Kiếp ở rể có phải phận “ chó chui gầm chạn”?

Việc người đàn ông tá túc nhà vợ có lẽ không còn xa lạ, không là vấn đề to tát như xưa. Tuy nhiên, xét về mặt tâm lý, không ít những quan điểm khác nhau về chuyện sướng khổ khi đi ở rể. Để hiểu rõ về cuộc sống ở rể sướng khổ ra sao chúng ta hãy xem xét ý kiến từ nhiều phía cùng với Cuasotinhyeu.vn

 

ở rể, tâm lý, gia đình, cuộc sống, vợ chồng,con cái,bố me vợ,tình yêu,nỗi nhục

Ảnh. Nguồn internet

 

Anh Khải ( NV Kinh doanh) – Một chàng rể đích thực có chia sẻ với chúng tôi về chuyện đi ở rể: “Với tôi ở rể cũng không có gì là to tát, bản thân tôi đã lấy vợ được 5 năm hiện nay tôi đang làm kinh doanh cho chính nhà vợ. Bố mẹ vợ tôi chỉ có mình cô ấy, chúng tôi cưới nhau và lập nghiệp tại thành phố này thì dọn về ở cùng với bố mẹ vợ cho tiện chăm con cái luôn. Mình cũng nghe nhiều lời bàn ra tán vào nhưng cơ bản mình thấy bố mẹ vợ thoải mái, dễ tính nên coi mình như con trai cả,mọi chuyện đều mình lo hết, ông bà chỉ chăm lo con cái cho vợ chồng mình. Bố mẹ đẻ mình cũng không có ý kiến  gì vì gia đình mình có 4 anh em trai. Nên mình nghĩ cứ sống thoải mái là được không quan trọng lắm đâu.”

 

Chị Nhi nhân viên của một bệnh viện tại Hà Nội chia sẻ: “Mình kết hôn được 1 năm sau đó do sức khỏe mình sinh em bé sớm hơn so với dự định, ban đầu vợ chồng mình ở nhà thuê nhưng do em bé sinh non mà bố mẹ chồng ở quá già yêu không thể bỏ việc nhà để lên chăm cháu được. Nên mình và chồng về ở nhà mẹ đẻ mình để tiện ông bà chăm con giúp thế nhưng cuộc sống không như mong muốn, ban đầu thì chỉ định ở vài tháng cho bé cứng cáp nhưng mình chả nỡ xa bố mẹ nên bàn chuyện ở lại luôn.

 

Chính vì điều này mà vợ chồng mình bất đồng quan điểm, chồng mình nói không thích mang tiếng là “ chó chui gầm chạn” đi ở rể nhục lắm nọ kia. Nói thật mình có thấy nhục gì chứ, vợ mới sinh thì mọi chuyện mẹ mình lo cho hết, con mình cũng khỏe khoắn hơn, cơm nước con cái cũng ông bà ngoại, anh và mình cũng chỉ đi làm về sẵn ăn. Thế mà cứ khi nào đi nhậu với bạn bè về là anh lại hằn học mình chuyện không chịu dọn ra ngoài để anh xấu mặt với bạn bè.”

 

Xã hội giờ đã thay đổi, nam nữ đã tiến đến bình quyền, quan niệm đó lẽ ra phải bị coi là lỗi thời, lạc hậu nhưng rất tiếc, với nhiều người, nó vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống.

 

ở rể, tâm lý, gia đình, cuộc sống, vợ chồng,con cái,bố me vợ,tình yêu,nỗi nhục

Ảnh. Nguồn internet

 

Thử đặt ra câu hỏi, người phụ nữ có thể theo chồng về làm dâu, phụng dưỡng bố mẹ chồng, thì vì sao người đàn ông lại không thể đến ở rể, chăm sóc bố mẹ vợ? 

 

Bác Hoàn( Cán bộ đã về hưu) chia sẻ với các bạn trẻ: Với chúng tôi gia đình chỉ có 1 đến 2 con có thêm con thì càng đông vui và đầm ấm, chuyện con rể hay con dâu cũng không có gì. Chúng tôi cũng chỉ cần con cái sống đầy đủ hạnh phúc là được, chả nhẽ bố mẹ thì sống dư giả để con gái với con rể sống cảnh nhà thuê trật trội, con cái không ai trông nom. Như thế xót ruột.

 

ở rể, tâm lý, gia đình, cuộc sống, vợ chồng,con cái,bố me vợ,tình yêu,nỗi nhục

Ảnh. Nguồn internet

 

Thiết nghĩ rằng, nếu bạn tôn trọng bố mẹ vợ, sống biết quan tâm và chia sẻ thì sẽ chẳng cần phân biệt chuyện bố mẹ vợ bố mẹ chồng làm gì cả, điều cốt yếu là cách đối nhân xử thế của cả 2 bên như thế nào để không gặp phải cám cảnh éo le của cuộc sống.

 

Để cảm nhận được điều này, người vợ nên thử đặt mình vào vị trí của chồng. Cũng như khi chị em đi làm dâu, liệu có cảm thấy thoải mái, dễ chịu với môi trường sống mới và những thành viên khác của gia đình chồng? 

 

Hơn nữa, tâm lý của người ở rể chịu thêm gánh nặng của dư luận xã hội. Tập quán của người Việt Nam là đàn ông lấy vợ, phụ nữ đi làm dâu. Đàn ông được coi là chủ gia đình. Vì thế, khi phải ở rể, tâm lý người đàn ông bị xáo trộn, họ có thể sống không đúng với tính cách, mong muốn của mình khi ở nhà bố mẹ vợ, luôn căng thẳng, cảm thấy khó hòa nhập, sợ mọi người phán xét. 

 

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là người đàn ông được phép “làm mình làm mẩy” hay có lý khi sống khách sáo, có khoảng cách với mọi người trong nhà vợ. “Các anh hãy tự hỏi, liệu mình làm vậy có xứng với vai trò trụ cột gia đình, có đúng là người đứng mũi chịu sào cho vợ con không, hay tự mình tách ra và làm vợ thêm phiền muộn, khó xử? Người chủ là người biết thích nghi, hòa đồng được với môi trường mới và vun đắp cho gia đình dù ở hoàn cảnh nào”, nhà tâm lý chia sẻ. 

 

Bác Nhân ( Cán bộ về hưu Từ Liêm ) cho rằng, khi vợ chồng về chung sống với nhà ngoại, mối quan hệ của họ có thể bị tác động bởi một số “tác nhân phụ” như cha mẹ hay anh chị em vợ. Thường cha mẹ luôn muốn nhìn con gái hạnh phúc như họ mong muốn nhưng thực tế có thể chưa đạt được. Và khi đó, thay vì để các con tự xây đắp gia đình, tự điều chỉnh bản thân, họ lại can thiệp vào cuộc sống của gia đình trẻ và đôi khi gây ảnh hưởng tiêu cực.

 

“Vợ chồng trẻ thì nên ra riêng, đó là môi trường tốt nhất để tình nghĩa vợ chồng nảy nở, phát triển. Nếu vì điều kiện nào đó phải ở chung, tốt nhất dù bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ, hãy để các con tự giải quyết, tạo lập gia đình của chính mình”, nhà tâm lý nêu ý kiến. 

 

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cũng chia sẻ rằng vợ chồng trẻ chung sống với bố mẹ, sự khác biệt về thế hệ, lối sống, cách nghĩ có thể gây bất đồng, đó là điều bình thường. Quan trọng là hai bên biết lắng nghe nhau, hiểu và cảm thông, có thiện chí vun đắp cho mối quan hệ chung. Khi chồng ở rể, vợ có thể là cầu nối, giúp chồng hiểu và gần gũi với bố mẹ mình hơn và ngược lại.

 

Thực tế, định kiến xưa nay về việc ở rể còn hằn sâu trong nhiều người. Nam giới thường được coi là chủ gia đình, khi ở rể, nhiều người cảm thấy mình không còn được ở vị trí “chủ nhà” nữa, sợ những lời dị nghị, sợ mình yếu thế, từ đó rất nhạy cảm với những lời nói, thái độ của mọi người xung quanh. 

 

Để tránh tâm lý này, dù ở chung với bố mẹ vợ, hai vợ chồng vẫn là một gia đình riêng, có kinh tế riêng, và hỏi ý kiến nhau những việc liên quan đến mỗi người. “Nên có quỹ tài chính riêng của vợ chồng, đóng góp một khoản nhất định cho ông bà, không nên nhập chung. Những gì thuộc về gia đình riêng thì bàn bạc với nhau và cùng quyết, làm sao hai người cùng là một đội, để thống nhất cách đối xử với hai bên gia đình”

 

Đừng để định kiến chi phối quá nhiều đến cuộc sống gia đình mình. “Vị trí trụ cột gia đình vẫn sẽ vững chắc dù anh ở đâu, bằng cách vun đắp cho gia đình, ứng xử có tình có lý với cha mẹ hai bên, làm tròn trách nhiệm người chồng, người cha… Khi đó, không ai có thể đánh giá thấp hay coi thường anh”, nhà tâm lý nói. 

 

Việc hạnh phúc hay khổ sở phụ thuộc nhiều vào việc người trong cuộc ứng xử thế nào, có làm chủ được bản thân hay không. Nếu người con rể hiếu nghĩa với bố mẹ vợ, sống có trách nhiệm với gia đình, người vợ khéo léo, không “ỷ thế” nhà mình khiến chồng chạm tự ái… thì việc ở rể sẽ rất thuận lợi.

 

Tất nhiên, sống cũng cần quan tâm tới dư luận. Nhưng chúng ta cần phải nhìn xem dư luận đó thuộc bộ phận tiến bộ hay lạc hậu trong xã hội. Nếu đó là tiến bộ thì nên suy nghĩ. nhưng là lạc hậu, cổ hủ thì bạn không cần phải để ý làm gì, làm ảnh hưởng tới cuộc sống. Ví dụ như bây giờ mà vẫn lấn cấn chuyện ở rể ảnh hưởng tới khí phách đàn ông thì là quá lỗi thời.

 

Hãy chọn cách sống cho mình, biết quan tâm hơn loại bỏ tư tưởng “ bố mẹ anh, bố mẹ tôi” cuộc sống sẽ bằng phẳng êm xuôi ở rể sẽ chẳng như người ta vẫn nói, chị em phụ nữ muôn đời nay vẫn đi làm dâu nhà người đấy thôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *