Biên bản
điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?
Biên bản
điều chỉnh hóa đơn là gì?
Trong quá trình làm nghiệp vụ, kế toán có thể gặp những sai sót về ngày, số tiền hàng, địa chỉ hoặc nội dung của hóa đơn. Vì thế, biên bản điều chỉnh được lập cùng với hóa đơn nhằm mục đích giúp kế toán sửa các lỗi sai này.
Khi nào lập biên
bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
Theo quy định tại khoản 2, điều 19 của Nghị định số
123/2020/NĐ-CP, biên bản điều chỉnh hóa đơn điện được lập trong các trường hợp
sau:
Khi nào nên
lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử?
Trường hợp 1
Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
Trường
hợp 2
Hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua có sai sót nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán chưa kê khai thuế thì sẽ xử lý như sau:
- Hủy hóa đơn điện tử khi có sự đồng ý và xác nhận của 2 bên bán và mua và có hiệu lực theo đúng thời hạn 2 bên thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy nhưng vẫn lưu trữ theo thời gian quy định.
-
Bên bán lập hóa đơn điện tử mới đúng
theo quy định để gửi cho bên mua. Trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa
đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.
Trường
hợp 3
Hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng có sai sót và người bán, người mua đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau:
-
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có
chữ ký điện tử của cả 2 bên và ghi rõ sai sót. -
Bên bán phải lập hóa đơn điện tử
điều chỉnh sai sót. -
Sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh thì
cả 2 bên thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý
Thuế và hóa đơn hiện hành.
Như vậy, trường hợp 3 kể trên kế toán cần lập biên bản điều
chỉnh để ghi nhận sai sót và làm căn cứ để lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.
>>> Xem thêm: Lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng quy định
Mẫu biên bản
điều chỉnh hóa đơn điện tử theo thông tư 78 mới nhất 2022
Biên bản điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC được sử dụng khi xuất hóa đơn với thông tin bị sai lệch sẽ dẫn đến những sai sót nghiêm trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Để khắc phục, sửa đổi những thông tin trong bản hóa đơn đã xuất sai quý khách có thể tham khảo những mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn dưới đây.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử viết sai
Mẫu biên bản
điều chỉnh hóa đơn điện tử viết sai
Mẫu biên bản điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử
Mẫu biên bản
điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử
Mẫu biên bản điều chỉnh tăng hóa đơn điện tử
Mẫu biên bản
điều chỉnh tăng hóa đơn điện tử
Mẫu biên bản điều chỉnh mã số thuế
Mẫu biên bản
điều chỉnh mã số thuế
Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78
Mẫu biên bản
hủy hóa đơn theo thông tư 78
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử do ghi sai tên, địa chỉ công ty
Mẫu biên bản
điều chỉnh hóa đơn điện tử do ghi sai tên, địa chỉ công ty
Lưu ý khi
lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử
Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử, kế toán cần lưu
ý một số điều sau đây:
-
Áp dụng khi lập hóa đơn sai đã kê khai. Trong trường hợp
chưa kê khai thì lập biên bản thu hồi theo mẫu biên bản thu hồi hóa đơn theo
Thông tư 39. -
Ngày trên biên bản điều chỉnh hóa đơn và ngày trên hóa đơn
điều chỉnh phải trùng nhau. -
Nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: Điều
chỉnh hóa đơn số… ngày tháng lập, ký hiệu… xuất hóa đơn điều chỉnh số… ngày
tháng… ký hiệu … Nội dung điều chỉnh. -
Khi phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế, ngoài việc
lập biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT viết sai thì kế toán còn phải lập hóa đơn
điều chỉnh. -
Trường hợp hóa đơn đã lập sai sót về
tên, địa chỉ, người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập
biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Giới thiệu
hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
Fast e-Invoice là giải pháp hóa đơn điện tử giúp khách hàng lập, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử dễ dàng, an toàn và nhanh chóng. Fast e-Invoice đã được cập nhật tính năng phù hợp với quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Hóa đơn điện
tử Fast e-Invoice
Các phần mềm của FAST – Phần mềm kế toán Fast Accounting, Fast Accounting Online, phần mềm quản trị tài chính kế toán Fast Financial, phần mềm ERP Fast Business Online đều kết nối tự động với Fast e-Invoice. Khách hàng có thể nhập các thông tin của hóa đơn vào các phần mềm tác nghiệp nói trên, chọn các hóa đơn cần phát hành. Người mua sẽ nhận được hóa đơn điện tử qua email và có thể xem được trên trình duyệt web và Mobile App.
Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử Fast e-Invoice:
-
Tiết kiệm chi phí khởi tạo, phát hành, vận chuyển, quản lý,
lưu trữ và tìm kiếm hóa đơn. -
An toàn, bảo mật. Không xảy ra tình trạng mất, hỏng hóa đơn,
an toàn và bảo mật tuyệt đối hóa đơn của doanh nghiệp. -
Kết nối với giải pháp kế toán Fast,
dễ dàng sử dụng và đồng bộ dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý tài chính kế toán
tốt hơn.
Với những chia sẻ về khái niệm và mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử ở trên , mong rằng đây là những thông tin hữu ích dành cho những người làm kế toán. Để được tư vấn về hóa đơn điện tử Fast e-Invoice, quý khách vui lòng liên hệ qua trực tiếp qua website www.invoice.fast.com.vn hoặc Fanpage Công ty phần mềm FAST để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.