Tình hình về lịch sử, xã hội, văn hóa? Văn học Việt Nam Giai đoạn 1945 – 1954? Văn học Việt Nam Giai đoạn 1955 – 1964? Văn học Việt Nam Giai đoạn 1965 – 1975?
Văn học Việt nam thể hiện các đặc trưng trong lịch sử, văn hóa của từng giai đoạn. Các nhà thơ, nhà văn cũng chịu ảnh hưởng phong cách từ thực tế đất nước. Trong đó, khoảng thời gian từ Cách mạng tháng 8/1945 đến thế kỉ 20 có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Mỗi nhà thơ, nhà văn lại theo đuổi một phong cách khác nhau trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên lại có thể được khái quát văn học trong các giai đoạn cụ thể theo nội dung bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Tình hình về lịch sử, xã hội, văn hóa:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi vĩ đại, mang đến ý nghĩa dân tộc, đoàn kết. Các thành công của cuộc cách mạng có thể nói đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Từ đó khai sinh ra một nền văn học mới, với các nhà thơ mới, tư tưởng mới. Thực tế lịch sử cũng như đấu tranh dân tộc là ý tưởng mang đến các sáng tác mới. Trong đó, các tác phẩm đều thể hiện chung trong tinh thần, quyết tâm dành độc lập dân tộc.
Từ đây, nền văn học Việt Nam phát triển có định hướng chung. Thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đặc trưng thể hiện là sự thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm.
Đồng thời trong khoảng thời gian này đất nước ta cũng đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng. Cũng dựa trên thực tế này mà các nhân thức mới, tư duy mới được hình thành và phát triển.
Sự kiện lịch sử tiêu biểu diễn ra như:
– Miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới tiến lên xã hội chủ nghĩa. Khi dành được độc lập, một mặt chi viện, hỗ trợ cho Miền Nam, một mặt thúc đẩy sản xuất, phục hồi kinh tế.
– Việt Nam diễn ra hai cuộc kháng chiến yêu nước vĩ đại:
+ Kháng chiến chống thực dân Pháp.
Xem thêm: Tuyển dụng Luật sư, nhân viên tư vấn pháp lý, học viên mới nhất 2022
+ Kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Hai cuộc kháng chiến này đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất cũng như là tinh thần của dân tộc. Trong đó nổi trội nhất phải kể đến là sự tiếp nhận mới của nền văn học nghệ thuật nước nhà. Đem đến cho văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng nồng nàn, sâu sắc để sáng tác các tác phẩm. Cũng như có được hoàn cảnh lịch sử mới, các dữ kiện mới trong văn học.
Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam cũng đã bắt đầu có sự hình thành kiểu nhà văn mới. Đó là nhà văn – chiến sĩ cũng với những tư tưởng, tình cảm rất riêng. Tham gia trong kháng chiến, trực tiếp được tiếp cận và trải nghiệm vào khó khăn, và chứng kiến hi sinh của đồng chí, đồng đội. Các cảm hứng sáng tác được xây dựng trên chính chất liệu từ thực tế.
Văn học gắn liền với sự kiện, diễn biến của chiến tranh và khơi lên tinh thần yêu nước. Những tác phẩm của họ chủ yếu hướng về tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần chiến đấu trong cuộc chiến của dân tộc. Cũng như ca ngợi các chiến thắng hào hùng của dân tộc.
Văn học Việt Xam thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ 20 được chia làm ba giai đoạn nổi trội. Gắn với các giai đoạn cũng như cột mốc lịch sử cụ thể. Đó là:
2. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954:
Giai đoạn năm 1945.
Đây là giai đoạn đất nước vừa độc lập, tiến hành thống nhất hai miền Nam – Bắc. Màu sắc bao trùm trong những ngày đầu đất nước vừa giành được độc lập đó chính là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng nhân dân cách mạng. Khi đó, mỗi tác giả lại khai thác các chủ đề, khía cạnh khác nhau phác họa nên tổng thể đất nước.
Những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này phải kể đến đó là: Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh),…
Xem thêm: Học hàm là gì? Học vị là gì? Phân biệt điểm khác nhau giữa học hàm và học vị?
Sau năm 1946:
Văn học Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng với các khó khăn của lực lượng trực tiếp tham gia vào cách mạng là các hậu phương tiếp sức. Thể hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, ủng hộ cũng như mang đến sức mạnh dân tộc.
Đồng thời hướng tới đại chúng, phản ánh chân thực màu sắc của sức mạnh quần chúng nhân dân. Mang đến ý chí cũng như tinh thần đoàn kết của mọi tầng lớp người dân Việt nam. Qua đó thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
Các tác phẩm văn học và tác giả tiêu biểu:
Các thể loại nội trội trong giai đoạn này đó là: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,… đều đạt được những thành tựu mới. Mang đến màu sắn văn chương hiện đại bên cạnh các giá trị nội dung và ý nghĩa sâu sắc.
Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ (Vò Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc).
+ Các tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
Xem thêm: Hợp đồng học việc là gì? Doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng học việc?
+ Các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…
+ Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),
+ Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam (Trường Chinh).
Các tác giả, tác phẩm đều mang đến giá trị thể hiện thành công của kháng chiến. Các tác giả cũng chính là những người lính trên các mặt trận khác nhau. Vừa tham gia kháng chiến, vừa khơi dậy lòng yêu nước bằng các tài năng nghệ thuật của mình.
3. Văn học Việt Nam giai đoạn 1955-1964:
Thời gian này nhân dân cả nước vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiếp tục công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Mang đến các hỗ trợ về cả lực lượng và tinh thần chi viện cho Miền Nam.
+ Văn học thời kì này cũng phản ánh chân thực lao động, sản xuất và điều kiện kháng chiến. Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, các cống hiến trong sản xuất và phát triển đất nước. Ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là những thành tựu, những giá trị đạt được mà con người hướng đến.
+ Đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước. Các tác phẩm văn học lan tỏa mơ ước về khát vọng thống nhất, khát vọng hòa bình.
Văn học đạt được nhiều thành tựu trên cả ba thể loại đó là:
Xem thêm: Mẫu hợp đồng học việc bằng tiếng anh, hợp đồng học việc song ngữ
+ Văn xuôi được khai thác theo hướng mở rộng đề tài. Mang đến bức tranh của các giai cấp, các tầng lớp cũng như thực tế thời điểm đó. Bao quát được nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống. Từ tình cảm gia đình, làng xóm, tình yêu hay các phân biệt trong giai cấp.
+ Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn xuất phát từ đất nước, dân tộc. Mang đến các giá trị thiêng liêng trong tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu ấy có thể được phản ánh trực diện hoặc gián tiếp thông qua nhiều hình ảnh khác nhau. Thể hiện trong sự hài hoà giữa cái riêng với cái chung và đã có nhiều thành tựu nổi bật.
+ Kịch đã có những tác phẩm thu hút được sự chú ý dư luận cả nước. Hình thức văn học, nghệ thuật này mang đến ý nghĩa mới trong phong trào thơ văn Việt nam. Như: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm),…
4. Văn học Việt Nam giai đoạn 1965-1975:
Đây là giai đoạn đất nước tập chung toàn lực để tham gia vào kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Toàn bộ nền văn học trong thời kì này của cả hai miền Nam, Bắc đều tập trung vào cuộc chiến kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thực hiện phản ánh hiện thực, bên cạnh các tinh thần yêu nước được ca ngợi. Với chủ đề bao trùm đó là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Từ đó mong muốn được hòa bình, được độc lập và tìm kiếm hạnh phúc cho nhân dân lao động.
Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực hiện thực lúc bấy giờ. Mang đến sự sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất… trong chiến tranh. Qua đó giúp ta hình dung được về bối cảnh đất nước, về công lao to lớn của ông cha ta.
Đặc biệt, họ đã dựng nên bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ. Mang đến sức mạnh, sự quyết tâm cũng như lòng nồng nàn yêu nước. Họ đã đem đến cho nền thơ Việt Nam một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi. Thể hiện được tinh thần dân tộc, quyết tâm cho đến cuối cùng để dành được độc lập, hòa bình và tự do.
Đặc trưng văn học ở hai miền Nam – Bắc:
Ở chiến trường miền Nam, là nơi diễn ra nhiều cuộc nổi dậy. Những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh một cách chân thực, nhanh nhạy và kịp thời về diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Trong thực tế ấy, các tác giả đã vẽ lên và khắc họa chân thực cho lịch sử dân tộc. Đồng thời cho nhân dân thấy được sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc bên cạnh các thành quả gặt hái về.
Xem thêm: Chế độ chính sách đối với học viên đào tạo sỹ quan dự bị và sĩ quan dự bị
Văn học thời kì này đã thành công với những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng. Các tác phẩm thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải,…
Còn ở miền Bắc thì phải kể đến những tác phẩm truyện kí của các tác giả: Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu,… Và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu,… Dựa trên tình yêu đất nước, các phản ánh chân thực bối cảnh bấy giờ. Bên cạnh việc nêu quan điểm, nói lên các phê phán hiện thực bấy giờ. Qua đó mong muốn về hòa bình cho dân tộc, đời sống mới cho nhân dân.