Bạn có biết, nước chiếm ⅔ khối lượng cơ thể con người. Việc cung cấp và duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc sống. Vậy, như thế nào là uống nước đúng cách? Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Sakura Việt Nam để thiết lập lại thói quen uống nước cho bản thân nhé.
Như thế nào là uống nước đúng cách?
Như thế nào là uống nước đúng cách?
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ uống nước thôi mà sao nhiều vấn đề rắc rối đến vậy. Bạn nên nhớ, nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể con người, chỉ nạp nước đơn thuần vào cơ thể thôi thì chưa đủ. Bên cạnh uống nước đúng lượng, bạn cần điều chỉnh lại thói quen uống nước cho đúng cách để cơ thể dễ dàng hấp thụ, nuôi dưỡng các tế bào.
Ngồi uống nước thay vì đứng
Rất nhiều người có thói quen sau khi lấy nước xong đứng uống luôn tại chỗ. Đây là thói quen không có lợi cho sức khỏe. Ngồi xuống và uống nước từ từ giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hạn chế tích tụ chất lỏng gây ra các vấn đề về xương khớp.
Hơn nữa, uống nước ở tư thế ngồi sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, giảm tích tụ các tạp chất. Từ đó, bảo vệ thận khỏi những tổn thương không đáng có và hạn chế bệnh viêm đường tiết niệu – bệnh lý rất nhiều người mắc phải ngày nay.
Uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ
Uống nhiều nước không những khiến cơ thể không hấp thụ được mà còn có xu hướng đào thải toàn bộ ra ngoài khiến các bộ phận hoạt động kém hiệu quả.
Uống nước đúng cách là uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục cho thoả cơn khát hoặc để bù lượng nước thiếu trong ngày.
Uống nước vào buổi sáng
Uống nước đúng cách vào mỗi buổi sáng
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, bạn nên uống một ly nước ấm vừa đủ để khơi gợi sự tỉnh táo. Nước ấm buổi sáng làm tăng nhiệt độ cơ thể, cải thiện hệ tiêu hoá, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nguy cơ táo bón, tăng nhu động ruột. Với vô vàn lợi ích cho sức khoẻ, chẳng có lý do gì bạn không cài đặt ngay chế độ nhắc nhở uống nước mỗi buổi sáng để duy trì thói quen tốt này.
Bổ sung nước kịp thời trước khi cơ thể khát
Uống nước đúng cách là uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát. Nếu thấy khát chứng tỏ cơ thể bạn đã mất đi 1% lượng nước cần thiết, bởi khi cơ thể đang thiếu nước thật sự thì mới tỏ ra dấu hiệu khát để báo động cấp nước ngay lập tức.
Để cơ thể thiếu nước lâu sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh nguy hiểm về tim, huyết quản, nặng hơn gây đột nguỵ, tim ngừng đập.
Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần vào quá trình trao đổi chất, để các bộ phận hoạt động trơn tru hơn. Do vậy, hãy uống ngay cả khi không khát.
Uống nước ấm thay vì nước lạnh
Uống nước quá lạnh sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng rát họng, viêm họng. Ngoài ra, các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hoá, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.
Nước uống bao nhiêu 1 ngày là đủ?
Uống bao nhiêu nước mỗi ngày là tốt nhất?
Bên cạnh uống nước đúng cách chuẩn khoa học, bạn đã biết cơ thể thực sự cần bao nhiêu nước mỗi ngày chưa?
Thông thường, cơ thể cần nạp 2-3 lít nước mỗi ngày, phân chia theo từng thời điểm trong ngày như sau:
- Thức dậy: Sau một giấc ngủ dài, uống 1 ly nước (250 ml) sẽ giúp cơ thể giải độc.
- Bữa sáng: uống 1/2 cốc nước vào bữa sáng
- Giữa bữa sáng và bữa trưa: uống ít nhất 1 ly nước
- 30-45 phút trước khi ăn trưa: uống 1 ly nước
- Bữa trưa: uống nửa cốc nước vào bữa trưa
- Giữa bữa trưa và bữa tối: uống ít nhất 1-1,5 cốc nước
- 30-45 phút trước khi ăn tối: uống 1 ly nước
- Bữa tối: Uống 1/2 cốc nước vào bữa tối
- Giữa bữa tối và trước khi đi ngủ: uống ít nhất 1 ly nước.
Vậy là bạn đã uống đủ 2 lít nước (8 ly*250ml) mỗi ngày hoặc bạn sử dụng thêm các thực phẩm giàu khoáng chất khác cũng giúp bổ sung nước cho cơ thể một cách tự nhiên.
Thời điểm uống nước tốt nhất
Uống nước đúng cách, đúng thời điểm giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và phát huy được tối đa công dụng của nước.
- Sau khi ngủ dậy: Cơ thể sau một đêm dài không được cung cấp nước trong khi các cơ quan vẫn hoạt động bình thường. Vì thế, uống nước sau khi ngủ dậy là rất cần thiết. Nó giúp kích thích các cơ quan nội tạng hoạt động, đặc biệt là dạ dày giúp loại bỏ độc tố sau một đêm dài nghỉ ngơi, sẵn sàng để nạp năng lượng buổi sáng.
- Sau bữa trưa: Cải thiện hệ tiêu hoá, giúp các chất dinh dưỡng được chuyển hoá và hấp thụ hiệu quả.
- Trước khi tắm: Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và ổn định huyết áp, tránh gây đột quỵ
- Trước và sau tập luyện: Quá trình tập luyện tiêu hao nhiều năng lượng đòi hỏi cần được bổ sung kịp thời, tránh tình trạng mất nước, kiệt sức do tập luyện, ổn định nhịp tim. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước ngay sau khi ngừng tập sẽ tạo áp lực cho tim. Hãy nghỉ ngơi một chút để các cơ quan ổn định trở lại rồi uống nước để bù đắp lượng nước vừa mất đi nhé.
- Trước khi ngủ: Uống nước trước khi đi ngủ hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào chết, nhuận đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải tránh đi vệ sinh nhiều.
Những sai lầm khi uống nước gây hại cho sức khỏe
Dù nước là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta những nước cũng gây hại cho sức khỏe nếu uống nước không đúng cách. Việc uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có khá nhiều người mắc phải những sai lầm dưới đây gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ.
Đợi khát mới uống nước
Đợi khát nước rồi mới uống khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ mệt mỏi, da khô, môi khô, da dẻ dễ hình thành các nếp nhăn,…
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia: “ Khi nạp vào cơ thể một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bổ sung các chất điện giải sẽ gây ngộ độc nước”.
Những sai lầm khi uống nước không tốt cho sức khỏe
Uống càng nhiều nước càng tốt
Uống nước đúng cách có phải là nên uống nhiều nước? Uống ít nước không tốt nhưng uống quá nhiều cũng chưa chắc đã có lợi. Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị trung bình 1 người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Cụ thể hơn, với nam giới là 3,7 lít, với phụ nữ khoảng 2,7 lít ~ 8 cốc nước.
Tuy nhiên, con số này không chỉ đến từ duy nhất nguồn nước bạn uống, mà còn có trong các loại thực phẩm, hoa quả, rau xanh,…mà cơ thể nạp hàng ngày.
Đừng vì áp lực những con số mà gượng ép bản thân nạp vào một lượng nước quá nhu cầu. Uống quá nhiều nước một lúc khiến thận đào thải không kịp, hệ tiêu hoá bị quá tải, đẩy hết các dưỡng chất và nguyên tố vi lượng ra ngoài theo đường nước tiểu.
Uống nước trong lúc ăn
Thói quen uống nước trong lúc ăn là thói quen rất nhiều người Việt đang mắc phải khiến hệ tiêu hoá bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là dạ dày.
Bởi theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, vừa ăn vừa uống, nước sẽ đi vào cơ thể và pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hoá thức ăn, tăng lượng insulin trong cơ thể gây tích tụ chất béo.
Chỉ uống đủ 8 ly nước mỗi ngày
Lượng nước cần thiết đối với cơ thể là khác nhau, phụ thuộc vào trọng lượng và kích thước của mỗi người.Không nên quá cứng nhắc uống đủ 8 ly nước mỗi ngày trong khi cơ thể không hoạt động gì để tiêu hao năng lượng. Bạn cần linh hoạt, trừ hao lượng nước từ các loại thực phẩm giàu nước như trái cây, thực phẩm, sữa, dù chúng không thể thay thế nước hoàn toàn.
Uống nước vừa được đun sôi
Nước sau khi được đun sôi, clo dùng để khử trùng nước sẽ kết hợp với các hợp chất hữu cơ có sẵn làm biến đổi cấu trúc nước, tạo nên chất hydrocacbon, chloroform gây ung thư, cực kỳ nguy hiểm.
Do vậy, máy lọc nước là thiết bị được khuyên dùng hiện nay để hạn chế việc phải đun nấu nước để sử dụng, tránh nguy cơ tái nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Uống nước ngọt thay nước lọc
Với nhiều fan cuồng đồ có gas, họ chọn uống nước ngọt thật nhiều để cung cấp đủ nước cho cơ thể thay vì uống nước lọc. Trong nước ngọt có chứa nhiều hoá chất không tốt cho cơ thể, khiến tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Cảm giác sảng khoái, tỉnh táo nước có gas mang lại chỉ là cảm giác nhất thời. Uống quá nhiều sẽ khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng khả năng mắc bệnh béo phì.
Ai cũng biết rằng nước cần thiết cho cơ thể, nhưng uống nước đúng cách như thế nào thì không phải ai cũng nắm vững. Hi vọng với bài viết ở trên sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm khi uống nước, đồng thời điều chỉnh lại chế độ uống nước hàng ngày để cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.