Câu hỏi
Kinh thánh nói gì về việc khiêu vũ? Cơ Đốc nhân có nên khiêu vũ không?
Trả lời
Kinh Thánh không đưa ra chỉ dẫn cụ thể về khiêu vũ. Nó có thể giúp đỡ để chỉ ra một số ví dụ về khiêu vũ tốt và xấu, và sau đó đề cập đến một số nguyên tắc Kinh thánh để lập nên các tiêu chuẩn về khiêu vũ. Xuất Ê-díp-tô ký 32:6, 19-25 — đây là một phần đáng thất vọng trong lịch sử Y-sơ-ra-ên. Trong khi Môi-se lên núi nói chuyện với Chúa, thì dân Y-sơ-ra-ên đã xây dựng một tượng thần. Trong quá trình thờ phượng thần tượng, họ bắt đầu nhảy múa. Điều này đã kết thúc trong “vui chơi” (câu 6) và “ngoài tầm kiểm soát” (câu 25 trong một số bản dịch khác thì dịch là “trần truồng”). Trong trường hợp này, khiêu vũ dẫn đến hoạt động rất tội lỗi. Trong Xuất Ê-díp-tô ký 15:20, Mi-ri-am đang nhảy múa để kỷ niệm sự chiến thắng bằng sức mạnh của Đức Chúa Trời đã làm tại Biển Đỏ. II Sa-mu-ên 6:12-16 — Đa-vít “đã nhảy trước mặt Chúa” để kỷ niệm Hòm Giao Ước được mang trở về Giê-ru-sa-lem.
Mọi trường hợp nhảy múa mà không được xem là tội lỗi đều được thực hiện trong sự thờ phượng hay ngợi khen Chúa. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý khi khiêu vũ: Truyền đạo 3:4 — Có thời gian thích hợp để khiêu vũ (và bằng cách ám chỉ thời gian không thích hợp để khiêu vũ). Thi thiên 149:3; 150:4 — cả hai câu Kinh thánh này đều đề cập rằng chúng ta có thể ca ngợi hoặc thờ phượng Chúa qua nhảy múa. I Cô-rinh-tô 6:19-20 — thân thể chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời và là đền thờ của Đức Thánh Linh. Cho nên mọi điều chúng ta làm đều phải tôn trọng Ngài (Cô-lô-se 3:17).
Nhảy múa để thu hút sự chú ý cho bản thân hoặc cơ thể bạn thì đó sẽ là tội lỗi. Trong I Cô-rinh-tô 7:1-3, tác giả nói, “Thật tốt cho một người đàn ông không chạm vào một người phụ nữ” (NASB, KJV). Phao-lô đã thừa nhận rằng đàn ông có ham muốn tình dục rất mạnh mẽ nên dễ dàng sa ngã. Bởi vì điều này, nên nhiều cách khiêu vũ cặp đôi bên ngoài hôn nhân có thể rất cám dỗ, đặc biệt là với người đàn ông. “Tránh xa [hay “chạy trốn khỏi” ] những dục vọng của tuổi trẻ” (II Ti-mô-thê 2:22). Bất kỳ điệu nhảy nào khuấy động ham muốn tội lỗi trong chính chúng ta hay trong người khác đều là tội lỗi. Ma-thi-ơ 18:6 — làm điều gì đó có thể khiến người khác vấp ngã vào tội lỗi là hoàn toàn không thể tha thứ được. Khiêu vũ theo cách có thể khiến người khác ham muốn thì cũng không thể bào chữa được. I Tê-sa-lô-ni-ca 5:22 — đây là một nguyên tắc hữu ích nếu chúng ta không chắc rằng một tình huống khiêu vũ có được chấp nhận hay không: “Hãy tránh mọi điều ác”. Thậm chí nếu nó có vẻ như là tội lỗi thì cũng đừng làm điều đó.
Cuối cùng, có rất nhiều điệu nhảy không phù hợp với người tin Chúa, là những người nên tìm cách tôn vinh Đức Chúa Trời bằng cuộc sống và thân thể của họ (1 Cô-rinh-tô 10:31; Cô-lô-se 3:17; 1 Phi-ê-ro 4:11). Tuy nhiên, Kinh Thánh thừa nhận rằng chúng ta có thể nhảy múa theo cách không cám dỗ người khác, không cám dỗ chính mình, và mang vinh hiển đến cho Đức Chúa Trời.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Kinh thánh nói gì về việc khiêu vũ? Cơ Đốc nhân có nên khiêu vũ không?
Kinh Thánh không đưa ra chỉ dẫn cụ thể về khiêu vũ. Nó có thể giúp đỡ để chỉ ra một số ví dụ về khiêu vũ tốt và xấu, và sau đó đề cập đến một số nguyên tắc Kinh thánh để lập nên các tiêu chuẩn về khiêu vũ. Xuất Ê-díp-tô ký 32:6, 19-25 — đây là một phần đáng thất vọng trong lịch sử Y-sơ-ra-ên. Trong khi Môi-se lên núi nói chuyện với Chúa, thì dân Y-sơ-ra-ên đã xây dựng một tượng thần. Trong quá trình thờ phượng thần tượng, họ bắt đầu nhảy múa. Điều này đã kết thúc trong “vui chơi” (câu 6) và “ngoài tầm kiểm soát” (câu 25 trong một số bản dịch khác thì dịch là “trần truồng”). Trong trường hợp này, khiêu vũ dẫn đến hoạt động rất tội lỗi. Trong Xuất Ê-díp-tô ký 15:20, Mi-ri-am đang nhảy múa để kỷ niệm sự chiến thắng bằng sức mạnh của Đức Chúa Trời đã làm tại Biển Đỏ. II Sa-mu-ên 6:12-16 — Đa-vít “đã nhảy trước mặt Chúa” để kỷ niệm Hòm Giao Ước được mang trở về Giê-ru-sa-lem.Mọi trường hợp nhảy múa mà không được xem là tội lỗi đều được thực hiện trong sự thờ phượng hay ngợi khen Chúa. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý khi khiêu vũ: Truyền đạo 3:4 — Có thời gian thích hợp để khiêu vũ (và bằng cách ám chỉ thời gian không thích hợp để khiêu vũ). Thi thiên 149:3; 150:4 — cả hai câu Kinh thánh này đều đề cập rằng chúng ta có thể ca ngợi hoặc thờ phượng Chúa qua nhảy múa. I Cô-rinh-tô 6:19-20 — thân thể chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời và là đền thờ của Đức Thánh Linh. Cho nên mọi điều chúng ta làm đều phải tôn trọng Ngài (Cô-lô-se 3:17).Nhảy múa để thu hút sự chú ý cho bản thân hoặc cơ thể bạn thì đó sẽ là tội lỗi. Trong I Cô-rinh-tô 7:1-3, tác giả nói, “Thật tốt cho một người đàn ông không chạm vào một người phụ nữ” (NASB, KJV). Phao-lô đã thừa nhận rằng đàn ông có ham muốn tình dục rất mạnh mẽ nên dễ dàng sa ngã. Bởi vì điều này, nên nhiều cách khiêu vũ cặp đôi bên ngoài hôn nhân có thể rất cám dỗ, đặc biệt là với người đàn ông. “Tránh xa [hay “chạy trốn khỏi” ] những dục vọng của tuổi trẻ” (II Ti-mô-thê 2:22). Bất kỳ điệu nhảy nào khuấy động ham muốn tội lỗi trong chính chúng ta hay trong người khác đều là tội lỗi. Ma-thi-ơ 18:6 — làm điều gì đó có thể khiến người khác vấp ngã vào tội lỗi là hoàn toàn không thể tha thứ được. Khiêu vũ theo cách có thể khiến người khác ham muốn thì cũng không thể bào chữa được. I Tê-sa-lô-ni-ca 5:22 — đây là một nguyên tắc hữu ích nếu chúng ta không chắc rằng một tình huống khiêu vũ có được chấp nhận hay không: “Hãy tránh mọi điều ác”. Thậm chí nếu nó có vẻ như là tội lỗi thì cũng đừng làm điều đó.Cuối cùng, có rất nhiều điệu nhảy không phù hợp với người tin Chúa, là những người nên tìm cách tôn vinh Đức Chúa Trời bằng cuộc sống và thân thể của họ (1 Cô-rinh-tô 10:31; Cô-lô-se 3:17; 1 Phi-ê-ro 4:11). Tuy nhiên, Kinh Thánh thừa nhận rằng chúng ta có thể nhảy múa theo cách không cám dỗ người khác, không cám dỗ chính mình, và mang vinh hiển đến cho Đức Chúa Trời.