Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thông tin về giấy xác nhận tạm trú cũng như tìm được các mẫu đơn xác nhận tạm trú phù hợp.
Định nghĩa về giấy xác nhận tạm trú
Bạn chưa hiểu rõ giấy xác nhận tạm trú là gì? Bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin để thực hiện mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người thân hoặc bạn bè, vậy đây là bài viết dành cho bạn. Mời bạn theo dõi dưới đây.
Giấy xác nhận tạm trú là gì?
Giấy xác nhận tạm trú là mẫu giấy do các cơ quan có thẩm quyền tự soạn thảo và cung cấp cho công dân khi công dân đi thực hiện thủ tục xin xác nhận tạm trú. Mặc dù pháp luật hiện nay trong các văn bản về cư trú chưa hề có quy định về việc được cấp giấy xác nhận mà chỉ có quy định về việc cấp sổ tạm trú.
Giấy xác nhận tạm trú tiếng Anh là gì?
Giấy xin xác nhận tạm trú tiếng anh là Application of temporary residence confirmation
Giấy xác nhận tạm trú tiếng anh là the Confirmation of temporary residence
Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là Papers proving foreign nationalities
Chứng nhận tạm trú là Temporary residence permit
Khai bao tạm trú là Declaration of temporary residence
Gia hạn tạm trú là Extension of temporary residence status
Các mẫu đơn xin xác nhận tạm trú phổ biến hiện nay
Chúng tôi xin được gửi đến các bạn các mẫu giấy xác nhận tạm trú phổ biến và cần thiết hiện nay để bạn thuận tiện sử dụng trong các trường hợp nhất định.
Đơn xin xác nhận tạm trú
► Tải mẫu đơn xin xác nhận tạm trú file pdf tại đường link cuối bài viết
Đơn xin xác nhận tạm trú cho trẻ em
Dưới đây là mẫu đơn xin xác nhận tạm trú đi học cho trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể quan tâm và cần đến.
► Tải mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho trẻ em file pdf tại đường link cuối bài viết
Mẫu xác nhận tạm trú cho người nước ngoài
► Tải mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài file pdf tại đường link cuối bài viết
Mẫu CT01:Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
Mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01) là biểu mẫu được công dân trực tiếp sử dụng nhiều nhất khi đến cơ quan công an để thực hiện các thủ tục về cư trú theo quy định của Luật cư trú 2020 như đăng ký thường trú, tạm trú…
Mời các bạn tham khảo và tải về mẫu mới nhất dưới đây.
► Tải mẫu CT01: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú file pdf tại đường link cuối bài viết
Mẫu CT07: Xác nhận thông tin về cư trú
Mẫu xác nhận thông tin cư trú là mẫu được lập ra để gửi lên cơ quan đăng ký cư trú xin xác nhận thông tin về cư trú: nơi thường trú, nơi tạm trú của công dân….
Hiện nay, các thủ tục hành chính được thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp và online. Người dân dễ dàng xin giấy xác nhận thông tin cư trú từ xa mà không cần phải đi đến trực tiếp tận nơi, tiết kiệm thời gian, công sức của những người ở xa hoặc dân văn phòng bận rộn,…
Cụ thể, nơi cư trú/nơi ở của người dân có thể là địa chỉ thường trú (nơi đăng ký hộ khẩu) hoặc tạm trú (sinh sống ở địa phương khác do yếu tố công việc, học tập, kinh doanh, gia đình,…). Nên khi người dân phát sinh vấn đề cần xác nhận về thông tin cư trú như xin việc, làm lại giấy tờ, …. thì sẽ cần dùng mẫu Mẫu CT07: Xác nhận thông tin về cư trú mới nhất hiện nay để xác nhận rằng mình có nơi ở cụ thể rõ ràng, địa chỉ liên lạc chính xác do cơ quan Công an có thẩm quyền xác nhận.
► Tải mẫu Mẫu CT07: Xác nhận thông tin về cư trú file pdf tại đường link cuối bài viết
Xin xác nhận tạm trú như thế nào?
Theo điều 30 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Khi các công dân thực hiện hoạt động này không chỉ góp phần giúp Nhà nước quản lý công dân và đảm bảo an ninh xã hội tốt hơn mà còn là tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình đã thực hiện đăng ký tạm trú thành công tại địa phương đều được cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của bạn, tuy nhiên thường thì Sổ tạm trú chỉ có thời hạn trong vòng 24 tháng. Khi Sổ tạm trú hết thời hạn bạn có thể quay lại cơ quan có thẩm quyền để xin tiếp tục tạm trú.
Theo Luật Cư trú đã sửa đổi, bổ sung thì nếu bạn đã thuê trọ ở địa chỉ mới ngoài địa chỉ đăng ký thường trú thì trong vòng 30 ngày bạn cần đăng ký tạm trú. Thông thường bạn sẽ cần đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc tương đương để yêu cầu được thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú.
Điều 16, Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về thủ tục đăng ký tạm trú, như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp).
+ Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Bước 2: Thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết đối với đăng ký tạm trú như sau:
Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngàu nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho người đến đăng ký. Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú. Công dân phải đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.
Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.
Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ: Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến tạm trú. Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.
Bước 3: Nộp lệ phí và nhận kết quả
Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
– Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
+ Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân.
+ Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
+ Gia hạn tạm trú.
– Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.
Cách viết đơn xác nhận tạm trú
– Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn nơi mà người làm đơn muốn xin đăng kí tạm trú ở địa phương đó
– Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của người làm đơn
– Ngày sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người làm đơn
– Số CMND/Căn cước công dân……. Cấp tại:…………. Ngày:…….: Ghi rõ ràng, cụ thể theo đúng CMND/CCCD
– Địa chỉ thường trú: Nơi có hộ khẩu thường trú (ghi trên sổ hộ khẩu hoặc thông tin trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia)
– Nay tôi làm đơn này kính mong Ban Công an xã/ phường/ thị trấn xác nhận cho tôi đã tạm trú tại ……………từ ngày…..tháng …. năm ….đến ngày….tháng ….năm……: Ghi nơi mà người làm đơn xin đăng kí tạm trú và ghi rõ tạm trú tại địa phương đó từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
– Lý do: ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin xác nhận tạm trú (Ví dụ: Học tập, sinh sống, làm việc… ghi rõ địa chỉ hoặc tên công ty)
– Người làm đơn: Kí và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
Thủ tục đăng ký tạm trú online
Cách xác nhận tạm trú online tiến hành như sau:
Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú. Tại đây, bạn chọn Tạm trú để tiến hành thực hiện thủ tục.
Hệ thống yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp tục.
Nếu chưa có tài khoản, bạn chọn Đăng ký phía dưới để tạo tài khoản (Bạn nên chọn đăng ký bằng thuê bao di động vì cách đăng ký đơn giản nhất).
(Người dân cũng có thể truy cập từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đăng nhập và chọn Nộp trực tuyến để chuyển sang Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú).
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú
Lưu ý: Các thông tin có dấu (*) là thông tin bắt buộc phải nhập
– Tỉnh/thành phố; Quận/huyện; Phường/xã: Khai báo nơi công dân dự định đăng ký tạm trú. Khi chọn đầy đủ 03 mục này, mục Cơ quan thực hiện sẽ được điền tự động (công dân không được lựa chọn);
– Mục Thủ tục: Chọn thủ tục hành chính bạn yêu cầu thực hiện. Nếu đăng ký tạm trú, chọn mục Đăng ký tạm trú. Nếu đăng ký lập hộ mới thì tích chọn mục này; nếu đăng ký tạm trú vào hộ khác thì không chọn.
Sau đó, chọn trường hợp của bạn như: Nhân khẩu từ ngoài tỉnh đến; Nhân khẩu từ ngoài xã trong huyện đến; Hộ từ ngoài tỉnh đến…
– Mục Tạm trú từ ngày và Tạm trú đến ngày: Điền thời gian dự định đăng ký tạm trú;
– Mục Người khai báo là người thay đổi: Nếu tích chọn mục này, những thông tin của tài khoản sẽ tự động nhập vào thông tin người thay đổi. Nếu chưa có thông tin, hệ thống không cho phép chọn và sẽ thông báo: … đề nghị công dân đến cơ quan đăng ký quản lý cư trú để thực hiện cập nhật bổ sung thông tin.
– Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Số Định danh cá nhân (CCCD)/CMND; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại: Khai báo thông tin của người đăng ký tạm trú.
– Họ tên chủ hộ; Quan hệ với chủ hộ; Số ĐDCN (CCCD) /CMND chủ hộ: Tên, thông tin người đứng tên chủ hộ trên đăng ký tạm trú; mối quan hệ người đăng ký với chủ hộ;
– Nội dung đề nghị: Hệ thống sẽ nhảy tự động từ lựa chọn ở mục Thủ tục và Trường hợp phía trên. Tuy nhiên, mục này, người yêu cầu có thể thay đổi được.
– Mục Nơi đề nghị đăng ký tạm trú: Người đề nghị điền địa chỉ đăng ký tạm trú. Thông tỉnh/thành phố; Quận/huyện; Phường/xã được nhập tự động dựa vào thông tin đã khai báo phía trên.
– Mục Hồ sơ đính kèm: Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Bạn có loại giấy tờ bản gốc hay bản sao hay bản chứng thực thì lựa chọn và tải lên bằng cách ấn nút Chọn tệp.
Nếu cần tải lên giấy tờ khác chọn mục Thêm mới. Chẳng hạn, nếu đăng ký theo danh sách cần tải lên văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
– Thông tin nhận kết quả giải quyết: Chọn 01 trong 03 hình thức: Trực tiếp, qua email, qua Cổng thông tin (Chọn mục này như nào ảnh hưởng đến việc tra cứu kết quả; Nên chọn qua Cổng thông tin hoặc email để tránh mất thời gian đi lại).
Cuối cùng, tích chọn Tôi xin chịu trách nhiệm về lời khai trên và ấn Lưu và gửi hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết
Sau khi gửi hồ sơ đi, người dân cần đợi thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ có trách nhiệm giải quyết trong 03 ngày làm việc.
Nếu được yêu cầu đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.
Các câu hỏi thường gặp về giấy xác nhận tạm trú
Bài viết của chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến vấn đề xác nhận tạm trú với hy vọng sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn, giúp cho quá trình xin mẫu đơn xin xác nhận tạm trú diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn bao lâu?
Trả lời:
Trường hợp 1: Đối với thời hạn của sổ tạm trú (được cấp khi đăng ký tạm trú trước ngày 01/7/2021)
Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA; hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP thời hạn của sổ tạm trú được quy định cụ thể như sau:
Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng.
Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình; hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình; hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn; tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình; hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình; hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2021, ngày Luật cư trú 2020 có hiệu lực; sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng; và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú; cho đến hết ngày 31/12/2022, tức đến năm 2023 sổ tạm trú sẽ hoàn toàn bị khai tử.
Trường hợp 2: Sau Ngày Luật Cư trú 2020 có hiệu lực
Điều 27 Luật Cư trú 2020, có hiệu lực từ 01/7/2021 điều kiện đăng ký tạm trú được quy định như sau:
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
Như vậy, Luật Cư trú 2020 không hề nhắc đến giấy xác nhận tạm trú. Bởi từ ngày 01/7/2021, việc đăng ký tạm trú của công dân; sẽ được chuyển sang quản lý bằng số hóa; thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về cư trú và số định danh cá nhân. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 thời hạn tạm trú là 02 năm và có thể tiếp tục ra hạn.
Xác nhận hạnh kiểm ở nơi tạm trú được không?
Trả lời:
Tương tự như phiếu lý lịch tư pháp, giấy xác nhận hạnh kiểm được cấp nhằm xác nhận cá nhân có yêu cầu không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, không vi phạm trật tự công cộng tại địa phương nơi cư trú để phục vụ việc xác minh, tuyển dụng tại các cơ quan, doanh nghiệp.
Về mặt quy định của pháp luật, nếu công dân thực hiện xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ được xác định như sau:
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Làm giấy xác nhận hạnh kiểm ở nơi tạm trú
Hồ sơ xin giấy xác nhận hạnh kiểm ở nơi tạm trú
Khi cần xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an địa phương. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin xác nhận hạnh kiểm (theo mẫu);
- Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đầy đủ đã nếu trên, bạn tiến hành gửi hồ sơ lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.
Bước 2: Tiếp nhận, thụ lý giải quyết và trả kết quả
– Thời hạn giải quyết không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.
Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú?
Trả lời:
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy có 02 trường hợp công dân không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:
– Thuộc trường hợp đăng ký thường trú;
– Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày.
Lưu ý: Dù công dân không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú nhưng công dân ở lại trong một thời gian nhất định dưới 30 ngày tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình thì phải đăng ký lưu trú. Trường hợp công dân không thực hiện đăng ký bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167 năm 2013 của chính phủ.
Làm tạm trú tạm vắng cần những gì?
Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại Luật cư trú năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Theo đó, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của người đăng ký tạm trú;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
– 02 Ảnh 3 x 4cm
– Giấy đăng ký kết hôn (bản sao) nếu có vợ/chồng đăng ký kèm
– Giấy khai sinh con (bảo sao) nếu có con đăng ký kèm
Hồ sơ cần chuẩn bị khi khai báo tạm vắng bao gồm:
– Chứng minh nhân dân thư;
– Phiếu khai báo tạm vắng;
– Sổ hộ khẩu (bản sao);
Xin giấy xác nhận tạm trú ở đâu?
Trả lời:
Bạn có thể xin giấy xác nhận tạm trú/giấy xác nhận tạm trú dài hạn tại Công an phường/xã nơi bạn đang tạm trú.
Xin giấy xác nhận tạm trú mất bao lâu?
Trả lời:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi tổng hợp liên quan đến giấy xác nhận tạm trú, hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ bạn. Trân trọng.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Các mẫu đơn xin xác nhận tạm trú phổ biến hiện nay file pdf hoàn toàn miễn phí!