Kê khai sơ yếu lý lịch mẫu 2C một cách đầy đủ và chính xác?

Sơ yếu lý lịch mẫu 2C có quan trọng không và nó dùng để làm gì? Câu trả lời là rất quan trọng và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của bạn nếu bạn điền thông tin không chính xác đó. Theo dõi bài viết của PD, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách điền thông tin vào mẫu sơ yếu lý lịch 2C một cách chính xác và nhanh chóng.

1. Sơ yếu lý lịch mẫu 2C dùng để làm gì?

Đầu tiên chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi: Sơ yếu lý lịch mẫu 2C là gì? Cũng giống như các bản sơ yếu lý lịch khác, thì sơ yếu lý lịch mẫu 2C là một bản kể khai thông tin của cá nhân để tổ chức có thể nắm bắt, tiếp nhận thông tin, và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí công việc đang tuyển dụng. Sơ yếu lý lịch mẫu 2C là mẫu sơ yếu lý lịch chuyên dụng, chỉ dành cho các cán bộ, công chức muốn nộp hồ sơ xin việc vào các cơ quan, tổ chức của nhà nước.

Sơ yếu lý lịch mẫu 2C Sơ yếu lý lịch mẫu 2C

 

2. Cách điền thông tin vào sơ yếu lý lịch mẫu 2C?

Sơ yếu lý lịch mẫu 2C là bản kê khai thông tin gồm 3 trang, với 32 mục được đánh số đầy đủ và rõ ràng từ mục 1 đến mục 32.

1) Mục này yêu cầu viết đầy đủ họ tên giống như trong thẻ căn cước (chứng minh nhân dân) hoặc giấy khai sinh và được viết bằng chữ in hoa, có dấu. Ví dụ: NGUYỄN THỊ YÊU THƯƠNG.

2) Là bí danh trong khi tham gia các hoạt động cách mạng, văn hóa nghệ thuật,…được đông đảo mọi người biết đến. Còn nếu không có thì ghi “không có”.

3) Viết theo đúng tên trên giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc căn cước công dân.

4) Viết theo đúng thông tin trên giấy khai sinh.

5) Viết đầy đủ thông tin về số nhà, tên đường, làng (thôn, xóm, tổ), phường (xã, thị trấn, thị xã), thành phố (quận, huyện), tỉnh.

6) Ghi chính xác và cụ thể tên dân tộc: Kinh, Mường, Mèo, Dao, Thái, Mông,… Ví dụ: Kinh.

7) Điền chính xác thông tin tôn giáo (nếu có): Thiên chúa giáo, Kitô giáo…, ghi “không có” (nếu không có). Ví dụ: Không có.

8) Điền đầy đủ thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu, lấy thông tin trong giấy khai sinh, chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu, viết đầy đủ thông tin về số nhà, tên đường, làng (thôn, xóm, tổ), phường (xã, thị trấn, thị xã), thành phố (quận, huyện), tỉnh.

9) Địa chỉ hiện nay bạn đang sinh sống và làm việc, không quan trọng là nhà bạn sở hữu hay bạn thuê.

10) Mục này mục đích là hỏi các công việc trước đây bạn từng làm là gì. Ghi rõ trước đây mình đã làm gì để kiếm sống, nếu không có công việc thì ghi “không nghề nghiệp”. Ví dụ: nhân viên kế toán tổng hợp cho công ty Cổ phần phát triển và đầu tư LOA.

Xem thêm: Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch viên chức chuẩn chỉnh nhất

Điền thông tin vào sơ yếu lý lịch mẫu 2C Điền thông tin vào sơ yếu lý lịch mẫu 2C

11) Ghi rõ ngày/ tháng/ năm, bạn được tuyển dụng và tên cơ quan nơi bạn công tác, làm việc, đối với công chức, cán bộ nhà nước, thì chính là ngày được bổ nhiệm, phê chuẩn. 

12) Chỗ này có thể rất nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc, khó hiểu. Nhưng đây chính là mục để bạn ghi tên công việc mới nếu bạn trúng tuyển vị trí đã đăng ký của nhà nước. Ví dụ: Bạn ứng tuyển cho vị trí Nhân viên thuế của Cơ quan Thuế tỉnh Hà Nam. vậy hãy điền là Nhân viên thuế – Cơ quan thuế tỉnh Hà Nam. 

13) Bạn cần điền chính xác tên công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

14)  Ghi chính xác thông tin về ngạch công chức (viên chức)

– Mã ngạch: …

– Bậc lương:… Hệ số:… ngày hưởng: Điền thông tin ngày, tháng, năm đầy đủ.

– Phụ cấp chức vụ & phụ cấp khác: điền đầy đủ thông tin về phụ cấp và phụ cấp khác.

15.1) Bạn cần ghi chính xác trình độ giáo dục mà bạn đã hoàn thành, đã học hết lớp mấy và hệ đào tạo nào. Ví dụ: bạn học hết lớp 9 trong chương trình đào tạo hệ 12 năm, bạn sẽ ghi là 9/12, hay như bạn học hết lớp 10 trong hệ 10 năm, bạn sẽ ghi là 10/10.

15.2) Điền chính xác thông tin về trình độ chuyên môn cao nhất của cá nhân: như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, hay trung cấp,…Đối với một số cá nhân có nhiều loại bằng cấp khác nhau, thì chỉ ghi một bằng cấp với tước vị cao nhất. Ví dụ: Sinh viên sau tốt nghiệp có bằng cử nhân, bạn lại học lên để lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ, thì ở mục này, bạn chỉ ghi duy nhất một trình độ chuyên môn cao nhất của mình là: tiến sĩ. 

15.3) Về lý luận chính trị: có 4 cấp độ cơ bản là cử nhân, sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Theo như báo công an nhân dân có nêu, người có bằng đại học chính trị, đại học chuyên ngành Mác – Lênin, đại học chuyên ngành tư tưởng văn hóa,… thì được công nhận có trình độ cao cấp lý luận chính trị. 

Hay cử nhân tốt nghiệp các trường đại học, học viện thuộc khối ngành Kinh Tế, Xã hội và nhân văn,… ở trong nước thì được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

15.4) Trong mục quản lý nhà nước, bạn cần phải điền đầy đủ thông tin về các chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng mà bạn đã hoàn thành như: chuyên viên cao cấp, chuyên viên phân tích tài chính,….

15.5) Bạn phải điền tên và cấp độ các chứng chỉ ngoại ngữ mình đạt được. Ví dụ: toeic 550 hay ielts 5.5,… hay tiếng trung HSK 3, tiếng nhật N2,…  

15.6) Cũng giống như ngoại ngữ, bạn cần ghi chính xác và cụ thể về các bằng cấp tin học mình đã đạt được. Ví dụ: Excel 993, hay Word 850,…

16) 17) Ghi rõ ngày, tháng, năm bạn được kết nạp vào Đảng và tham gia các tổ chức chính trị xã hội.

18) Đối với ứng viên là không tham gia nhập ngũ, bạn sẽ ghi trong mục này là “không có”, còn nếu bạn có tham gia, điền đầy đủ thông tin về ngày, tháng, năm, ghi rõ thông tin về quân hàm cao nhất mà bạn đã đạt được trong thời gian bạn tham gia nhập ngũ.

19) Cũng giống như mục nhập ngũ, danh mục phần thưởng nếu có thì ghi rõ giải thưởng được phong tặng vào ngày tháng năm nào, còn nếu không đạt được danh hiệu nào, mình chỉ cần ghi “không có”. 

20) Hãy làm nổi bật lên những điểm mạnh của bản thân, đặc biệt nhấn mạnh đối với những điểm mạnh phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.

21) Ghi rõ giải thưởng đã đạt được kèm ngày tháng năm đầy đủ, nếu không có ghi “không có”, tuyệt đối không được bỏ trống.

22) Nêu cụ thể về các hình thức kỷ luật cao nhất như: cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc, trừ lương,… Nếu chưa từng bị kỷ luật ghi “ không có”.

23) Điền đầy đủ và cụ thể về tình trạng sức khỏe của cá nhân như: tốt, bình thường, yếu,… Nếu có bệnh lý về vấn đề gì, ghi rõ tên bệnh để bên cơ quan tổ chức nơi mình ứng tuyển có thể nắm bắt và xử lý tình huống nhanh chóng nếu xảy ra sự cố trong thời gian mình làm việc.

24) Cá nhân ứng viên là thương binh thì phải ghi rõ là hạng mấy, nếu không có ghi “không có”. Nếu là con thương binh, liệt sĩ, thuộc diện chính sách, ghi rõ “con thương binh, con liệt sĩ, gia đình thuộc diện chính sách,…”.

Tham khảo: Sơ yếu lý lịch đánh máy

Kê khai sơ yếu lý lịch mẫu 2C Kê khai sơ yếu lý lịch mẫu 2C

25) Khi điền thông tin về số chứng minh nhân dân, yêu cầu điền chính xác số chứng minh nhân dân, ngày cấp và nơi cấp.

26) Cũng giống như căn cước công dân, số bảo hiểm xã hội là giấy tờ vô cùng quan trọng, nên phải điền hết sức cẩn thận và chính xác.

27) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: ghi rõ thông tin về môi trường đào tạo các bằng cấp chuyên môn, đã được cấp bằng, chứng chỉ vào thời gian nào.

28) Ở mục này, cơ bản là tóm tắt về thời gian làm việc trước đây, có đầy đủ chức danh, tên đơn vị công tác, kể cả thời gian tham gia các khóa huấn luyện, đi đào tạo, học chuyên môn,… ghi đầy đủ từ thời gian này (ngày/tháng/năm) đến thời gian này (ngày /tháng /năm).

29) Điền theo gợi ý bảng mẫu, nếu không có, ghi “không có”.

30) Điền đầy đủ thông tin như yêu cầu vào bảng có sẵn về các mối quan hệ trong gia đình.

31) Điền đầy đủ thông tin như bảng yêu cầu về quá trình hương lương của cán bộ, công chức.

32) Riêng mục cuối này, để trống không điền. Mục này không dành cho các bạn, phần này là nơi cơ quan nhà nước sẽ đưa ra các đánh giá, nhận xét về các ứng viên.

Tuyển dụng Công chức – Viên chức

Sơ yếu lý lịch mẫu 2C Sơ yếu lý lịch mẫu 2C

3. Các lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch mẫu 2C?

– Phải điền đầy đủ các thông tin trong sơ yếu lý lịch, không được bỏ trống bất cứ mục nào, chỗ nào không có thì ghi “không có”.

– Vì là sơ yếu lý lịch cá nhân, nên hạn chế tối đa các lỗi sai chính tả, cần xem xét, cân nhắc và kiểm tra lại cẩn thận.

Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch mẫu 2C Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch mẫu 2C

– Nội dung đưa vào phải bảo đảm đã được viết chính xác, không nhầm lẫn, không viết dài dòng, lan man, tập trung vào đúng câu hỏi ở bản Sơ yếu lý lịch.

4. Mua sơ yếu lý lịch mẫu 2C ở đâu?

– Có thể tải các bản sơ yếu lý lịch 2C về máy và photo ra bản cứng để điền thông tin.

– Hay bạn có thể ra các hiệu sách, tiệm photo,… là dễ dàng có được một bộ sơ yếu lý lịch rồi.​

Sơ yếu lý lịch mẫu 2C Sơ yếu lý lịch mẫu 2C

Trên đây là bài chia sẻ của PD về sơ yếu lý lịch mẫu 2C, chúc bạn hoàn thành tốt bản sơ yếu lý lịch mẫu 2C và sớm tìm được cho mình một công việc phù hợp!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *