Lý thuyết hình tròn. đường tròn. chu vi hình tròn toán 5

1. Hình tròn. Đường tròn

2. Chu vi hình tròn

Quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số \(3,14\).

                                 \(C = d \times 3,14\)

(\(C\) là chu vi hình tròn, \(d\) là đường kính hình tròn).

Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy \(2\) lần bán kính nhân với số \(3,14\).

                                 \(C = r \times 2 \times 3,14\)

(\(C\) là chu vi hình tròn, \(r\) là bán kính hình tròn).

Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính là \(8cm\).

Giải:

Chu vi hình tròn là:

            \(8 \times 3,14 = 25,12\left( {c{m^2}} \right)\)

Ví dụ 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính là \(3cm\).

Giải:

Chu vi hình tròn là:

            \(3 \times 2 \times 3,14 = 18,84\left( {c{m^2}} \right)\)

3) Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính chu vi khi biết đường kính

Phương pháp: Áp dụng công thức: \(C = d \times 3,14\)

(\(C\) là chu vi hình tròn, \(d\) là đường kính hình tròn).

Dạng 2: Tính chu vi khi biết bán kính

Phương pháp: Áp dụng công thức: \(C = r \times 2 \times 3,14\)

(\(C\) là chu vi hình tròn, \(r\) là bán kính hình tròn).

Dạng 3: Tính đường kính khi biết chu vi

Phương pháp: Từ công thức tính chu vi \(C = d \times 3,14\), ta có thể tính đường kính theo công thức:

\(d = C:3,14\)

Dạng 4: Tính bán kính khi biết chu vi

Phương pháp: Từ công thức tính chu vi \(C = r \times 2 \times 3,14\), ta có thể tính bán kính theo công thức:

\(r = C:3,14:2\) hoặc \(r = C:2:3,14\).

Dạng 5: Toán có lời văn

Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *