Kinh Thánh nói gì về một Cơ Đốc Nhân mắc nợ?

Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về một Cơ Đốc Nhân mắc nợ?

Trả lời

Lời chỉ dạy của Phao-lô dànhi chúng ta trong Rô-ma 13:8 là đừng mắc nợ ai chi hết ngoài tình yêu thương mà thôi, đây là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời không ưa thích khi một khoản nợ nào đó không được hoàn trả đúng hạn (xin cũng xem Thi Thiên 37:21). Tuy vậy, Kinh Thánh không có mạng lịnh nào lên án các hình thức nợ nần. Kinh Thánh cảnh báo về nợ nần, và ủng hộ việc không mắc nợ, nhưng Kinh Thánh không cấm việc vay mượn. Kinh Thánh có lên án gay gắt việc những người cho vay lạm dụng những người bị ràng buộc với họ trong nợ nần, nhưng không lên án người mắc nợ.

Một số người thắc mắc về việc tính thêm tiền lãi vào các khoản nợ, nhưng đôi chỗ trong Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng việc tính tỷ lệ lãi suất hợp lý trên khoản tiền cho mượn là có thể chấp nhận (Châm Ngôn 28:8; Ma-thi-ơ 25:27). Trong nước Do Thái thời xưa, Luật Pháp quả thật cấm việc tính thêm tiền lãi vào một loại tiền nợ— đó là những khoản nợ cho người nghèo (Lê-vi-ký 25:35-38). Luật này có nhiều ý nghĩa về mặt xã hội, tài chính, và thuộc linh, nhưng hai điều đặc biệt đáng được đề cập. Thứ nhất, luật này giúp người nghèo ở chỗ là không khiến cho hoàn cảnh của họ tồi tệ hơn, rơi vào cảnh túng quẫn đã đủ tệ, việc thỉnh cầu giúp đỡ đã là khó khăn. Nhưng nếu, ngoài việc trả lại khoản nợ, người nghèo còn phải trả những khoản vay cắt cổ, thì trách nhiệm đó không những không giúp mà còn gây thêm tổn thương.

Thứ hai, luật này dạy dỗ một bài học thuộc linh quan trọng. Đối với một người cho vay, việc không tính lãi suất trên một khoản vay đối với một người nghèo sẽ là một hành động gia ơn. Người cho vay mất cơ hội sử dụng số tiền đó trong khi nó được đem cho mượn. Nhưng đó là một cách hữu hình để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời về lòng thương xót của Ngài không tính “lãi suất” với dân sự của Ngài về ân điển mà Ngài đã và đang ban cho họ. Đúng như Đức Chúa Trời đã đầy lòng thương xót mang dân Do Thái ra khỏi Ai Cập khi họ chỉ là những người nô lệ không có gì, và đã ban cho họ một xứ của riêng mình (Lê-vi Ký 25:38), cho nên Ngài mong đợi họ biểu lộ lòng tốt tương tự đối với những công dân nghèo khổ của họ.

Cơ Đốc Nhân cũng ở trong một tình huống tương tự. Sự sống, sự chết, và sự sống lại của Chúa Giê-xu đã trả món nợ tội lỗi của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Bây giờ, khi chúng ta có cơ hội, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác đang lúc có cần, đặc biệt đối với những anh chị em cùng đức tin của chúng ta, với những khoản nợ mà không gia tăng khó khăn của họ. Chúa Giê-xu thậm chí đã kể một câu chuyện ngụ ngôn như thế về hai chủ nợ và thái độ của họ đối với sự tha thứ (Ma-thi-ơ 18:23-35).

Kinh Thánh không tuyệt đối cấm hay như tán thành việc vay mượn tiền bac. Sự khôn ngoan của Kinh Thánh dạy chúng ta rằng thường thì mắc nợ không phải là một điều hay. Món nợ thực chất biến chúng ta thành một nô lệ cho người cho chúng ta mượn tiền. Cùng lúc đó, trong một số tình huống mắc nợ là một “điều xấu tất yếu”. Chừng nào tiền bạc được xử lý một cách khôn ngoan và các khoản trả nợ là có thể quản lý được, một Cơ Đốc Nhân có thể mang lấy gánh nặng của nợ nần tài chính nếu điều đó là tuyệt đối cần thiết.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về một Cơ Đốc Nhân mắc nợ?

Lời chỉ dạy của Phao-lô dànhi chúng ta trong Rô-ma 13:8 là đừng mắc nợ ai chi hết ngoài tình yêu thương mà thôi, đây là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời không ưa thích khi một khoản nợ nào đó không được hoàn trả đúng hạn (xin cũng xem Thi Thiên 37:21). Tuy vậy, Kinh Thánh không có mạng lịnh nào lên án các hình thức nợ nần. Kinh Thánh cảnh báo về nợ nần, và ủng hộ việc không mắc nợ, nhưng Kinh Thánh không cấm việc vay mượn. Kinh Thánh có lên án gay gắt việc những người cho vay lạm dụng những người bị ràng buộc với họ trong nợ nần, nhưng không lên án người mắc nợ.Một số người thắc mắc về việc tính thêm tiền lãi vào các khoản nợ, nhưng đôi chỗ trong Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng việc tính tỷ lệ lãi suất hợp lý trên khoản tiền cho mượn là có thể chấp nhận (Châm Ngôn 28:8; Ma-thi-ơ 25:27). Trong nước Do Thái thời xưa, Luật Pháp quả thật cấm việc tính thêm tiền lãi vào một loại tiền nợ— đó là những khoản nợ cho người nghèo (Lê-vi-ký 25:35-38). Luật này có nhiều ý nghĩa về mặt xã hội, tài chính, và thuộc linh, nhưng hai điều đặc biệt đáng được đề cập. Thứ nhất, luật này giúp người nghèo ở chỗ là không khiến cho hoàn cảnh của họ tồi tệ hơn, rơi vào cảnh túng quẫn đã đủ tệ, việc thỉnh cầu giúp đỡ đã là khó khăn. Nhưng nếu, ngoài việc trả lại khoản nợ, người nghèo còn phải trả những khoản vay cắt cổ, thì trách nhiệm đó không những không giúp mà còn gây thêm tổn thương.Thứ hai, luật này dạy dỗ một bài học thuộc linh quan trọng. Đối với một người cho vay, việc không tính lãi suất trên một khoản vay đối với một người nghèo sẽ là một hành động gia ơn. Người cho vay mất cơ hội sử dụng số tiền đó trong khi nó được đem cho mượn. Nhưng đó là một cách hữu hình để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời về lòng thương xót của Ngài không tính “lãi suất” với dân sự của Ngài về ân điển mà Ngài đã và đang ban cho họ. Đúng như Đức Chúa Trời đã đầy lòng thương xót mang dân Do Thái ra khỏi Ai Cập khi họ chỉ là những người nô lệ không có gì, và đã ban cho họ một xứ của riêng mình (Lê-vi Ký 25:38), cho nên Ngài mong đợi họ biểu lộ lòng tốt tương tự đối với những công dân nghèo khổ của họ.Cơ Đốc Nhân cũng ở trong một tình huống tương tự. Sự sống, sự chết, và sự sống lại của Chúa Giê-xu đã trả món nợ tội lỗi của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Bây giờ, khi chúng ta có cơ hội, chúng ta có thể giúp đỡ những người khác đang lúc có cần, đặc biệt đối với những anh chị em cùng đức tin của chúng ta, với những khoản nợ mà không gia tăng khó khăn của họ. Chúa Giê-xu thậm chí đã kể một câu chuyện ngụ ngôn như thế về hai chủ nợ và thái độ của họ đối với sự tha thứ (Ma-thi-ơ 18:23-35).Kinh Thánh không tuyệt đối cấm hay như tán thành việc vay mượn tiền bac. Sự khôn ngoan của Kinh Thánh dạy chúng ta rằng thường thì mắc nợ không phải là một điều hay. Món nợ thực chất biến chúng ta thành một nô lệ cho người cho chúng ta mượn tiền. Cùng lúc đó, trong một số tình huống mắc nợ là một “điều xấu tất yếu”. Chừng nào tiền bạc được xử lý một cách khôn ngoan và các khoản trả nợ là có thể quản lý được, một Cơ Đốc Nhân có thể mang lấy gánh nặng của nợ nần tài chính nếu điều đó là tuyệt đối cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *