JIM ROHN & NHỮNG TRIẾT LÝ SỐNG

Cuộc đời Jim Rohn là câu chuyện về thành công từ tay trắng. Sinh ra trong một gia đình nông dân, bỏ học đại học chỉ sau một năm, khánh kiệt năm 25 tuổi, nhưng nhờ gặp được một người thầy tốt, ông đã trở thành triệu phú ở tuổi 31. Ông được mời chia sẻ câu chuyện thành công của mình ở khắp nơi, từ trường cấp ba, đại học, cho đến các bữa tiệc rồi các buổi hội thảo. Dần dần, ông trở thành diễn giả có ảnh hưởng nhất thế giới.

 

Jim Rohn (17.9.1930 – 5.12.2009)

Ông là một trong những diễn giả biết cách truyền động lực nhất. Đến thời điểm hiện tại, sự nghiệp phát triển bản thân ông đã mang lại động lực cho mọi người hơn 40 năm. Thêm vào đó, ông còn được biết đến như một nhà tư tưởng và một triết gia vĩ đại.

Ông là thầy của Mark R. Hughes (nhà sáng lập Herbalife) và diễn giả Anthony Robbins, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến Brian Tracy, Jack Canfield, và T. Harv Eker. Ông đã làm việc với hàng triệu người và đã giúp họ đạt được thành công. Một trong số đó phải kể đến là Anthony Robins và Zig Ziglar.

Rất ngạc nhiên là sách của ông cũng không nhiều, và mỗi quyển số lượng trang sách cũng chỉ trên dưới 100 trang. Nhưng nhận ra, những người có thể giải thích về cuộc đời một cách ngắn gọn và súc tích mà vẫn đủ để tác động đến chúng ta mới chính là những người hiểu rõ về cuộc sống này nhất.

Nói về sự thất bại:

Thất bại không phải là một sự kiện. Mà nó là một chuỗi những hệ quả, những lựa chọn sai lầm của chúng ta tích góp mỗi ngày lại để cuối cùng nó trở thành thất bại. Vậy tại sao chúng ta cứ lập lại nó mỗi ngày như vậy? Bởi vì chúng ta không nghĩ rằng những hành động nhỏ này lại để lại hậu quả nghiêm trọng. Chính vì không thấy nó nghiêm trọng nên chúng ta cứ làm. Cho đến 1 ngày khi nó tích lũy đủ thì chúng ta mới thấy hậu quả nó để lại.

Kỷ luật là nền tảng mà tất cả thành công được xây dựng. Thiếu kỷ luật chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất bại.

Tất cả chúng ta phải chịu một trong hai điều: nỗi đau của kỷ luật hoặc nỗi đau của sự hối tiếc hoặc thất vọng.

Đây là lý do tại sao rất nhiều người không thành công. Họ chỉ chú tâm vào những việc vụn vặt. Họ dành quá nhiều thời gian vào những việc không mang lại hiệu quả.

Thời gian giá trị hơn tiền bạc. Bạn có thể nhận được nhiều tiền hơn, nhưng bạn không thể có được nhiều thời gian hơn. – Khi nhìn lại, hỡi ôi, mọi chuyện đã quá muộn.

Nói về thành công:

Thành công đơn giản là thực hiện một vài thói quen kỷ luật mỗi ngày. Lưu ý là chỉ cần một vài thôi là đã đủ để thấy kết quả tích cực ngay tức thì. Đó chính là một trong những điều thú vị của việc thực hiện thói quen kỷ luật này. Nếu vậy xem ra muốn thành công thì thật sự là dễ hơn thất bại nhiều đó các bạn ạ :). Quan trọng là có chịu tìm ra những thói quen kỷ luật nào cần thiết và thực hiện nó hay không thôi.

Chúng ta được trả tiền bằng cách mang giá trị cho thị trường. Tuy là mất thời gian để mang giá trị đến thị trường, nhưng chúng ta được trả tiền do giá trị mang lại chứ không phải thời gian.

Chúng ta bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta học, bởi những gì chúng ta biết và bởi những quyết định của chúng ta.

Nói về cái giá của một tương lai tốt đẹp:

Tương lai không có cho không. Bạn phải trả giá nếu muốn có một tương lai tươi đẹp. Cái giá đó đòi hỏi sự kỷ luật, sự chăm chỉ, sự bền bỉ, và một khát khao cháy bỏng để biến tương lai trở nên tốt đẹp hơn cả quá khứ lẫn hiện tại. Chúng ta cần phải muốn đạt được tương lai với một niềm khát khao mãnh liệt, nếu không thì bạn sẽ bị cái giá phải trả đó lấn át hết tất cả và sẽ quay lại nơi mình đang đứng mà thôi.

Nó quyết định xem ta có học hay không, cố gắng hay từ bỏ, tự trách mình hay đổ lỗi cho người khác khi gặp thất bại. Nó quyết định việc ta nói dối hay nói thật, chần chừ, bước tiếp hay rút lui. Thái độ là cái quyết định sự thành bại của bản thân chúng ta.

Hãy coi quá khứ là trường học và bước tới tương lai với sự háo hức.

Nói về mục tiêu:

Nếu không có mục tiêu thì chúng ta sẽ chẳng biết phải đi về đâu cả!

Chúng ta không thể tiến tới tương lai một cách nửa vời được. Chúng ta không thể theo đuổi mục tiêu một cách nửa vời được. Một mục tiêu được theo đuổi nửa vời thì chỉ đơn giản là một ước muốn mà thôi, mà ước muốn thì thường là thứ dùng để tự huyễn hoặc bản thân.

Đừng gửi những con vịt tới trường cho đại bàng. Bạn sẽ làm tổn thương những con vịt vì nó không thể bay như đại bàng. Bạn cũng sẽ làm tổn thương những con đại bàng vì nó không thể bay như con vịt. Bản thân bạn cũng bị tổn thương vì cả vịt và đại bàng đều bị tổn thương.

Hạnh phúc không phải là một cái gì đó bạn trì hoãn cho tương lai; nó là cái bạn thiết kế cho hiện tại.

Nếu bạn không thiết kế kế hoạch cuộc sống của riêng bạn, rất có thể là bạn sẽ rơi vào kế hoạch của người khác. Và đoán những gì họ đã lên kế hoạch cho bạn?

Nói về phát triển bản thân:

Những gì bạn trở thành sẽ tác động trực tiếp đến những gì bạn đạt được. Để thu hút những người quyến rũ, bạn phải quyến rũ. Để thu hút những người mạnh mẽ, bạn phải mạnh mẽ. Để thu hút những người thành tâm, bạn phải thành tâm. Thay vì tìm kiếm họ, bạn phải thay đổi bản thân. Khi bạn thay đổi, bạn sẽ thu hút được họ. Sau khi trở thành triệu phú, bạn có thể cho đi toàn bộ số tiền của mình bởi vì điều quan trọng không phải là số tiền một triệu đô la, mà điều quan trọng là con người bạn đã trưởng thành trong quá trình trở thành triệu phú.

Nếu bản thân bạn không có giá trị… bạn sẽ không kiếm được nhiều tiền. Trở thành con người có giá trị là chìa khóa để thành công.

Cuộc sống của bạn có đi lên hay không, tất cả nằm ở những cuốn sách bạn đọc và những người bạn gặp.

Đừng chỉ đọc những thứ DỄ DÀNG. Bạn có thể được GIẢI TRÍ, nhưng bạn sẽ không bao giờ PHÁT TRIỂN.

Tất cả những việc bạn làm để thay đổi tương lai của bạn là bắt đầu thay đổi những quyết định của bạn.

Nếu bạn làm việc chăm chỉ vì công việc của bạn, bạn sẽ chỉ đủ tiền để sống; Nhưng nếu bạn làm việc chăm chỉ cho chính bản thân bạn, bạn sẽ có một gia tài.

Giá trị lớn trong cuộc sống không phải là những gì bạn nhận được. Giá trị lớn trong cuộc sống là những gì bạn trở thành.

Nếu bạn thay đổi, tất cả mọi thứ sẽ thay đổi cho phù hợp với bạn; đừng chờ đợi mọi thứ sẽ thay đổi cho bạn vì nó sẽ không thay đổi; thay đổi chính bản thân mình…. và mọi thứ sẽ thay đổi theo bạn.

Cuộc sống được tạo ra để bạn nhận những gì bạn XỨNG ĐÁNG chứ không phải những gì bạn MUỐN.

Nói về tinh thần doanh nhân:

Lợi nhuận tốt hơn tiền lương. Tiền lương giúp bạn đủ sống, lợi nhuận tạo cho bạn một gia tài. Có lợi nhuận có nghĩa là tiếp cận được một cái gì đó và khiến nó trở nên tốt hơn trước đây. Tinh thần doanh nhân là niềm hy vọng cho tương lai của chúng ta.

Để thành công trong kinh doanh, đơn giản là chỉ cần nói với thật nhiều người hàng ngày. Và điều phấn khởi nhất là có rất nhiều người để bạn nói!

Lời nói của bạn tạo ra giấc mơ để ai đó có thể hiểu được nó, để ai đó có thể nhìn thấy nó, để ai đó có thể hành động. Đó chính là vai trò của bạn.

Mạnh mẽ nhưng không khiếm nhã. Tốt bụng nhưng không yếu đuối. Dũng cảm nhưng không bắt nạt. Khiêm tốn nhưng không nhút nhát. Nghĩ kĩ nhưng không lười biếng. Tự hào nhưng không tự mãn. Hài hước nhưng không điên rồ. – Bạn đã làm được bao nhiêu trong 7 điều này?

Nói về hành động:

Sự kỳ diệu của hạt giống và đất trồng không được tạo ra bởi lời nói khẳng định, mà phải thông qua lao động, chỉ có hành động. Hãy coi nghỉ ngơi là một điều cần thiết chứ không phải là một mục tiêu. Chỉ nghỉ ngơi đủ để hồi phục sức khỏe. Nếu thiếu những hành động liên tục thì những mối đe dọa của cuộc sống sẽ sớm lấn át những giá trị.

Nếu muốn thì bạn sẽ tìm cách. Nếu không muốn, bạn sẽ tìm lý do.

Động lực là thứ giúp bạn bắt đầu; thói quen là thứ giữ cho bạn đi tới.

Cần tranh luận: Tranh luận giúp tinh lọc một ý tưởng hay. Chúng ta cần biết cách tranh luận về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Tranh luận củng cố lòng tin và giúp chúng ta tự bảo vệ mình trước những hệ tư tưởng khác mà chúng ta sẽ gặp trên đường đời. Thấu hiểu quan điểm bên đối lập là cách tốt nhất để củng cố quan điểm của mình.

Những bức tường mà bạn dựng lên xung quanh mình có thể giúp bạn tránh được sự đau khổ, nhưng chúng cũng ngăn bạn có những niềm vui.

Ông có đề cập 5 thành phần của thành công – giàu có, đó là:

  1. Triết lý sống: cách ta nghĩ

  2. Thái độ sống: cách ta cảm nhận

  3. Hành động: những gì ta làm

  4. Kết quả: đo lường thường xuyên để biết ta đang ở đâu

  5. Lối sống: cách ta sống cho chính ta

Ông thừa nhận rằng “Những hiểu biết về cuộc đời và kinh doanh mà tôi có là kết quả của một quá trình lâu dài được tiếp cận với nguồn ý tưởng phong phú và dồi dào từ những người khác”.

Với biệt tài “diễn đạt những ý tưởng cũ theo những cách mới”, Rohn đã trở thành diễn giả có ảnh hưởng nhất thế giới.

“Hành trình đi về phía cuộc sống tốt đẹp bắt đầu bằng một cam kết nghiêm túc với việc thay đổi bất kỳ khía cạnh nào trong triết lý sống hiện tại của chúng ta mà có khả năng ngăn cản chúng ta đạt được GIẤC MƠ CỦA MÌNH.” – Jim Rohn.

 

Emanvn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *