Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng

Đề nghị tạm ứng hợp đồng được sử dụng rất phổ biến trên thực tế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng như thế nào?

Tạm ứng là gì?

Tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.

Trong hoạt động kinh doanh số tiền tạm ứng được thanh toán hoặc nhận trước khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giao theo quy định trong nội dung hợp đồng.

Theo đó các khoản thanh toán này sẽ được coi là chi phí trả trước trong việc hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Đây là khoản để cân đối trong kế toán và được sử dụng sẽ ghi vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh.

Khoản hoàn ứng: Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có).

Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng, trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng là gì?

Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng một giấy tờ cần thiết giúp các bên có thể đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình, mức tạm ứng trước giá trị hợp đồng sẽ do hai bên chủ động thỏa thuận.

Tạm ứng theo hợp đồng là trường hợp ứng tiền của đối tác, khách hàng thông qua hợp đồng. Thời hạn thanh toán của hợp đồng chưa tới nhưng một bên cần sử dụng nguồn tiền mặt để thực hiện công việc cũng có thể sử dụng mẫu này, thông qua thương lượng để xin ứng trước một phần tiền để tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Trường hợp nào đề nghị tạm ứng hợp đồng?

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp có thể sử dụng mẫu đề nghị tạm ứng. Cơ bản được chia làm 02 loại: 

– Tạm ứng tiền nội bộ:

+ Trường hợp 1: Nhân viên cần thực hiện một công việc của công ty, của khách hàng. Cần ứng trước tiền mặt để xử lý công việc thì có thể sử dụng mẫu đề nghị ứng tiền mặt. 

+ Trường hợp 2: Nhân viên chưa đến kỳ nhận lương nhưng vì lý do nào đó muốn được xin ứng trước lương cũng có thể sử dụng biểu mẫu này để xin ứng lương trước. 

– Tạm ứng tiền theo hợp đồng:

 + Đề nghị tạm ứng hợp đồng được sử dụng phổ biến đối với đơn vị sử dụng lao động bởi khi công ty muốn xin cấp, sử dụng nguồn tiền từ công ty để chi tiêu, đầu tư, kinh doanh, sản xuất thì họ cần có các giấy tờ, chứng từ phù hợp để xác định chi phí của công ty.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào khi công ty có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ tại thời điểm mong muốn đều được chi tiền nên việc tạm ứng tiền ra đời nhằm mục đích đáp ứng việc chi tiền đối với các hoạt động của công ty trước thời điểm có các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sử dụng tiền cho các hoạt động của công ty.

Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng

Thực tế việc đề nghị tạm ứng hợp đồng thường rất phổ biến hiện nay do đó Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các doanh nghiệp.

Tuy nhiên các văn bản tạm ứng hợp đồng không có mẫu sẵn, quý độc giả có thể tham khảo mẫu sau đây:

CÔNG TY…………………

Số:………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                              ………., ngày ….. tháng …. năm ……

ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG THEO HỢP ĐỒNG

Kính gửi: ………….

Căn cứ theo Hợp đồng số ………. ký ngày … tháng … năm …. giữa Công ty ……… (Bên A) và Công ty ………….. (Bên B) về việc ……

Đề nghị Quý Công ty tạm ứng cho chúng tôi số tiền ………………….đồng (Bằng chữ: ………………… đồng).

Mục đích tạm ứng: …………………………………………………………………

Trân trọng.

Đại diện theo pháp luật.

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải download Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng

Cách viết đề nghị tạm ứng hợp đồng

Mẫu giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng phải đảm bảo đầy đủ nội dung và chính xác thì mới được cơ quan cấp trên duyệt. Do đó khi viết Mẫu đề nghị tạm ứng hợp đồng cần có những nội dung sau:

– Trước tiên cần có đầy đủ các thông tin như: Tên đơn vị, bộ phận nơi đang làm việc tại góc trên bên trái của giấy đề nghị tạm ứng;

– Đề nghị tạm ứng hợp đồng được viết 1 liên bởi người xin tạm ứng và ghi rõ kính gửi giám đốc doanh nghiệp,…

– Người đề nghị tạm ứng hợp đồng cần phải ghi đầy đủ thông tin của mình bao gồm: Họ và tên, đơn vị, số tiền xin tạm ứng (ghi rõ bằng số và chữ);

– Lý do tạm ứng: Trong phần này cần trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm lý do xin tạm ứng hợp đồng ví dụ như là để phục vụ công việc gì? tiền công tác phí, mua chi phí văn phòng phẩm, tiếp khách, hay xử lý công vụ….

– Thời hạn thanh toán: Ghi rõ thời gian gồm ngày … tháng … năm … hoàn lại số tiền đã tạm ứng;

Đề nghị tạm ứng theo hợp đồng sau khi được viết và trình cho kế toán xem xét thì được trình lên cho giám đốc duyệt xem xét có được duyệt hay không.

Căn cứ vào các ý kiến quyết định của Giám đốc, kế toán sẽ tiến hành soạn thảo lập phiếu quyết định chi tạm ứng kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ thực hiện hóa tiến trình xuất quỹ.

->>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

->>> Tham khảo thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *