Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng ra hoa quanh năm | Kỹ thuật nuôi trồng

Cách chăm sóc hoa hồng

Đầu tiên khi bạn quan sát bất cứ cây hoa hồng nào thì bạn sẽ thấy bộ lá của cây khá là xanh, chứng tỏ rằng cây hoa hồng đó phát triển khá tốt và hoàn toàn không bị sâu bệnh hại gây phá và nếu như có bị sâu bệnh hại thì bạn sẽ dùng thuốc để phun cho cây để giúp cây phát triển hơn nữa.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa hồng ri khoe sắc vườn nhà

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng ra hoa quanh năm

Và một điều quan trọng nhất để chăm sóc hoa hồng cho cây liên tục phát triển đó là khi cần chuẩn bị đất tốt trước khi trồng, và sau khi trồng một thời gian bạn nên thường xuyên tỉa bớt lá trên cây và cắt bỏ những cành già đi và bạn nên cắt theo mùa để giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh

Sau khi bạn trồng cây hoa hồng xong thì bạn dùng ngón tay và cả bàn tay để nhấn chặt  đất xung quanh gốc để cho cây không bị lung lay dễ và bạn nên pha một ít thuốc atonik và vicarben (1ml/1 lít nước) xịt đều cành, lá và gốc. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới rất ít, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới. 

Cây nảy mầm( mọc chồi mới ) (4-10 ngày), rắc kích rễ N3M ½ muỗng café xa gốc rồi tưới đẫm atonik (1ml/1 lít nước. Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan (Dynamic lifter, Rapid raiser, Back bounce)- 15-30gr/ chậu. Hàng tháng bón NPK 1 muỗng café- rắc xa gốc. Dùng NPK 30-10-10 cho giai đoạn nảy mầm, NPK 15-15-15, NPK 12-12-18 cho giai đoạn ra nụ. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.

Sau khi trồng bạn nên bón thuốc kích thích ra dể và khi bạn bón thuốc kích thích ra dể thì bạn nên đọc lại tất cả các hướng dẩn có ghi trên bìa ngoài của thuốc để tránh làm bộ rể của cây bị tổn thương do bạn dùng quá liều quy định.

– Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, cho khi thấy đất thật khô mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.

Sau khi bạn trồng cây hoa hồng được khoảng 2 tháng bạn nên làm theo các bước như sau:

Bước 1: tỉa cành lá, tỉa bớt nụ.

Khi bạn thấy cành và lá của cây quá nhiều thì bạn nên tỉa bớt đi để tránh cho cây bị bệnh và thường xuyên cắt bỏ những lá hoa bị hư. Đối với những bông hoa thì bạn nên cắt bỏ những bông đã tàn rồi và cần bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hồng có thêm sức đâm nhánh mới. Và từ đó sẽ nhanh cho ra hoa mới hơn.

Chú ý: Ta Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Bước 2: Sau khi mầm chính lên cao khoảng 20 – 25cm:

Bạn nên tiến hành bấm ngọn và chỉ để tầm khoảng từ 4-5 cành cấp 1 để cây có thể tạo tán rộng xung quanh và tạo thành bộ khung chính của cây. Bạn cũng nên thường xuyên tỉa bỏ những cành tăm, cành bị thương để giúp cho cây có độ thông thoáng tốt nhất, ngoài ra khi trong quá trình tỉa bớt nụ để số nụ trên cây sẽ giúp cho bông to, đủ chất dinh dưỡng và không bị sâu bệnh hại tấn công.

Phương pháp tỉa cành,ngắt ngọn,ngắt nụ,tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Bước 3: lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành)

Lúc bạn cắt tỉa thì bạn cần phải chừa ra 3 lá và những nhánh hồng còn lại sẽ cho ra những chồi mới khá là nhanh và trong quá trình chăm sóc bạn nên chú ý là phải tỉa bớt những nhánh xấu đi và nhánh già không phát triển được để cho cây tập trung dinh dưỡng vào những chồi mới hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *