Bảng chấm công cho nhân viên là công cụ đắc lực cho nhà quản lý trong việc tính công và trả lương cho nhân viên. Vì vậy, cách làm bảng chấm công đúng chuẩn trên một công cụ hữu ích sẽ rất cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp.
Bảng chấm công là một công cụ quản lý lương vô cùng phổ biến mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng biết đến. Việc làm chủ bảng chấm công sẽ giúp cải thiện sự minh bạch trong quản lý lương, tăng tính logic và hệ thống trong quản lý nhân sự nói chung trong doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cho bạn biết mọi thứ liên quan đến bảng chấm công và cách để tạo ra một bảng chấm công đúng chuẩn.
I. Bảng chấm công là gì?
II. 5 phương thức chấm công phổ biến nhất hiện nay
III. 3 phương pháp thực hiện chấm công hiệu quả
IV. Cách làm bảng chấm công bằng Excel mới nhất (có file mẫu)
V. Phần mềm hỗ trợ quản lý thời gian làm việc và làm bảng chấm công tự động
I. Bảng chấm công là gì?
Bảng chấm công là một chứng từ kế toán phổ biến. Loại chứng từ này không bắt buộc phải làm theo mẫu hay theo luật, nhưng rất nhiều doanh nghiệp đều sử dụng nó để quản trị nhân sự dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể tuỳ ý tạo bảng chấm công theo cách mình mong muốn tùy theo đặc điểm và văn hóa của doanh nghiệp; nhưng yêu cầu phải có đủ nội dung, quy định như trong Luật Kế Toán hoặc văn bản hướng dẫn luật kế toán.
II. 5 phương thức chấm công phổ biến nhất hiện nay
Không phải tự nhiên người ta xây dựng bảng chấm công – một chứng từ không bắt buộc theo mẫu – để quản lý và lưu trữ dữ liệu về lương.
Bảng chấm công có tác dụng giúp doanh nghiệp thực hiện hoá rất nhiều mục đích:
-
Mục đích quản lý: Mọi hoạt động của nhân viên như ngày nghỉ, ngày làm, thông tin BHXH, BHYT,… và các yếu tố tác động đến quyết định trả lương cho mỗi cá nhân đều nằm bên trong bảng chấm công đó. Chỉ khi các hoạt động này nằm dưới quyền chỉnh sửa, rà soát, thực hiện của các chuyên viên thì nhà quản lý mới dễ dàng tính toán được các chi phí, phúc lợi của nhân sự trong toàn doanh nghiệp.
-
Mục đích lưu trữ, truy xuất: Khi nhà quản lý hay chuyên viên nhân sự, hoặc thậm chí bản thân nhân viên cần truy xuất bất cứ thông tin gì liên quan đến việc đi làm của cá nhân nhân viên, không có gì đáng tin cậy hơn bảng chấm công tại thời điểm được xét. Các bảng chấm công ngày trước đều được làm thủ công bằng tay, là một xấp giấy được lưu kho từ năm này qua năm khác. Còn ngày nay, các phần mềm hiện đại xuất hiện đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu chung; giúp việc lưu trữ, truy xuất cũng trở nên dễ dàng.
-
Mục đích minh bạch hóa: Bảng chấm công sẽ được thực hiện dưa trên hợp đồng và các thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhân viên. Sau khi thực hiện nhập liệu các thông số và tính toán, các thông tin này sẽ được công khai cho nhân viên để cùng xử lý thắc mắc phát sinh. Trong trường hợp này, cả hai phía đều có quyền xem và xác nhận đồng thuận với bảng chấm công, các mối nghi ngờ hay tranh chấp về quyền lợi sau này sẽ không còn nữa.
Một vài phương thức chấm công phổ biến thường được sử dụng trong doanh nghiệp như sau:
1. Chấm công bằng thẻ từ
Đây là cách chấm công phổ biến khi mỗi nhân viên sẽ được cấp một thẻ từ có mã ID riêng, không trùng lặp và được sử dụng để chấm công hoặc quét qua một số cổng đặc biệt của cơ quan (nếu có). Thẻ từ có thể được sử dụng để phân biệt quyền hạn thâm nhập của một cá nhân với một tổ chức, ví dụ như thẻ nhân viên sẽ không truy cập được vào các khu vực chỉ chấp nhận thẻ giám đốc.
Một số ưu điểm của hình thức chấm công bằng thẻ từ:
-
Các máy chấm công dễ dàng lắp đặt ở mọi nơi. Với các dòng máy khá tốt hiện nay thì vấn đề kỹ thuật hay ảnh hưởng bởi môi trường, thời tiết đều có thể khắc phục được.
-
Chấm công thẻ từ phù hợp với công ty có lượng nhân công đông đảo.
-
Máy xử lý chấm công và sắp xếp dữ liệu nhanh chỉ sau 1 lần quét nên vào 1 thời điểm có nhiều nhân công cùng chấm công cũng không thành vấn đề.
Bên cạnh các ưu điểm, máy chấm công thẻ từ cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
-
Dễ xảy ra trường hợp chấm công hộ.
-
Trong trường hợp mất thẻ, việc làm lại thẻ khiến công ty mất thêm thời gian và chi phí. Điều nhức nhối là tình trạng này khá phổ biến ở các công ty có lượng nhân công đông đảo.
Nhiều doanh nghiệp hiện đang sử dụng phương thức chấm công bằng thẻ từ
2. Chấm công bằng vân tay
Về kỹ thuật, máy chấm công vân tay sẽ sử dụng vân tay của chính nhân viên để ghi nhận sự có mặt. Mỗi cá nhân thường sẽ được sử dụng 2-3 mẫu vân tay làm dữ liệu mẫu cho hệ thống (thường là ngón trỏ).
Chấm công vân tay có các ưu điểm như:
-
Không cần thẻ hay bất kỳ vật dụng gì khác giúp tránh tình trạng đánh mất hoặc bỏ quên.
-
Xử lý dữ liệu có độ chính xác, bảo mật cao.
-
Tránh được việc nhân viên chấm công hộ nhau.
Tuy nhiên, chấm công vân tay vẫn tồn tại vài nhược điểm:
-
Thời gian xác nhận dữ liệu và lưu trữ sẽ lâu hơn thẻ từ. Nếu có nhiều nhân viên cùng tới chấm công một lúc sẽ khá mất thời gian.
-
Các yếu tố bên ngoài môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
-
Một số công việc lao động chân tay có thể không phù hợp với hình thức này vì dấu vân tay bị mờ, bẩn, ướt sẽ không thể chấm công được.
Hai hình thức chấm công này có quy trình hoạt động khá giống nhau, đều đem lại sự tiện lợi và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp khi nó đảm bảo được tính sạch sẽ, nhanh chóng, chính xác, tối ưu. Nhiều doanh nghiệp đã lắp máy chấm công ở gần cửa và đòi hỏi người ra/vào phải dùng thẻ từ hoặc dấu vân tay để mở cửa. Điều này cũng tăng sự an toàn khi làm việc trong công ty.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà hai cách chấm công trên đều bộc lộ nhược điểm. Cụ thể là trong các công ty làm về sản xuất hoặc vận tải, số lượng nhân công chủ yếu là lao động phổ thông rất đông đảo và khó kiểm soát. Nếu dùng máy thẻ từ rất dễ chấm công hộ nhau, còn dùng máy vân tay cũng không hiệu quả vì dấu vân tay của nhân công thường xuyên bị mờ ướt. Lúc này, các nhà quản lý nên cân nhắc cách thứ 3.
3. Chấm công truyền thống
Cách chấm công truyền thống không được tự động, lưu trữ chính xác hay có tính an ninh cao nhưng có thể là một giải pháp cho các trường hợp như trên. Khi điểm danh trực tiếp, người trường nhóm hoặc tổ trưởng sẽ có báo cáo chính xác nhất về số lượng nhân viên làm công đúng giờ. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra tiêu cực trong cách này bởi người đứng đầu các nhóm nhỏ đó có thể bị mua chuộc mà những cấp trên không hề hay biết.
4. Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt (Face ID)
Vẫn là một thiết bị được gắn gần cửa ra vào giống như máy chấm vân tay hoặc thẻ từ, nhưng chiếc camera và phương thức chấm công nhận diện khuôn mặt sử dụng công nghệ AI thực sự là một bước đột phá.
Nó đã khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của ba phương pháp chấm công quen thuộc ở trên:
- Không cần mang theo thẻ, tránh tình trạng quên hoặc mất.
- Chấm dứt tình trạng nhân viên chấm công hộ nhau.
- Dữ liệu được xử lý nhanh, nhiều người có thể chấm công cùng một lúc.
- Camera chấm công có thêm tác dụng an ninh, bởi lẽ nó ghi lại khuôn mặt của tất cả mọi người xuất hiện trong tầm quét.
Nhưng để áp dụng phương thức này thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo:
- Nhận diện khuôn mặt thường chỉ để chấm công chứ không tích hợp với chức năng đóng mở cửa, nên cần sắp xếp hình thức bảo mật ra vào khác.
- Cần có một thời gian nhất định cho máy học, sau đó hệ thống mới có thể nhận diện chính xác từng người.
Nhận diện khuôn mặt là một trong những cách chấm công nhân viên có độ chính xác cao (Ảnh minh hoạ: Base Vision)
5. Chấm công trực tuyến trên các ứng dụng web/mobile
Công nghệ ngày càng phát triển theo một tốc độ đáng kinh ngạc. Bằng chứng là các ứng dụng 4.0 sinh ra không chỉ để phục vụ các mục đích quản lý công việc và cộng tác từ xa nữa mà còn hỗ trợ việc chấm công từ xa trong doanh nghiệp.
Nếu nhân viên không có mặt tại văn phòng để chấm vân tay hay quẹt thẻ từ, họ có thể dùng các ứng dụng được lập trình hiện đại để chấm công trực tuyến. Mỗi nhân viên được công ty cấp cho một tài khoản đăng nhập, họ có thể thực hiện thao tác bằng cách truy cập vào website hoặc dùng luôn trên ứng dụng di động (mobile app). Một số ứng dụng có thêm tính năng xét duyệt cho nhà quản lý.
Phương thức chấm công này có nhiều tiện lợi đáng kinh ngạc:
- Nhân viên có thể chấm công bất kể khi có mặt tại văn phòng hoặc không.
- Dữ liệu ghi nhận tức thời, chính xác, nhân viên có thể nhìn thấy đã chấm công thành công hay chưa.
- Có khả năng tích hợp cao với các phần mềm tính lương tự động.
Và tất nhiên, doanh nghiệp cũng phải “thức thời” trước công nghệ:
- Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đều cần được cung cấp một tài khoản phần mềm.
- Để chấm công được thì nhân viên phải có thiết bị mang theo (điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…) và phải kết nối internet.
- Có thể xảy ra trường hợp chấm công hộ.
Phương thức hiện đại này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp không phải lao động chân tay quá nhiều, đội ngũ nhân sự thường xuyên không có mặt tại văn phòng hoặc phải làm việc ở nhiều cơ sở khác nhau.
Hiện đã có nhiều ứng dụng chấm công trực tuyến cho nhân viên hiện đại và hiệu quả (Ảnh minh hoạ: Base Checkin)
III. 3 phương pháp thực hiện chấm công hiệu quả
Trong một cơ quan có nhiều phòng ban, mọi thành viên thuộc các phòng / nhóm khác nhau đều có trách nhiệm minh bạch hóa và hỗ trợ ghi chép chấm công. Mỗi phòng ban phải tự lập bảng chấm công hằng tháng và người tổng hợp mới là chuyên viên phòng Nhân sự. Phòng nhân sự không có trách nhiệm phải ghi chép tất cả các thông tin về nhân sự của các phòng ban khác nhau. Việc chấm công phải được làm hằng ngày và đến cuối tháng phải được người có trách nhiệm ký xác nhận trước khi nộp chấm công cho bộ phận Nhân sự để tiến hành các bước tiếp theo.
Những trách nhiệm về chấm công có thể khác nhau ở các doanh nghiệp nhưng về đa phần sẽ là như trên. Để thực hiện chấm công tốt, các quản lý phải lựa chọn một phương pháp chấm công phù hợp nhất cho đặc thù công việc của từng cá nhân, bộ phận.
Dưới đây là các phương pháp ghi nhận chấm công thường dùng nhất:
1. Chấm công theo giờ
Người làm bảng chấm công sẽ phải làm bảng tổng hợp theo các giờ làm việc trong ngày của nhân viên. Người phụ trách sẽ có trách nhiệm kiểm tra và tích vào các giờ làm công có mặt của nhân viên đó kèm theo các đánh giá, ghi chú nếu có. Các quy định về việc chấm công theo giờ cần phải tuân theo các ký hiệu riêng biệt để không bị lẫn sang chấm công theo ngày.
Chấm công theo giờ thường sẽ phù hợp với các công việc làm thêm, bán thời gian hoặc các công việc thời vụ trả lương theo giờ. Tiền lương của lao động sẽ là tiền lương thỏa thuận tính theo giờ của nhân viên đó nhân với số giờ làm việc thực tế.
2. Chấm công theo ngày
Đây là cách chấm công phổ biến nhất với phần lớn các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi công ty sẽ có quy định và ký hiệu riêng cho cách chấm công này với nhiều hình thức khác nhau như chấm công vân tay, chấm công bằng thẻ, chấm công truyền thống. Cách chấm công này có thể áp dụng với mọi nhân viên ở mọi vị trí.
Đối với những trường hợp đặc biệt như nhân viên phát sinh các khoảng thời gian phải ra ngoài gặp khách hàng, đi huấn luyện nghiệp vụ,… mà không có mặt ở cơ quan để chấm công đúng giờ, công ty cần có cơ chế dùng những ký hiệu chấm công khác để vẫn đảm bảo ngày công cho nhân viên.
Các ký hiệu chấm công này cũng sẽ khác nhau theo quy định của từng doanh nghiệp, ví dụ như đi họp là H, đi đặt hàng là B, đi huấn luyện là T,… Biểu mẫu chấm công sẽ ghi việc đây là một công được tính cho nhân sự. Trong trường hợp một người làm hai công việc trong cùng một thời gian thì ghi ký hiệu của công việc làm trước (ví dụ như 8 giờ sáng đi họp rồi 11 giờ đi đặt hàng thì ghi H) . Cách chấm công này hiện nay đã hơi lỗi thời vì nó đậm chất thủ công và cần đầu tư nhân lực.
3. Chấm công nghỉ bù
Đây là cách chấm công sử dụng riêng cho các công việc cần làm thêm giờ. Những người làm thêm giờ (tức tăng ca) sẽ được tính là làm thêm nhưng không hưởng lương mà sẽ được hưởng thời gian nghỉ bù. Vì vậy, khi người lao động nghỉ thì phần lương đó được ghi “NB” và vẫn được tính lương bình thường.
Thực tế ngày nay, có nhiều nhân viên trong các công ty vẫn chăm chỉ làm thêm mà không có bất kỳ ràng buộc về chấm công nào. Họ có thể đang cố gắng hoàn thành trách nhiệm đúng như được ghi trong hợp đồng hoặc có một mức thưởng được treo sẵn trong phòng của nhà quản lý. Việc chấm công nghỉ bù bây giờ tự nhiên hơn và không mang tính thủ tục như trước.
IV. Cách làm bảng chấm công bằng Excel mới nhất (có file mẫu)
Sau khi tìm hiểu về cách chấm công và các phương thức chấm công hiện tại, giờ là lúc doanh nghiệp thu về dữ liệu và đưa chúng vào các bảng chấm công. Công ty có thể sử dụng chấm công máy (thẻ hoặc vân tay) hoặc sử dụng chấm công nhập tay. Hiện nay, chấm công theo máy phổ biến hơn bởi ứng dụng công nghệ thông tin của nó giúp tiết kiệm khá nhiều nguồn lực thời gian và công sức cho doanh nghiệp.
Dưới đây là các loại bảng chấm công phổ biến đang được áp dụng và mẫu file Excel bạn có thể tham khảo:
1. Bảng chấm công theo giờ bằng Excel
Bảng chấm công theo giờ là bảng chấm công có ghi chú rõ giờ – ra vào để tính toán thời gian làm thực tế của nhân viên cũng như việc liệu nhân viên có đi làm và về đúng giờ hay không.
2. Bảng chấm công theo ngày (trong 01 tháng)
Bảng chấm công theo ngày là bảng chấm công của từng ngày mà nhân viên đó làm việc trong giờ hành chính. Bảng chấm công sẽ tính tổng số ngày công của nhân viên và tính lương cho nhân viên hằng tháng.
3. Bảng chấm công theo tuần
Đây là bảng chấm công dành riêng cho các nhà quản lý coi trọng việc báo cáo theo tuần, và việc chấm công sẽ được báo về từng tuần một. Mỗi tháng thường có 4 bản chấm công tuần và quản lý tính lương nhân viên dựa trên đó. Cách chấm công này thường không phổ biến và chỉ phù hợp với doanh nghiệp cần báo cáo tiến độ định kỳ thường xuyên.
Mẫu bảng chấm công trên Excel mới nhất dành cho doanh nghiệp
Các tài liệu khác có thể tải về:
1. Bộ 6 biểu mẫu Excel quản lý hồ sơ nhân sự chuẩn (cập nhật năm 2021)
2. Bộ Từ điển năng lực & Bản mô tả công việc cho 60+ vị trí trong doanh nghiệp
3. Mẫu Excel bảng tính lương hiện hành mới nhất
“Chấm công thời 4.0”: Bạn đã biết về bộ ba phần mềm giúp tính toán và làm bảng chấm công tự động?
Cách chấm công nhân viên bằng bảng Excel ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm!
Có lẽ hơn ai hết, bạn hiểu rất rõ rằng để áp vào tính lương luôn cho nhân viên, một file chấm công Excel đơn giản như thế này là không đủ. Đâu thể chỉ đếm số công và nhân lên là được. Sẽ phải có hàng chục loại dữ liệu khác mà bạn cần phải biết:
- Tháng này có bao gồm ngày nghỉ lễ, tết nào không?
- Ngày nào là nhân viên xin cắt phép, ngày nào là xin nghỉ không lương?
- Liệu nhân viên đó có còn đủ ngày phép để trừ hay không?
- Ngày nào là nhân viên đi công tác thực sự (có xét duyệt của sếp)?
- Nhân viên đó có việc đột xuất nên xin về sớm 15 phút, sếp đã duyệt, có tính đủ ngày công hay không?
- Công ty quy định đi muộn dưới 30 phút thì phạt 50.000đ, từ 30 đến 60 phút thì phạt nửa công sáng, thực sự phải ngồi đếm phút của từng người hay sao?
- …
Tất nhiên những thông tin trên đều có thể được quản lý qua Excel, nhưng là ở trên nhiều file riêng biệt. Khi một chuyên viên C&B tiến hành tổng hợp dữ liệu, họ sẽ phải lần lượt tra cứu và nhập liệu trên hàng chục file thông tin như thế!
Rõ ràng là rất tốn thời gian, công sức mà vẫn thường xuyên xảy ra nhầm lẫn. Ngay cả khi những mẫu Excel đã được thiết kế rất chi tiết thì việc xử lý dữ liệu thủ công bằng tay vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ sai lệch, thậm chí là gặp phải sự can thiệp trái phép từ những đối tượng ngoài!
>>> Thấu hiểu nỗi lòng của chuyên viên C&B và các nhà quản lý doanh nghiệp, cuối năm 2020, Base.vn đã cho ra mắt bộ ba phần mềm để quản lý thời gian làm việc và chấm công nhân viên
Bộ phần mềm quản lý chấm công, tính lương cho doanh nghiệp Base HRM+
Công nghệ 4.0 này có khả năng tự động tổng hợp tất cả dữ liệu cần thiết để tạo thành một bảng chấm công hoàn chỉnh với độ chính xác cực kỳ cao. Thời gian làm bảng công của bạn hoàn toàn có thể giảm từ 3 ngày xuống chỉ còn 1 buổi, và quan trọng nhất là không phải đau đầu xử lý các nhầm lẫn phát sinh.
Bộ ứng dụng Base HRM+ bao gồm:
1. Đầu tiên, Base Checkin là phần mềm quản lý dữ liệu chấm công của nhân viên, hạn chế mất dữ liệu do hỏng máy móc
Base Checkin có khả năng để tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu chấm công từ tất cả các thiết bị của doanh nghiệp: máy chấm vân tay, máy quẹt thẻ từ, ứng dụng nhận diện khuôn mặt,… hoặc từ file Excel được tải lên; sau đó tự động hiển thị đâu là thời gian chấm công sớm nhất (giờ check-in) và muộn nhất (giờ check-out). Ứng dụng này cũng hỗ trợ nhân viên của bạn chấm công trực tuyến qua thiết bị di động.
Nhờ vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lưu trữ dữ liệu chấm công hàng ngày hoặc theo thời gian thực, hạn chế sai sót hoặc mất dữ liệu. Nhà quản lý dễ dàng tra soát và nắm bắt tình hình đi làm của nhân viên. Đội ngũ C&B không còn phải so sánh dữ liệu thời gian thủ công như trước. Còn nhân viên thì có thể theo dõi bảng công của mình mỗi ngày, vì dữ liệu luôn được cập nhật tức thời (real-time). Quan trọng hơn là tất cả các bên đều nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có sai sót.
Dữ liệu chấm công được cập nhật theo thời gian thực lên phần mềm Base Checkin
2. Tiếp theo, Base Timeoff là phần mềm để quản lý và phê duyệt các yêu cầu nghỉ phép
Chính sách nghỉ phép là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối nhất cho việc chấm công – tính lương. Hàng tháng, bộ phận C&B thường mất nhiều thời gian để tổng hợp hoặc kiểm tra xem mỗi nhân viên còn bao nhiêu ngày phép, quản lý đã duyệt cho nghỉ hay chưa, nhân sự có hay không nghỉ quá số ngày quy định.
Base Timeoff sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết triệt để những việc thủ công phức tạp trên. Phần mềm hỗ trợ 5 loại đề xuất chính: Nghỉ phép năm, Nghỉ phép cá nhân, Đi công tác, Làm việc ngoài văn phòng, Nghỉ không lương. Bạn có thể tạo ra các nhóm đề xuất chi tiết hơn tuỳ theo chính sách của doanh nghiệp.
Sau khi thiết lập các loại đề xuất, phần mềm sẽ tự động kiểm tra số ngày phép còn lại của nhân viên, tự động khoá quyền yêu cầu nghỉ phép khi số ngày nghỉ vượt quá số lần cho phép, giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra, đối chiếu cho bộ phận C&B. Mọi dữ liệu yêu cầu xin nghỉ, đi công tác của nhân viên đều được xuất ra đầy đủ dưới dạng file Excel, hoặc được kết nối tự động sang phần mềm Base Timesheet để tính toán bảng công cuối cùng.
Để lập ra bảng chấm công đầy đủ, doanh nghiệp có thể quản lý ngày phép của nhân viên trên phần mềm Base Timeoff
3. Base Timesheet là phần mềm tự động làm ra bảng công cuối cùng từ dữ liệu chấm công và nghỉ phép
Có thể nói 90% gánh nặng của bộ phận C&B sẽ được giải quyết bằng Base Timesheet. Bởi lẽ, phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu từ phần mềm chấm công (Base Checkin), phần mềm quản lý ngày nghỉ phép (Base Timeoff) và kết hợp với các loại ngày nghỉ lễ, nghỉ chế độ,… để cho ra bảng công hoàn chỉnh.
Đặc biệt, bộ phận C&B có thể tự định nghĩa các công thức tính công linh hoạt giống như công thức Excel ngay trên Base Timesheet. Vì vậy, bảng công có thể được tính với những nhu cầu rất đặc thù của mỗi doanh nghiệp, không đơn giản chỉ là đếm số công (0, 0.5, 1,…) mà còn tự động hiển thị ngày đi muộn, số tiền phạt đi muộn, mất một phần công,… Bảng công cuối cùng có đầy đủ thông tin trên một giao diện, hiển thị màu sắc và ký hiệu rất trực quan, dễ hiểu.
Phần mềm Base Timesheet có khả năng tự động lập ra bảng chấm công nhân viên hoàn chỉnh
Nói về kỳ vọng đối với bộ ba sản phẩm mới này, đại diện Base.vn khẳng định: “Mỗi sản phẩm công nghệ lúc đầu sẽ đơn thuần là một công cụ. Sản phẩm đủ tốt khi được áp dụng hiệu quả sẽ thay đổi thói quen và tạo ra những cách thức làm việc mới. Với bộ ba ứng dụng quản lý ngày công và nghỉ phép, chúng tôi tin rằng việc chấm công tính lương cho nhân viên sẽ trở thành một công việc nhẹ nhàng và đơn giản cho mọi doanh nghiệp.”
Không dừng lại ở đó, bộ ba này còn có khả năng tích hợp hoàn hảo với các phần mềm khác trong Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện Base HRM+ của Base.vn. Lấy ví dụ, dữ liệu chấm công được đồng bộ với danh sách nhân viên và mã chấm công có sẵn ở phần mềm quản lý thông tin nhân sự, hay bảng chấm công được tích hợp với phần mềm tự động tính lương cho nhân viên,…
Đọc thêm: Review top 6 phần mềm chấm công tốt nhất hiện nay
Kết luận
Bảng chấm công là một chứng từ kế toán kiêm tài liệu quản lý quan trọng cho các nhà quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm về các phương pháp và công cụ hỗ trợ chấm công khác nhau, từ đó lựa chọn cho mình một mẫu bảng chấm công phù hợp và áp dụng nó thành công cho doanh nghiệp của mình!
Không chỉ là bộ ba phần mềm giúp làm bảng chấm công tự động, Bộ giải pháp quản trị và phát triển nhân sự Base HRM+ còn hữu dụng và toàn diện hơn thế. Đây là công cụ phù hợp giúp các doanh nghiệp xây dựng một “framework quản trị nguồn nhân lực”, với 20 ứng dụng chuyên sâu để giải quyết 4 bài toán nhân sự chính:
1. Sắp xếp bộ máy tổ chức & Quản lý hồ sơ nhân sự
2. C&B
3. Thiết lập mục tiêu & Đánh giá hiệu suất
4. Đào tạo và phát triển
Nếu bạn cũng đang quan tâm tới quản trị nhân sự và cách các phần mềm Base HRM+ có thể tối ưu hoá toàn bộ bài toán này, hãy đăng ký ngay tại đây để nhận tư vấn và demo nhé!