Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên

Tranh Hàng Trống vẽ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Nguồn: Khái quát về tranh Hàng Trống.

Hán tự

母第一天仙

Ngày khánh tiệc

– AL 09/01: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa
– AL 09/09: Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu và Cô Chín Giếng Sòng Sơn Linh Từ

Phủ/ nơi cai quản

Thiên Phủ [天府]

Lĩnh vực chính

Cai quản chuyện ở thiên cung, chín tầng mây, lục cung

Danh hiệu

Danh hiệu

– Danh hiệu chính: Thanh Vân Công Chúa [青雲公主]– Mẫu Thượng Thiên [母上天]– Thiên Thanh Công Chúa [天青公主]– Cửu Trùng Thánh Mẫu [九重聖母]– Mẫu Cửu [母九]– Lục Cung Vương Mẫu [六宮王母]– Mão Dậu Công Chúa [卯丣公主]– Bán Thiên Công Chúa (Mẫu Bán Thiên) [半天公主]

Đền thờ

Địa điểm

– Đền Mẫu Cửu Trùng, Thường Tín, Hà Nội
– Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên, Ba Vì, Hà Nội

Trang phục

Màu sắc

đỏ

Trong tâm linh người Việt, Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên là vị Thánh Mẫu ngự nơi chín tầng mây, cai quản Thiên phủ, tiên cung, một trong bốn vị Tứ Phủ Thánh Mẫu.

Trong thần điện Tứ Phủ, Mẫu mặc trang phục đỏ, ngồi chính giữa, một bên là Mẫu Thượng Ngàn, bên còn lại là Mẫu Thoải. Mẫu Thiên Tiên luôn giữ vị trí thứ nhất trong hàng Thánh Mẫu, bất kể theo thứ tự Thiên-Địa-Thuỷ-Nhạc (như trong chầu văn) hay theo thứ tự Thiên-Nhạc-Thuỷ-Địa (như danh xưng phổ biến ở hiện tại).

Mối liên hệ giữa Mẫu Thiên Tiên và Mẫu Liễu Hạnh

Có thuyết cho rằng, Mẫu Liễu Hạnh chính là Mẫu Thiên Tiên. Về sau, Mẫu Thiên Tiên giáng sinh trên cõi thế; từ đó chúng ta có Mẫu Liễu quản cai cả Thiên Phủ và Địa Phủ.

Lại có thuyết cho rằng, vì cai quản Thiên phủ vốn tách biệt với đời sống dương gian, Mẫu Thượng Thiên đã ủy quyền đại diện trên nhân thế cho Mẫu Địa (tức Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thần Chủ).

Địa điểm

  • Đền Mẫu Cửu Trùng, thôn Bằng Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội
  • Tuong Mau Cuu Trung Thien - Ba Vi.png Tuong Mau Cuu Trung Thien - Ba Vi.png Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên, Ba Vì, Hà Nội: Pho tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên là một pho tượng đồng đỏ đúc nguyên khối, được an vị tại đỉnh núi Ba Vì vào ngày 16/10/2010. Tượng có kích thước bằng người thật, nặng khoảng 1 tấn đồng, cao 2-3 mét khi ngồi trên bệ đá. Đây là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật, được thể hiện công phu trên chất liệu đồng cẩn tam khí, có gắn đá màu. Pho tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên mới này không còn đội mũ Bình Thiên, vốn dành cho các vị vua trần gian (tức là các vị “thiên tử”, đội mũ “ngang bằng trời”). Mẫu Cửu Trùng Thiên đội mũ “đỉnh phượng của trời”, cấu thành từ các ngọn lửa hướng thiên, dựa trên nguyên tắc Hỏa hóa Phượng, Thủy hóa Long, Mộc hóa Lân, Địa hóa Quy. Loại mũ này có dáng dấp tương tự với mũ của Tứ Pháp và Phật Mẫu Man Nương bên chùa Dâu [1].Những cá nhân góp công đức đúc nên pho tượng bao gồm tác giả Trịnh Yên, điêu khắc gia Lê Hồng Thoan, nghệ nhân đúc đồng Trương Công Thái, nhà tổ chức và khởi xướng Nguyễn Đình Thoàn, thủ nhang Đặng Thị Mát, giới chức chính quyền huyện Ba Vì và tập thể cán bộ công nhân viên tại Vườn Quốc gia Ba Vì.

Thần tích

Gần như không có thần tích nào về sự xuất hiện của Mẫu Thượng Thiên trên dương thế.

Có thuyết cho rằng Mẫu Thượng Thiên là Cửu Thiên Huyền Nữ [九天玄女] hoặc Nữ Oa [女媧] – những nữ thần trong thần thoại và Đạo giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, không có văn bản hoặc cứ liệu lịch sử nào khẳng định điều này. Có thể một số tín đồ tự liên hệ vì tính chất giống nhau giữa Mẫu Thượng Thiên và hai vị nữ thần kia.

Hình ảnh tượng thờ

Mau Thuong Thien tuong 2Mau Thuong Thien tuong 2
Nguồn:

Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên trên đỉnh Ba Vì.Nguồn: Căn

Mau Thuong Thien tuong 1Mau Thuong Thien tuong 1

Nguồn: Căn

Tham khảo

  1. Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên của họa sĩ-nhà điêu khắc Trịnh Yên, http://unescovietnam.vn/vnf/index.php?option=com_content&view=article&id=866:tng-mu-cu-trung-thien-ca-ha-s-nha-ieu-khc-trnh-yen&catid=90:tac-gi-tac-phm&Itemid=277

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *