Tình trạng mất gốc Tiếng Anh là tình hình chung của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Với chương trình học phổ thông gồm 7 năm học Tiếng Anh. Sau đó là chặng đường 4 năm Đại học tiếp theo. Nhưng hầu hết trình độ của học sinh, sinh viên Việt Nam đều dừng ở cấp độ cơ bản đầu tiên, có nghĩa là chỉ có thể nói và hiểu Tiếng Anh một cách rất giới hạn. Gần như là không thể giao tiếp Tiếng Anh ngoài một số tình huống giao tiếp cơ bản.
Chính vì vậy, Pasal đã biên soạn LỘ TRÌNH TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU giúp tất cả các bạn đang bị mất gốc tiếng Anh và hoang mang không biết bắt đầu từ đâu cải thiện kĩ năng nhanh chóng chỉ từ 3 – 6 tháng.
I. NGUYÊN NHÂN MẤT GỐC TIẾNG ANH
Tại sao bạn mất gốc tiếng Anh?
1. KHÔNG THỂ VƯỢT QUA RÀO CẢN
Nguyên nhân gần như hàng đầu của mọi học sinh, sinh viên chính là không vượt qua được rào cản mất gốc tiếng Anh. Rào cản tác động trực tiếp tới tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới động lực học. Và kết quả là mỗi khi nhìn thấy tiếng Anh, họ không dám đối diện mà sẽ từ bỏ.
2. THIẾU ĐỊNH HƯỚNG
Nếu rào cản là nguyên nhân hàng đầu khiến hầu hết học sinh, sinh viên sợ hãi, thì định hướng lại là tấm bản đồ quyết định họ có thành công để tiến tới ước mơ bằng con đường mình vạch sẵn hay không.
3. THIẾU PHƯƠNG PHÁP
Việc tạo ra một con đường cho mình thì không có nghĩa là con đường đó dễ dàng tiến bước. Mà rào cản, trông gai trên con đường đó lại vô cùng lớn, vậy nên một phương pháp cụ thể có thể giúp bạn vượt qua mọi trông gai đó là điều mà nhiều sinh viên vẫn đang vướng phải.
4. THIẾU KIÊN NHẪN
Xu thế sống vội, sống nhanh của giới trẻ không còn lạ lẫm, nhưng đối với việc học hành nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai.
Xem thêm: Tại sao người Việt nói tiếng anh kém như vậy?
II. GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT CHO NGƯỜI MẤT GỐC TIẾNG ANH
Làm thế nào để người mất gốc giỏi tiếng Anh trong thời gian ngắn?
1. CHUẨN BỊ TÂM LÝ
Nếu bạn không nói giỏi tiếng Anh, thì là do chính bạn không bao giờ cố gắng luyện tập sự tự tin bên trong bạn. Động lực của bạn yếu? Năng lượng thấp, lúc nào cũng uể oải? Hãy ghi nhớ 4 yếu tố sau:
– Energy (Năng lượng cơ thể): Khi học tiếng Anh, hãy luôn sử dụng cơ thể của mình, luôn di chuyển cơ thể, đi lại hoặc dùng cử chỉ tay để bắt chước theo nhân vật mà mình đang nghe và tập theo.
– Emotion (Cảm xúc tích cực): Dành ra 5 phút để nghe và nhảy nhót theo một bài hát, một bản nhạc sôi động mà bạn thích. Làm cho cơ thể và cảm xúc của bạn thực sự tích cực trước khi bắt đầu vào bài học tiếng Anh.
– Motivation (Động lực mạnh mẽ): Khi bạn quyết định học tiếng Anh, hãy tìm cho mình thật nhiều lý do đủ lớn để thấy mình có nhiều động lực hơn, để mỗi ngày chăm chỉ học tiếng Anh hơn.
– Belief (Niềm tin tích cực): Hãy tin rằng mình có thể học được tiếng Anh thật dễ dàng, mình hoàn toàn có thể thành công như bao người khác.
2. HỌC PHÁT ÂM VỚI IPA
IPA là bảng ký tự, giúp bạn tra từ điển Anh-Anh và đọc các từ tiếng Anh thông qua phiên âm quốc tế. Bạn nên học IPA để phát âm tương đối chính xác các nguyên âm, phụ âm, nguyên âm đôi.
Bộ video phát âm Pronunciation Workshop của tác giả Paul Gruber là nguồn học IPA khá hữu ích.
3. CHUẨN HÓA NGỮ ÂM
Nền tảng của tiếng Anh dành cho người mất gốc chính là việc học ngữ âm.
Hãy cùng làm quen với kỹ thuật Shadowing. Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả trong việc cải thiện ngữ âm, ngữ điệu, giúp bạn có khả năng nói tự nhiên và giống với người bản ngữ nhất.
Shadowing gồm 6 bước:
Bước 1: Chọn một tài liệu video ngắn, đơn giản, thú vị, càng nhiều cảm xúc càng tốt trên mạng online (tốt nhất là Movie).
Bước 2: Tìm cách để hiểu toàn bộ nội dung của tài liệu đó.
Bước 3: Xem đi xem lại, nghe đi nghe lại tài liệu đó thật nhiều lần, để ý từng phần âm đuôi, nối âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu của từng câu, để ý cả cảm xúc của nhân vật đang nói.
Bước 4: Xem đi xem lại, dừng và bắt chước theo từng câu, thậm chí từng cụm từ. Chỗ nào khó thì tra lại từ điển, tập nối âm theo, bắt chước theo, làm đi làm lại đến khi được thì thôi.
Bước 5: Tập nói theo cả Video tài liệu đó, nói ngay lập tức theo người bản ngữ, (không nhấn nút dừng), tập đi tập lại thật nhiều cho đến khi thành thục.
Bước 6: Tự quay video lại phần nói của mình, rồi so sánh với tài liệu gốc của người bản ngữ. Tiếp tục Shadowing đến khi hài lòng thì thôi.
Lưu ý:
Tài liệu bạn chọn để bắt đầu shadowing cần thỏa mãn 2 điều kiện:
– Understandable (Tài liệu vừa sức): Cần chọn tài liệu dễ hiểu để nghe, tốc độ nói phù hợp với khả năng nghe của bạn.
– Interesting (Tài liệu thú vị): Hãy chọn phim Sitcom, Funny Stories, hay những câu chuyện dành cho trẻ em… để việc học trở nên thú vị hơn.
Pasal khuyến khích bạn sử dụng bộ tài liệu Effortless English do tiến sĩ AJ Hoge sáng tạo, vì bộ tài liệu này đã đảm bảo cả 2 nguyên tắc trên cho việc nghe của bạn rồi. Hãy trải nghiệm và thấy sự khác biệt nhé!
4. CẢI THIỆN KHẢ NĂNG NGHE
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì nghe mỗi ngày, mất tập trung khi nghe, nghe được vài phút thì rơi vào tình trạng buồn ngủ… thì có nghĩa là cách bạn luyện nghe mỗi ngày không mang lại hiệu quả cho bạn. Hãy học theo 3 bước sau:
Phương pháp luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Bước 1: Nghe – Nắm bắt nội dung chính:
– Nghe lần 1: Nghe câu chuyện và cảm nhận câu chuyện mà chưa cần cố gắng hiểu 100%.
– Nghe lần 2-3: Nghe hiểu câu chuyện, ghi chú lại những từ khóa mà các bạn nghe được (Nghe thêm để nghe được 80-90% từ trong bài).
Bước 2: Nghe cùng với Script
– Vừa nghe vừa nhìn script, lưu ý dùng bút ghi chú lại các từ khó trong khi nghe, các phần âm đuôi, các phần nối âm mà bạn nhận ra được hoặc thậm chí ngữ điệu trong câu.
– Sử dụng từ điển, hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ để tìm hiểu thêm về các vấn đề mình vừa ghi chú được trong câu chuyện.
Bước 3: Nghe – Chỉnh ngữ âm
– Nghe sau đó bắt chước lại cách phát âm và ngữ điệu của giọng người bản địa trong audio.
– Nghe đi nghe lại cho tới khi bạn cảm thấy hài lòng với ngữ âm của mình.
Lưu ý:
3 nguyên tắc vàng để giúp bạn luyện nghe hiệu quả
– Deep Listening: Nghe thật sâu.
– Every day, Every time, Every where: Nghe mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi.
– 30 minutes Maximum: Tối đa 30 phút mỗi lần nghe.
Dựa theo nghiên cứu, khi bộ não của bạn hoạt động quá 30 phút, khả năng tập trung sẽ suy giảm. Hãy cố gắng tập trung nghe sâu trong vòng 30 phút đó.
5. LÀM CHỦ TỪ VỰNG
Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
Tuy học nhiều năm là thế nhưng vốn từ vựng của bạn vẫn không quá khả quan, học trước quên sau? Phương pháp làm chủ từ vựng sau đây của Pasal chính là dành cho bạn:
Bước 1: Warm-up
– Nghe 1 bài nhạc vui vẻ, sôi động, nhún nhảy/ đung đưa theo lời bài hát
– Vươn vai, tập 1 vài động tác thể dụng để cơ thể được thoải mái
– Uống nước (Sau mỗi 15-20 phút, các bạn nên uống 1-2 ngụm nước nhỏ để luôn tỉnh táo)
Bước 2: Đọc tài liệu
– Hãy chọn một mẩu chuyện hay bài viết về chủ đề bạn cảm thấy hứng thú.
– Đọc lần 1: Cố gắng hiểu nội dung chính của câu chuyện, không tập trung vào từ vựng mới trong câu chuyện.
– Đọc lần 2: Gạch chân những từ vựng mới, tập đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh của câu chuyện và những từ xung quanh từ vựng đó.
Bước 3: Hiểu và ghi nhớ từ mới
– Khắc sâu nghĩa của từ vào trí nhớ bằng hình ảnh: Bạn sẽ dễ nhớ và nhớ lâu hơn rất nhiều khi gắn từ với hình ảnh biểu trưng ý nghĩa tương ứng.
– Bạn có thể sử dụng Google hình ảnh hoặc từ điển để hiểu chính xác nghĩa các từ mới.
Bước 4: Nghe Vocabulary Audio
– Nghe Vocabulary Audio mỗi ngày để tăng vốn từ vựng và ghi nhớ lâu hơn.
– Viết lại từ vựng mới, cách giải thích nghĩa bằng tiếng Anh ra giấy hoặc flashcard, để có thể xem lại bất cứ lúc nào.
Lưu ý: Bạn có thể tham khảo những sai lầm phổ biến khi học từ vựng tiếng Anh để tránh mắc phải trong quá trình tự học.
Hy vọng lộ trình này sẽ giúp được nhiều bạn mất gốc tiếng Anh có thể bứt phá khả năng giao tiếp của mình chỉ trong thời gian ngắn. Good luck!
Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!!