Thông thường, tính toán diện tích mét vuông có thể giúp bạn thực hiện nhanh chóng rất nhiều công việc, chẳng hạn như sửa chữa nhà, đo đạc nhà đất, tính mái ngói, mái tôn, gỗ, sắt, cửa kính, lan can, cầu thang…. Vậy cách tính m2 (mét vuông) chuẩn xác như thế nào? Cùng Phú Gia Thịnh theo dõi bài viết chi tiết sau nhé!
Mét vuông (m2) là gì?
Mét vuông (thường được viết tắt ký hiệu là m2), thực tế nó là đại lượng dùng để tính toán, đo đạc diện tích các khối hình bất kỳ. Có thể nói, m2 từ lâu đã trở thành đơn vị đo phổ biến và không thể thiếu ở quá trình xây dựng mọi công trình dân dụng, để giúp con người liên hệ tính toán chính xác diện tích nhà cửa, đất đai,…
Bên cạnh đó, dựa vào m2, bạn cũng có thể chuyển đổi số liệu về Centimet vuông (cm²), Héc tô mét vuông (hm²), Decimet vuông (dm²), Đề ca mét vuông (dam²) hoặc Kilomet vuông (km²) một cách dễ dàng.
Lưu ý, để quy đổi các đơn vị diện tích, bạn cần nhớ rằng mỗi đơn vị liền sau sẽ bằng 100 lần đơn vị đứng trước nó.
Ví dụ: 3.000.000 mm² = 30.000 cm² = 300 dm² = 3 m² = 0,03 dam² = 0,0003 hm² = 0,000 003 km².
Cách tính m2 xây dựng cơ bản
Bước 1: Chọn thước đơn vị mét
Trước khi đo đạc diện tích đất, một thước đo có chia mét hoặc xăng-ti-mét là dụng cụ cần thiết phải có. Tốt hơn cả là tìm một thước đó có cùng đơn vị tính toán là m2 để phục vụ công việc diễn ra suôn sẻ, tránh làm mất công sức và hao tốn nguyên vật liệu, nhân công.
Bước 2: Đo chiều dài
Cách đo mét vuông khi đã có thước đo đầy đủ, bạn tiến hành đo chiều dài và chiều rộng đất ở theo đơn vị mét. Công thức tính m2 đất như sau: Hãy đặt thước ở một góc và kéo dài đến góc còn lại. Trường hợp thiếu thước đo không phải là vấn đề, bạn có thể đo từng lần rồi cộng lại sau. Ghi lại kết quả để ra chiều dài chuẩn xác.
Bước 3: Đo chiều rộng
Tương tự, tiếp tục sử dụng thước đo để đo chiều rộng. Bạn nên ghi nhớ rằng, chiều rộng và chiều dài cần tạo thành một góc 90 độ, do đó nếu đã xác định được chiều dài, bạn sẽ định hình được chiều rộng nhanh chóng. Sau khi đo, hãy viết kết quả lại.
Tuy nhiên cách tính trên chỉ áp dụng được khi mảnh đất hoặc nhà ở của bạn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Nếu nó là hình khác, cần cắt nhỏ sang thành các hình chữ nhật, hình vuông, hoặc tam giác. Sau đó cộng chúng lại để ra kết quả cần có. Với cách này, bạn nên vẽ hình dạng đất trên giấy để dễ phân chia và đo đạc.
Bước 4: Nhân chiều dài với chiều rộng
Khi đã có đủ chiều dài và chiều rộng, bạn hãy kiểm tra lại xem đơn vị tính có phải là mét không. Nếu đúng, thì lấy chiều dài nhân chiều rộng, ta sẽ thu được kết quả là một số thập phân dài. Nên tối ưu làm tròn đến 2-3 chữ số sau dấu phẩy. Giả sử như 2,574337 m2 ≈ 2,57 m2
Cách tính mét vuông diện tích đất khác
Đây là các cách tính mét vuông nhà ở đối với hình dạng mảnh đất không phải hình vuông và hình chữ nhật:
-
Đối với đất hình tam giác: Diện tích đất = 1/2(Chiều dài x Chiều cao)
-
Đối với đất hình tam giác vuông: Diện tích đất = (Cạnh góc vuông 1 x Cạnh góc vuông 2) : 2.
-
Đối với đất hình tròn: Diện tích đất = bán kính hình tròn x 3.14.
Các ứng dụng cách tính diện tích m2 nhà khác
Không chỉ có cách tính mét vuông đất mới mà nó còn được ứng dụng trong các công trình khác như: các loại cửa, tường sơn, mái nhà, hầm, phòng ngủ, thiết kế nội thất,… Sau đây là các công thức tính đơn vị mét vuông bạn nên biết dưới đây:
Cách tính mét vuông cửa
Thông thường các loại cửa đều là hình chữ nhật vuông vắn, do đó cách tính nó khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy Chiều dài (m) x Chiều rộng (m) như tính chu vi hình vuông.
Tuy nhiên, với trường hợp thiết kế số lượng mẫu cửa hình vòm – một kiểu dáng đang được nhiều nhiều chủ đầu tư, gia chủ ưa chuộng vì sở hữu nét đẹp uyển chuyển cũng như mềm mại, đem lại điểm nhấn thú vị cho không gian. Ta sẽ có cách tính m2 phòng phức tạp như sau:
Diện tích mái vòm = B (độ dài của mái) x L (chiều dài vòng cung của mái)
Trong đó:
Chiều dài vòng cung của mái: B = (3,14 x R x n)/ 180
-
R: bán kính đường tròn của mái.
-
n: góc được tạo ra từ hai đầu vòng cung của mái.
Cách tính m2 tường nhà
Đây cũng là cách tính m2 nhiều người thắc mắc. Công thức này có thể ứng dụng khi xây sửa nhà cửa, sơn tường hoặc ốp tường. Cách tính mét vuông tường như sau:
Diện tích tường (m2) = Diện tích mặt sàn (m2) x Hệ số 3.0
Ví dụ: Nếu diện tích mặt sàn là 45m2 thì diện tích m2 tường sẽ = 45 x 3.0 = 135 m2.
Lưu ý, hệ số 3.0 này là số mặt tường cần sơn. Giả sử, nhà có 3 mặt giáp ranh, thì sử dụng công thức như trên. Còn đối với nhà dạng biệt thự có 6 mặt, chúng ta sẽ nhân với hệ số là 6.
Cách tính m2 lát đá cầu thang
Thường thì cũng có gia chủ tự tính diện tích mét vuông đá lát cầu thang để tiết kiệm dự trù chi phí xây nhà trước khi tiến hành. Cách tính m2 cầu thang như sau: Bạn hãy chia nhỏ từng phần của cầu thang, sau đó cộng lại các diện tích là được. Tất cả đơn vị đo phải quy về mét (m) và đơn vị tính mét vuông (m2).
- Diện tích mặt bậc = Chiều dài x Chiều rộng x Số bậc (không tính chiếu nghỉ)
- Diện tích cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc (Tính cả chiếu nghỉ)
- Chiếu nghỉ = Chiều rộng x Chiều dài x Số chiếu nghỉ
Như vậy, chúng ta sẽ có:
Tổng diện tích cầu thang = Mặt bậc + Cổ Bậc + Chiếu nghỉ
Cách tính m2 lát đá cầu thang tương đối phức tạp vì trải qua nhiều bước
Cách tính m2 diện tích mái tôn
Trường hợp bạn muốn lắp mái tôn mà chưa biết con số chính xác để mua vật liệu, hãy tham khảo công thức tính sau:
Tính diện tích mái tôn theo mét vuông = (chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn.
Ví dụ: Diện tích mặt sàn hình chữ nhật của một ngôi nhà là 85 m2. Chiều dài của ngôi nhà là 12.7m, chiều cao là 2m. Như vậy để tính toán diện tích phần mái lợp tôn chính xác, bạn cần thực hiện:
Chiều rộng ngôi nhà: R = S/L = 82/11.7 = 7 m.
Theo công thức toán học, ta có chiều dốc mái tôn bằng trung điểm của chiều rộng. Từ đó ta có độ gốc bằng 3.5m. Áp vào công thức sẽ có diện tích mái tôn theo mét vuông = 3.5m x 12.7m = 44,45 m2.
Cách tính m2 cho phần móng nhà
Móng nhà được xem là một trong những hạng mục cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ công trình nào. Móng nhà có khá nhiều loại, mỗi loại tương ứng với cách tính m2 khác nhau. Cụ thể là:
-
Móng băng: Móng băng thuộc loại móng thông dụng, sử dụng phổ biến ở nhiều công trình nhà ở. Cách tính m2 của móng băng bằng 50% diện tích của tầng trệt.
-
Móng cọc: Cách tính m2 của móng cọc bằng 20-40% diện tích tầng trệt. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào diện tích đài móng. Tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu và đối chiếu với cách tính của đơn vị thầu để có kết quả chính xác hơn.
-
Móng bè: Do móng bè thường được dàn đều trên mặt bằng nền, nên cách tính m2 của móng bè bằng 80% diện tích tầng trệt.
-
Ngoài ra cũng có móng đơn, đây là loại móng thường dùng cho kiểu nhà cấp 4 nhỏ có mái tôn.
Cách tính m2 cho phần hầm
Đặc điểm của tầng hầm là thiết kế sẽ nằm sâu xuống dưới đất, nó thường được tận dụng làm gara xe hoặc kho chứa đồ. Mặc dù tầng hầm có thể có hoặc không, song bạn cũng nên biết cách tính m2 diện tích của nó.
Lưu ý rằng, khi tính tầng hầm, sẽ dựa vào độ sâu tính từ vỉa hè. Hơn nữa vì tầng hầm sẽ chịu một lực rất lớn do đào sâu dưới đất nên giá thành thi công sẽ khá cao. Cụ thể cách tính m2 tầng hầm như sau:
-
Trường hợp độ cao tầng hầm dưới 1,3m: Diện tích tầng hầm = 150% diện tích tầng trệt.
-
Trường hợp độ cao tầng hầm từ 1,3 – 1,7m: Diện tích tầng hầm = 170% diện tích tầng trệt.
-
Trường hợp độ cao tầng hầm từ 1,7 – 2m: Diện tích tầng hầm = 200% diện tích tầng trệt.
-
Trường hợp độ cao tầng hầm trên 2m: Diện tích tầng hầm = 250% diện tích tầng trệt.
Bài viết trên đây là tổng hợp các cách tính m2 từ thông dụng đến phức tạp, từ đất đai nhà ở đến thi công cửa, cầu thang, mái nhà, tầng hầm… Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn sẽ áp dụng thành công hướng dẫn cách tính m2!
Xem thêm:
5/5 – (6 bình chọn)
Tôi là Đinh Quang Vĩnh, hiện là Co-Founder và là Marketing Manager tại Phú Gia Thịnh Corp, chịu trách nhiệm cho việc lên chiến lược thúc đẩy doanh số 2 mảng Vận hành và Marketing SEO tại PGTCorp. Với kiến thức và kinh nghiệm, tôi hy vọng sẽ mang lại giá trị hữu ích từ thông tin thị trường đến sản phẩm và giúp khách hàng lựa chọn được giá trị BĐS tốt nhất.