Hiện nay các biên bản và văn bản pháp lý là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng và được sử dụng ngày càng nhiều bởi có rất nhiều công việc cần dùng đến các loại biên bản này. Mẫu biên bản sự việc như thế nào?
Mẫu biên bản sự việc là gì?
Mẫu biên bản sự việc là mẫu văn bản ghi nhận nội dung sự việc đã xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp hay các sự việc khác để làm căn cứ giải quyết các vấn đề liên quan.
Mẫu biên bản xác nhận sự việc sẽ giúp cho người viết biên bản, thư ký của vụ việc có thể nắm rõ về diễn biến, cách thức ghi chép các sự việc này. Thông qua các biên bản xác nhận sự việc có thể nắm rõ tầm quan trọng công việc thống kê, kê khai và mô tả sự việc cho các cấp trên.
Biên bản sự việc được dùng khi nào?
Biên bản sự việc là văn bản được sử dụng chủ yếu nhằm ghi chép lại nội dung, thông tin của một sự kiện nào đó, có thể là các cuộc trao đổi, cuộc họp trong các doanh nghiệp hay các vụ việc như vi phạm giao thông, đánh nhau,…
Thông qua biên bản sự việc, người đọc có thể nắm bắt được thời điểm, nơi xảy ra sự việc và diễn biến của sự việc.
Biên bản sự việc được sử dụng hầu hết trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan tới các buổi làm việc, trao đổi, giải quyết vấn đề. Đây là công cụ phổ biến và hữu hiệu nhất nhằm để ghi chép các nội dung, thông tin cũng như quá trình diễn ra sự việc, làm việc giữa các thành phần tham dự buổi họp. Các thư ký hoặc trợ lý giám đốc là người sẽ chuẩn bị mẫu biên bản này.
Chính vì vậy hầu hết các biên bản sự việc được sử dụng tại các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính. Tuy nhiên vì đây là văn bản ghi chép lưu lại nên nó cũng có thể được sử dụng rộng rãi ở các cuộc họp, trao đổi ở các trường đại học, các sự kiện tổ chức chức như đại hội đoàn, đại hội đảng,….
Biên bản sự việc gồm những nội dung gì?
Mẫu biên bản sự việc thường gồm các nội dung sau đây:
– Thời gian, địa điểm lập biên bản;
– Thông tin về các thành phần tham gia: Người lập biên bản, người chứng kiến, người liên quan đến vụ việc…
– Nội dung sự việc;
– Kết thúc biên bản sự việc;
– Chữ ký người tham gia và người lập biên bản.
Mẫu biên bản sự việc mới nhất
Biên bản sự việc là một loại văn bản cần thiết khi các bên có phát sinh một sự việc cụ thể cần phải ghi nhận lại các nội dung để làm căn cứ giải quyết các sự việc phát sinh. Quý độc giả có thể tham khảo Mẫu biên bản sự việc sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN SỰ VIỆC
Hôm nay, hồi…… giờ ……. ngày ….. tháng …… năm ……
Tại:…………………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
Người lập biên bản:
1. Ông (bà): ………………………………………… chức danh:…………………
2. Ông (bà): ………………………………………chức danh:…………………
Người chứng kiến:
Ông (bà): …………………………………………… chức danh:……………
Số CMND:……………… cấp ngày ……/……../…….. tại ………………………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………
Người liên quan đến vụ việc:
Ông (bà): ………………………………chức danh:…………………
Số CMND:……………….cấp ngày ……/……../…….. tại ……………………….
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………
Tiến hành lập biên bản vụ việc sau đây:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Biên bản được lập thành ……. bản.
Biên bản kết thúc hồi ………. giờ ……. cùng ngày, mọi người có tên trên xác nhận sự việc, cùng ký tên dưới đây:
Người chứng kiến
Người có liên quan
Người lập biên bản
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)
Tải (download)
Mẫu biên bản sự việc
Hướng dẫn cách viết biên bản sự việc
– Tương tự như các văn bản khác thì biên bản sự việc cần phải có quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Tên biên bản: Tên biên bản viết in hoa có dấu, cụ thể là: BIÊN BẢN SỰ VIỆC
– Ghi cụ thể về thời gian, địa điểm lập biên bản;
– Thông tin của người lập biên bản như họ và tên, chức danh;
– Thông tin của người chứng kiến như họ và tên, số CMND hoặc CCCD, địa chỉ thường trú;
– Thông tin người liên quan đến vụ việc gồm họ và tên, số CMND hoặc CCCD, địa chỉ thường trú.
– Trình bày thông tin vụ việc: Ghi thời gian, địa điểm xảy ra, phát hiện vụ việc, nội dung diễn biến, hiện trường, nguyên nhân, người chứng kiến, người liên quan, hậu quả tác hại, các biện pháp đã xử lý, kết quả đã xử lý kèm theo biên bản thu giữ tang chứng, vật chứng (nếu có).
– Ghi thời gian kết thúc, những người có tên ký xác nhận vào biên bản.
Những lưu ý khi viết biên bản sự việc
– Sự việc đã diễn ra phải được ghi chép lại đầy đủ, chính xác, chi tiết và cụ thể.
– Người phụ trách ghi chép, lập biên bản sự việc phải tường thuật và ghi lại đầy đủ, trung thực, khách quan.
– Nội dung thông tin rõ ràng, mạch lạc có đi vào trọng điểm và mẫu chốt vấn đề, không lan man.
– Thông tin chặt chẽ, logic với nhau, được ghi chép lại theo diễn biến chính xác của buổi làm việc, được sắp xếp hợp lý và theo một trình tự nhất định.
– Ngôn từ ngắn gọn, súc tích, nêu bật được vấn đề một cách khái quá nhất; tránh sử dụng những từ đa nghĩa, mang nhiều nghĩa gây nhầm lẫn cho người đọc.
– Hoàn thiện đầy đủ các thông tin cần phải có trong biên bản sự việc.