1. Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm có ý nghĩa ra sao?
Sơ yếu lý lịch chắc không còn quá lạ lẫm với các bạn ứng viên. Và mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm về cơ bản cũng tương tự và giống như sơ yếu lý lịch tự thuật thông thường. Tuy nhiên, rất nhiều bạn sẽ cho rằng làm thêm thì cần gì phải có sơ yếu lý lịch. Suy nghĩ này thực tế có chính xác hay không?
Việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm là rất cần thiết. Bởi cho dù đó là một việc làm thêm thì vẫn cần có sự xác nhận thông tin ứng viên một cách chính xác nhất. Điều này đảm bảo cho việc xây dựng nền tảng niềm tin giữa người tuyển dụng và ứng viên xin đi làm. Do vậy mà sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác minh thông tin của ứng viên.
Thêm vào đó, nhà tuyển dụng cũng cần phải lưu trữ thông tin của nhân viên. Cho dù đó là nhân viên làm thêm đi chăng nữa. Bởi chỉ cần khi đi làm thì đã tạo ra mô hình người sử dụng lao động và người lao động, xuất hiện giao dịch về mặt tài chính là tiền lương. Do đó, quản lý nhân viên dựa trên việc lưu trữ thông tin là rất quan trọng. Sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm sẽ đóng vai trò là yếu tố căn cứ về thông tin ứng viên một cách chính xác và tổng quát nhất.
Sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm
Một cách tổng quát thì sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc ứng tuyển cũng như tìm kiếm cho mình một việc làm thêm ưng ý. Không chỉ với ứng viên mà với nhà tuyển dụng, đây cũng là yếu tố cần được chuẩn bị một cách cẩn thận và đầy đủ nhất với việc hoàn chỉnh về mặt nội dung. Vậy, cách điền mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm như thế nào? Những phần thông tin tiếp theo sẽ giúp bạn sở hữu mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm tiêu chuẩn.
Tham khảo thêm: Sơ yếu yếu lý lịch tự thuật 03
2. Nội dung chính trong sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm
Việc tìm hiểu và khám phá về nội dung chính trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình hoàn chỉnh về nội dung của toàn bộ sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm.
Những phần nội dung chính trong sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm bao gôm các mục sau đây:
– Phần bìa sơ yếu lý lịch
– Phần thông tin cá nhân
– Phần hoàn cảnh gia đình
– Phần quá trình hoạt động của bản thân
– Phần khen thưởng và kỷ luật
– Phần lời cam đoan.
Đây sẽ là những nội dung mà bạn cần phải hoàn thiện một cách đầy đủ để đảm bảo mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm của mình đúng tiêu chuẩn và yêu cầu.
3. Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm chi tiết
3.1. Viết phần bìa của sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm
Nội dung trang bìa của sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm sẽ là nội dung đầu tiên cần được hoàn thiện. Những thông tin bạn cần cung cấp tại trang bìa như sau:
– Ảnh chân dung cá nhân kích thước 4 x 6 cm, được dán tại phía trên góc bên tay trái của mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm.
– Họ và tên: Viết bằng chữ in hoa, ghi chính xác họ tên đầy đủ của bản thân.
– Giới tính: Ghi rõ giới tính của mình là nam hay nữ.
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Ghi rõ địa chỉ theo sổ hộ khẩu đăng ký thường trú của gia đình.
– Số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân: Ghi chính xác số in trên thẻ, cùng với đó là thời gian cấp, nơi cấp.
– Khi cần báo tin cho ai: Ghi chính xác họ tên người cần báo tin. Có thể là ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,… Cung cấp thông tin về địa chỉ, nơi họ đang sinh sống và số điện thoại cá nhân của người đó.
Cách viết SYLL xin việc làm thêm
3.2. Viết phần thông tin cá nhân
Đây là phần mở đầu trong nội dung chính của trang bìa. Phần này, bạn sẽ cần kê khai thông tin chi tiết về bản thân mình.
– Họ và tên: Ghi chính xác họ tên của mình và viết bằng chữ in hoa.
– Bí danh, tên thường gọi: Nếu có thì sẽ ghi vào từng mục tương ứng. Nếu không có thì bỏ trống.
– Ngày tháng năm sinh: Ghi chính xác ngày tháng năm sinh của mình theo giấy khai sinh.
– Nguyên quán: Ghi chính xác địa chỉ quê quán của mình, thường là nơi ông bà sinh sống và bố được sinh ra.
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Ghi địa chỉ theo sổ hộ khẩu thường trú của gia đình.
– Dân tộc: Ghi tên dân tộc của mình.
– Tôn giáo: Thường Việt Nam sẽ là tôn giáo không. Tuy nhiên, tùy theo quan điểm và văn hoá của mỗi dân tộc mà điều này có thể thay đổi.
– Thành phần bản thân hiện nay: Ghi rõ mình thuộc thành phần xã hội nào. Sinh viên, công nhân, công chức hay nông dân,….
– Trình độ văn hoá: Ghi rõ trình độ đào tạo phổ thông nhận được. Nếu bạn học hết lớp 12 thì sẽ là 12/12.
– Trình độ ngoại ngữ: Ghi rõ trình độ ngoại ngữ của bản thân.
– Thời gian kết nạp Đảng, Nơi kết nạp: Ghi theo quyết định kết nạp Đảng (nếu có).
Đảm bảo đầy đủ theo mẫu
– Thời gian kết nạp Đoàn, Nơi kết nạp: Ghi theo sổ Đoàn.
– Tình trạng sức khỏe hiện nay: Ghi rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân.
– Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Ghi thông tin chính xác về nghề nghiệp của bản thân hoặc thay bằng trình độ chuyên môn như Giáo sư, Tiến sĩ khoa học,…
– Cấp bậc, lương chính hiện nay: Ghi rõ cấp bậc của bản thân và mức lương hiện tại (nếu có).
– Ngày nhập ngũ, xuất ngũ và Lý do: Nếu đã từng nhập ngũ thì bạn sẽ điền thông tin vào phần này. Còn nếu không thì bỏ trống.
Tham khảo thêm: Cách ghi thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
3.3. Phần hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm
Ở phần nội dung này, bạn cần kê khai và cung cấp thông tin về những người thân trong gia đình mình. Từ bố, mẹ tới anh, chị,em ruột, vợ (chồng) và con cái.
– Điền thông tin về bố, mẹ:
+ Họ tên: Viết chữ in hoa và ghi họ tên đầy đủ của bố, mẹ.
+ Năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh của bố, mẹ.
+ Nghề nghiệp: Ghi nghề nghiệp hiện tại của bố, mẹ.
+ Thông tin của bố mẹ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945: Ghi rõ làm gì, ở đâu? Thường ở đoạn thời gian này thì hầu hết bố mẹ đều chưa sinh ra. Vì thế mà bạn có thể ghi ngắn gọn là chưa sinh.
+ Thời điểm trong kháng chiến chống thực dân Pháp làm gì? và ở đâu? Nếu bố mẹ bạn sinh ra trong thời điểm này thì có thể ghi là “Còn nhỏ, sống phụ thuộc vào gia đình”. Còn nếu không thì sẽ ghi như trên.
Hoàn cảnh gia đình
+ Từ năm 1955 đến nay: Ghi rõ nghề nghiệp, tên cơ quan mà bố, mẹ bạn đang làm việc.
– Thông tin của anh, chị, em ruột
Đối với anh, chị, em ruột thì các thông tin sẽ đơn giản hơn. Bạn cần cung cấp những thông tin sau đối với từng người. Bao gồm: Họ tên, Năm sinh, Địa chỉ nơi ở hiện tại, Nghề nghiệp và Trình độ chính trị.
– Thông tin về vợ (chồng)
Các thông tin cần cung cấp bao gồm: Họ tên, Tuổi, Nghề nghiệp, Nơi làm việc hiện tại, Nơi ở hiện nay.
– Thông tin về các con
Cần đưa ra các thông tin như Họ tên, Tuổi, Nghề nghiệp. Nếu bạn chưa có con thì có thể bỏ trống phần này.
3.4. Viết phần quá trình hoạt động của bản thân
Đối với quá trình hoạt động của bản thân thì bạn có thể ghi lẫn quá trình học tập và làm việc của mình. Tuy nhiên, cần ghi tóm tắt, ngắn gọn theo trường thông tin trong bảng được cung cấp.
Bạn sẽ kê khai thông tin dựa trên những nội dung sau:
– Thời gian: Từ tháng năm đến tháng năm
– Làm công tác gì: Ghi rõ mình làm công việc chính gì
– Ở đâu: Ghi địa điểm, tên cơ quan
– Giữ chức vụ gì: Ghi rõ chức vụ mà bạn đảm nhận ở thời điểm đó với từng công tác của mình.
Quá trình của bản thân
3.5. Viết phần khen thưởng và kỷ luật
Nếu bạn được khen thưởng hay từng bị kỷ luật thì sẽ ghi rõ hình thức khen thưởng và kỷ luật của mình. Còn nếu không thì bỏ trống.
3.6. Phần lời cam đoan
Thông thường phần này sẽ được in sẵn và bạn không phải viết. Tuy nhiên, bạn cần phải ký và ghi rõ họ tên vào phần người khai và đi xin dấu xác nhận cho sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm của mình.
4. Một số điều cần nhớ khi viết sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm
– Khai thông tin với tinh thần trung thực, thành thật.
– Chuẩn bị sẵn các giấy tờ cá nhân để đảm bảo thông tin được chính xác.
– Nên khai khi có người thân bên cạnh, đặc biệt là bố mẹ để phần hoàn cảnh gia đình được điền đầy đủ.
– Không gạch, xóa trong sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm.
– Không viết sai chính tả.
– Bắt buộc phải dán ảnh chân dung thì mới có thể xin xác nhận của xã, phường, thị trấn.
Tham khảo thêm: Sơ yếu yếu lý lịch dán ảnh 3×4 được không
Lưu ý
Trên đây chính là chia sẻ về mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm. Hy vọng việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm đã đơn giản hơn với bạn nhờ tham khảo bài viết này.