Đối với những trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa; cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua; người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ; hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót; thì bên bán và bên mua phải lập biên bản có thỏa thuận ghi rõ sai sót đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh. Vậy biên bản điều hỉnh hóa đơn là gì? Nội dung chính và cách viết ra sao? Luật sư X mời bạn đọc theo dõi bài viết: Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 39/2014/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Biên bản điều chỉnh hóa đơn là gì?
Biên bản điều chỉnh hóa đơn là biên bản được lập cùng với hóa đơn điều chỉnh để sử dụng khi hóa đơn có những sai sót về ngày; số tiền hàng, địa chỉ hoặc nội dung hóa đơn.
Căn cứ của điều chỉnh hóa đơn chính là việc phát hành hóa đơn. Các doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ (trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế) thì phải lập và gửi thông báo phát hành hóa đơn; hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trên thông báo phát hành hóa đơn phải bao gồm những thông tin: tên đơn vị phát hành hóa đơn; mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, email, các loại hóa đơn phát hành; tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn, tên và mã số thuế của đơn vị trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tên và mã số thuế của đơn vị cung ứng phần mềm tự in hóa đơn; ngày lập thông báo phát hành hóa đơn, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đóng dấu đơn vị.
Trường hợp các ngân hàng; tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng chứng từ giao dịch kiêm hoá đơn thu phí dịch vụ tự in; thì gửi Thông báo phát hành hoá đơn kèm theo hoá đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, đăng ký cấu trúc tạo số hoá đơn; không phải đăng ký trước số lượng phát hành.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn
Hướng dẫn viết mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn
Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn; người lập cần chú ý những điểm sau đây:
- Khi phát hiện lỗi sai đã kê khai thuế; thì phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh.
- Nếu hóa đơn sai tên; địa chỉ mà mã số thuế đúng của người mua đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh.
- Nếu đã kê khai thuế; thì phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn mà không được hủy hóa đơn.
- Thời gian trên biên bản điều chỉnh hóa đơn phải trùng với thời gian trên hóa đơn điều chỉnh.
- Cần phải có chữ ký; ghi rõ họ tên của người đại diện 02 bên và đóng dấu doanh nghiệp.
- Nội dung trên biên bản điều chỉnh cần có: điều chỉnh hóa đơn số… ngày… tháng… năm, ký hiệu hóa đơn…, hóa đơn điều chỉnh số.
Tải xuống mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn
Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu biên bản này!
Một số mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn cụ thể
Tải xuống mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử được lập trong 02 trường hợp như sau:
- Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế
- Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Đối với mỗi trường hợp sai sót về hóa đơn điện tử sẽ có những cách thức khác nhau để xử lý.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ
Trong nội dung hóa đơn, việc sai sót là hoàn toàn có thể xảy ra; theo Thông tư 39/2014/TT-BTC thì trong trường hợp hóa đơn ghi sai địa chỉ của bên bán hoặc bên mua; thì có thể thực hiện thủ tục để điều chỉnh. Khi phát hiện lỗi sai về địa chỉ; các bên phải tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn với nội dung sửa đổi địa chỉ của bên bán hoặc bên mua và hóa đơn điều chỉnh gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai mã số thuế
Mã số thuế là mã số mà doanh nghiệp được cấp ngay khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; mã số này sẽ đi theo suốt thời gian tồn tại và hoạt động của chính doanh nghiệp đó. Trong mọi thủ tục hành chính cũng như các giấy tờ mua bán; trong phần nội dung thông tin của doanh nghiệp; thì bắt buộc phải có mã số này. Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; khi hóa đơn đã phát hành mà bị sai mã số thuế thì bên mua và bên bán sẽ tiến hành điều chỉnh lại theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn là gì?
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Các trường hợp lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
+ Trường hợp 1: Hai bên lập biên bản về hủy hóa đơn điện tử có sự đồng ý và xác nhận của cả 02 bên, xác định thời gian có hiệu lực. Sau đó bên bán sẽ lập hóa đơn điện tử mới gửi cho bên mua và phải có nội dung “hóa đơn này thay thế cho hóa đơn số, ký hiệu, ngày tháng năm)
+ Trường hợp 2: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký của hai bên và ghi rõ sai sót; tiếp đó bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Và sau khi lập hóa đơn điều chỉnh, cả 02 bên sẽ thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Sai thông tin số tiền trên hóa đơn có sửa được không?
Số tiền ghi trên hóa đơn có liên quan trực tiếp đến doanh thu của bên bán; số tiền chi của bên mua và có liên quan trực tiếp đến thuế của cả 02 bên. Chính vì thế; thông tin số tiền bán hàng hóa; cung cấp dịch vụ cần phải được ghi chú cẩn thận và chính xác. Thế nhưng; trên thực tế; việc sai sót vẫn thường xảy ra và các bên phải làm thủ tục điều chỉnh lại hóa đơn với nội dung số tiền theo quy định.
5/5 – (1 bình chọn)