Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 – Wiki Secret

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Hướng dẫn

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hóa:

– Sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đến đàu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: nhiều đô thị, thị trấn ra đời; nhiều thành phần xã hội mới xuất hiện với đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã đòi hỏi một thứ văn chương mới.

 – Văn hóa Việt Nam mở rộng tiếp xú văn hóa phương Tây

– Chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi.

– Xuất hiện những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo phát triển.

  • Khái niệm hiện đại hóa:

Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện dại thế giới.

  • Các bước của quá trình hiện đại hóa:

Giai đoạn 1: (từ đầu thế kỉ XX đến 1920)

– Chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi.

– Báo chí, dịch thuật phát triển.

– Thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này là thơ văn của các chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Sáng tác văn học giai đoạn này mặc dù đã có đổi mới về nội dung, tư tưởng nhưng thể loại, ngôn ngữ… vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.

– Đây là giai đoạn chuẩn bị cac điều kiện cần thiết cho quá trình hiện đại hóa.

Giai đoạn 2 (1920 – 1930)

– Một số tác phẩm có giá trị xuất hiện như tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thơ của Tản Đà, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn…

– Truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp có tính chiến đấu cao và bút pháp hiện đại.

– Đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố của văn học trugn đại vẫn tồn tại ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức.

Giai đoạn 3 (1930 – 1945)

– Nở rộ truyện ngắn và tiểu thuyết viết theo lối mới. Khác với cách viết trong văn học cổ, tư cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện: tiểu thuyết của tự lực văn đoàn, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, …

– Thơ ca đổi mới sâu sắc ở cả phương diện nội dung (cách nhìn, cách cảm xúc mới mẻ đối với con người và thế giới) và nghệ thuật (phá bỏ lối diễn đạt ước lệ, những quy tắc cứng nhắc, công thức gò bó).

– Kịch nói, phóng sự, phê bình văn học xuất hiện.

– Công cuộc hiện đại háo được hoàn tất.

– Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển:

  • Bộ phận văn học công khai: Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học công khai lại phân hóa thành nhiều xu hướng, nổi bật là:

Văn học lãng mạn:

– Lấy con người làm trung tâm đề cao cái tôi cá nhân

– Đề tài tình yêu, thiên nhiên, quá khứ…

– Thành tựu: thơ mới, tiểu thuyết của Tư Lục văn đoàn, truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh,…

Văn học hiện thực:

– Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức với một thái độ cảm thông sâu sắc.

– Các nhà văn thường đề cập đến chủ đề thế sự với thái độ phê phán trên tinh thần dân chủ và nhân đạo.

– Thành tựu: truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao v.v.. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. v.v…

  • Bộ phận văn học không công khai:

– Là tiếng nói của chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gai phong trào cách mạng.

– Quan niệm: thơ văn là một thứ vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù, truyền bá tư tưởng yêu nước.

– Thành tựu:  thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,…

– Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng:

– Biểu hiện: sự phát triển về số lượng tác giả, tác phẩm, sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học.

– Nguyên nhân:

+Do sự thúc bách của thời đại.

+Do sức sống nội tại cảu nền văn học dân tộc

+Do sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân

+Văn chương trở thành hàng hóa, viết văn trở thành nghề để kiếm sống.

Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945:

– Về nội dung:

Kế thừa và phát huy truyền thống quý báo của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đông thời đem đến cho văn học thời kỳ này một đóng góp mới của thời đại là tinh thần dân chủ.

– Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:

+Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Các thể loại mới như phóng sự, bút ký, tùy bút, kịch nói đều đạt được thành tựu.

+Tiểu thuyết: Hồ Biểu Chánh, Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng…

+Truyện ngắn phong phú và đặc sắc: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam,…

+Phóng sự, kịch, tùy bút với nhiều tác phẩm có gái trị.

+Thơ ca thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc: Tản Đà, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,…

1. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó.

3. Trình bày nguyên nhân của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.

4. Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng tám năm 1945.

Theo wikisecret.com

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *