sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký tạm trú.

Lưu ý:  Công dân thuộc trường hợp đăng ký thường trú, Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày thì không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú, song  một số trường hợp vẫn phải đăng ký lưu trú.

Tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào?

Về các trường hợp phải đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú.

Người dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi thuộc vào các trường hợp sau:

  • Sinh sống, làm việc tại một địa điểm nhất định của xã, phường, thị trấn. Việc sinh sống, làm việc này mang tính chất ngắn hạn, không thường xuyên, ổn định như địa điểm thường trú.
  • Không đủ điều kiện đăng ký thường trú tại xã, phường, thị trấn đó.

Đối với thủ tục thông báo lưu trú, người dân phải thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Nghỉ lại, ở lại tại một địa điểm nhất định của xã, phường, thị trấn.
  • Việc này mang tính chất nhất thời, lưu trú trong một thời gian ngắn, thường xác định rõ thời gian đến và thời gian rời khỏi địa điểm đó.

Về trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú

  • Tạm trú

Tại khoản 2 điều 30 Luật Cư trú, đối tượng có trách nhiệm đăng ký tạm trú là người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.

  • Lưu trú

Đối với trường hợp này, người đến lưu trú tại một xã, phường, thị trấn trong một thời gian nhất định và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú có trách nhiệm thông báo lưu trú. Căn cứ theo khoản 2 điều 31 Luật Cư trú, người thực hiện thông báo lưu trú bao gồm:

  • Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú.
  • Người đến lưu trú đối với trường hợp lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó.

Về thời gian thực hiện

Theo quy định của pháp luật hiện nay, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đến, người thuộc trường hợp đăng ký tạm trú phải tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú.

Còn đối với trường hợp thông báo lưu trú, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Trong trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Về hồ sơ cần chuẩn bị

Đối với trường hợp đăng ký tạm trú cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú.
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  • Bản khai nhân khẩu.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, mượn, cho ở nhà đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký và ghi rõ họ tên. Trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Đối với trường hợp thông báo lưu trú, người thực hiện thủ tục này cần xuất trình các giấy tờ sau đây:

  • Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tuỳ thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.
  • Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi.

Về hình thức thực hiện

Việc đăng ký tạm trú phải được thực hiện trực tiếp tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đến tạm trú.

Còn đối với việc thông báo lưu trú có thể thực hiện trực tiếp tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi lưu trú hoặc thông báo bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính theo hướng dẫn.

Về kết quả đạt được

Công dân thực hiện xong thủ tục đăng ký tạm trú sẽ được cấp sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú và được nhập tên vào sổ đăng ký tạm trú quản lý tại Cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các trường hợp thông báo lưu trú, sau khi hoàn thành thủ tục này, những thông tin về người đến lưu trú sẽ được ghi vào Sổ tiếp nhận lưu trú.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất – Tải xuống và xem trước”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục giải thể công ty trọn gói, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào phải đăng ký tạm trú?

Theo quy định tại Luật cư trú, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm các giấy tờ sau:
Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
Bản khai nhân khẩu;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

5/5 – (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *