Bạn có thể trồng vào chậu treo hoặc chậu dài
a. Ưu điểm khi trồng dâu tây trong chậu
+ Quả dâu sẽ được thả xung quanh chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón.
+ Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ).
+ Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 – 5 chậu. Và có nhiều chị em trồng với mục đích trang trí ở ban công nữa.
Bạn cần lót rơm nếu trồng trực tiếp lên đất
b. Ươm hạt:
Trước khi gieo hạt bạn cần xới tơi đất, cho đất vào chậu và tưới đẫm nước. Tiếp đó là lấy hạt giống dâu tây gieo hạt dưới lớp đất mỏng . Và nếu gieo khay đựng dài hoặc ngoài vườn, trồng mỗi cây cách nhau khoảng 15cm để cây phát triển về sau. Và tưới nước 1 ngày 1 lần vào buổi tối.
2. Vị trí nên trồng dâu tây chịu nhiệt
– Bình thường dâu tây ưa ẩm và chịu hạn rất kém. Nhưng đây là giống dâu tây chịu nhiệt cực tốt nên bạn có thể trồng ở đâu thích hợp là được nhưng nhớ đừng quá 40 độ. Tốt nhất bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng bởi nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả, nhưng thời gian chiếu sáng không quá 12 giờ/ ngày. Tránh để cây nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra trái.
– Vị trí thích hợp có thể tham khảo: cửa sổ, ban công chỉ nắng vào buổi sáng hoặc chiều. Nếu trồng ngoài trời hoặc trong vườn nên trồng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có nắng ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.
Bạn có thể trồng dâu tây chịu nhiệt trên ban công để trang trí
4. Đất trồng dâu tây chịu nhiệt
– Bạn nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.
– Trước khi trồng cây có thể trộn thêm phân bón hoặc phân bón lót với số lượng ít để giúp cây có đà phát triển tốt. Có thể trộn thêm phân chuồng đã ủ hoai, xơ dừa, cho trấu cùng với đất để đất tơi xốp lâu hơn.
– Sau mỗi vụ thu hoạch quả hoặc cây đẻ nhánh nên xới đất xung quanh cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân.
– Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả vừa giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.
4. Tưới nước cho dâu tây
– Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.
5. Chăm sóc sau trồng dâu tây với cách đơn giản
– Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.
– Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả hoặc ra nhánh:
+ Ra hoa, quả: Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.
Chỉ cần vài 3 tháng là dâu tây chịu nhiệt sẽ ra hoa