Nước ta sùng nhất là Nho giáo. Nguyên ủy Nho giáo lưu truyền kể cũng đã lâu: Bắt đầu từ vua Phục Hi chế ra bát quái, vua Hạ Vũ dựng ra cửu trù, đã là gốc triết học của Nho giáo. Điển, mô, huấn, cáo là những lời khuyên răn của Đại Vũ, Cao Dao, Y Doãn, Phó Duyệt, đã là gốc luân lí học của Nho giáo; Nghiêu, Thuấn đặt ra điển hình, Chu Công chế ra lễ nhạc, đã là gốc chính trị của Nho giáo.
Nói như vậy, Nho giáo du nhập vào nước ta tự sớm. Song, nguồn gốc của Nho giáo tự đâu mà ra, Đức Khổng Phu Tử là ai, những câu nói của Khổng Tử có ảnh hưởng gì đến thế hệ hậu bối; về điều này Tâm Đường Phúc sẽ từng bước lý giải đến bạn đọc thật chi tiết và rõ ràng. Cùng đón đọc nhé!
Khổng Tử là ai? Và nguồn gốc của Nho giáo
Khổng Tử là ai?
Trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, ông đã viết về Đức Khổng Phu Tử như sau:
“Ngài húy là Khâu, biểu tự là Trọng Ni, Thánh phụ là Khổng Gia Phủ, tự là Thúc Lương Ngột, làm quan nước Lỗ. Thánh mẫu là Nhan Thị, cầu tự ở núi Ni Sơn mà ngài sinh ra. Ngài sinh về ngày 27 tháng Tám năm canh Tuất là năm thứ 21 đời vua Linh Vương nhà Chu, trước Thiên Chúa giáng sinh 445 năm, sinh tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ.
Ngoại thư chép rằng: Khi ngài mới sinh, có năm ngôi sao hiện làm năm ông già xuống sân mà thăm ngài, lại có ba con rồng phủ quanh nhà. Lời ấy là lời tục truyền, chắc là của người suy tôn đạo ngài…”
Nguồn gốc của Nho giáo
Đến đời Xuân Thu có Đức Khổng Phu Tử, ngài góp nhặt các lời lẽ, văn chương của các tiền thánh để dạy thiên hạ, từ đó mới thành lối học riêng gọi là Nho giáo. Mà muôn đời về sau, ai ai cũng suy tôn ngài là Tiên thánh, Tiên sư.
Lời dạy của Khổng Tử
Hồi ngài còn nhỏ, hay chơi những đồ biển đậu (như các thức đèn nến của trẻ con ta chơi). Ngài bẩm tính sinh tri (sinh tri: nghĩa là không học mà biết), thiên tư rất thông minh, học rộng kiến văn nhiều, hiểu thấu lẽ huyền diệu của Tạo hóa. Vua nước Lỗ nghe tiếng ngài là bậc hiền thánh, dùng ngài làm quan Tư khấu (tức coi việc hình), và đã dùng ngài làm tướng, song chẳng bao lâu, vua Lỗ đam mê về nữ nhạc, trễ nhác việc chính, ngài can ngăn không được mới xin từ chức.
Từ đó ngài đi chu du các nước chư hầu như nước Tề, nước Vệ, nước Sở, nước Tống,… Ngài mong đem lối đạo học của ngài để cứu đời, nhưng đi đến nước nào vua nước ấy cũng không biết hết lòng tin dùng ngài. Đến khi ngài già, trở về nước Lỗ, mở trường học ở nơi Hạnh Đàn để dạy học trò. Ngài san định lại Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch, Kinh lễ, Kinh nhạc, Kinh Xuân thu, gọi là lục kinh (sáu bộ sách). Ngài dạy người ta cốt nhất là những điều hiếu, đễ, trung, thứ, tu, tề, trị, bình.
- Hiếu: để thờ cha mẹ có lòng thảo thuận
- Đễ: để ở với anh em cho được hòa thuận
- Trung: để thờ vua cho hết lòng
- Thứ: để ở với người ngoài cho biết suy bụng ta ra bụng người
- Tu: là sửa cái nết trong mình
- Tề: là đạo tề gia
- Trị: là đạo trị nước
- Bình: là đạo trị thiên hạ.
Tám điều nói đó là tôn chỉ của đạo ngài. Ngài lại dạy người ta lấy lục nghệ (sáu nghề). Lục nghệ là: Lễ (lễ nghi), nhạc (âm nhạc), xạ (phép bắn cung), ngự (phép cưỡi ngựa), thư (phép viết), số (phép tính). Lễ tức là một cách để giao thiệp, nhạc để dưỡng tính tình, xạ, ngự tức là cách thể thao, số tức là toán phép.
Những câu nói hay của Khổng Tử
Lại nói thêm, cách đây hơn tròn 100 năm, trên Tạp chí Cộng sản số 15 tháng 5 năm 1921, người cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc đã viết về Khổng Tử trong mục “Phong trào cộng sản quốc tế” (bản tiếng Pháp):
“Đức Khổng Tử vĩ đại (551 năm trước Giê-su) đã khởi xướng nền đại đồng và thuyết giáo quyền bình đẳng về của cải. Ngài nói tóm lại là: Nền hòa bình trên thế giới này chỉ nảy nở từ một nền đại đồng trong thiên hạ. Người ta không sợ thiếu, mà chỉ sợ không công bằng.”
Những ngày của tháng Năm năm 1965, trong một chuyến đi công tác kết hợp nghỉ ngơi của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu – Dương Châu; Bác có ghé thăm Dương Châu kể, giọng trầm: Khổng Tử là người chủ trương quyền bình đẳng về của cải và sự công bằng trong đời sống. Câu “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng…” cũng chính là từ câu của Khổng Tử mà ra: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên, Đã công bằng thì không nghèo, đã hòa mục thì không thiếu, lòng dân đã yên thì không sợ nghiêng đổ”.
Nói như vậy, ta mới thấy tư tưởng của Khổng Tử là cao rộng, là sâu sắc đến nhường nào. Hiểu được cái lẽ đó ắt nên người, ắt thành công, an lạc.
Dưới đây là tổng hợp những câu nói hay của Khổng Tử, ta nên thấm nhuần và noi theo:
Những câu nói hay của Khổng Tử về cuộc sống
- Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả.
- Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với tất cả trái tim.
- Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ đã phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.
- Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.
- Ai chinh phục được chính mình là chiến binh hùng mạnh nhất.
- Sự im lặng là người bạn thật sự và không bao giờ phản bội.
- Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
- Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
- Dở nhất trong trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình.
- Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
- Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
- Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết nói lời lương thiện.
- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
- Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
Những câu nói hay của Khổng Tử về thành công
- Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.
- Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.
- Nhìn vào những lợi thế nhỏ sẽ cản trở hoàn thành những việc lớn.
- Hãy chọn công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình.
- Hãy tìm một ngọn nến nhỏ để thắp lên, đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
- Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
- Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.
- Người không biết lo xa, tất gặp phải ưu phiền trước mắt.
- Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
- Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.
- Một kẻ ngốc khinh miệt lời khuyên tốt, một người khôn ngoan sẽ ôm nó vào lòng.
- Một người không nghĩ và lập kế hoạch lâu dài sẽ gặp rắc rối ngay tại cửa nhà mình.
- Đá quý không thể được đánh bóng mà không có ma sát cũng như con người không thể tốt lên mà không trải qua rèn luyện.
- Bản chất của kiến thức là, có nó và áp dụng nó. Không có nó, hãy thú nhận sự thiếu hiểu biết của bạn.
Những câu nói hay của Khổng Tử về quân tử
- Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.
- Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
- Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa mình chứ không cùng người khác câu kết, móc ngoặc nhưng kẻ tiểu nhân lại câu kết với người khác mà không hòa mình cho dù bề ngoài thì tưởng như hòa mình với mọi người.
- Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
- Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa.
- Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người.
- Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới.
- Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
- Trước khi bạn bắt tay vào một cuộc hành trình trả thù, hãy đào hai cái mộ.
- Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
- Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
- Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
- Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
- Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.
- Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.
*** Tài liệu tham khảo: Việt Nam phong tục, Bác Hồ viết di chúc và di chúc của Bác Hồ