Học phát âm tiếng Anh chuẩn khó hay dễ? Chắc chắn câu trả lời sẽ là rất khó đối với những ai mới bắt đầu hoặc mất gốc tiếng Anh rồi. Tuy nhiên bạn đừng lo vì Pasal sẽ hướng dẫn các bạn học cách đọc 44 âm cơ bản chuẩn xác và hiệu quả nhất thông qua các video sau đây.
I. BẢNG PHIÊN ÂM IPA LÀ GÌ?
Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế (IPA) có tổng cộng 44 âm chính bao gồm 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds). Tùy theo mỗi âm, bạn sẽ phải luyện phát âm tiếng Anh với 44 âm tương ứng.
Xem thêm: Cách học tiếng anh cho người mất gốc
II. CÁCH ĐỌC NGUYÊN ÂM (VOWEL SOUNDS)
Khi học cách phát âm 44 âm trong tiếng Anh, bạn phải nhận biết được 20 cách đọc nguyên âm chính được viết như sau: /ɪ/, /i:/, /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/.
1. Âm /ɪ/ – /i:/
-
/ɪ/ là âm i ngắn, phát âm giống âm “i” của tiếng việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh. môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp. Ví dụ: his /hiz/, kid /kɪd/
-
/i:/ là âm i dài, bạn đọc kéo dài âm “i”, âm phát từ trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. môi mở rộng hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên. Ví dụ: sea /siː/, green /ɡriːn/
2. Âm
/ʌ/ – /ɑ:/
-
/ʌ/ là âm lai giữa âm ă và âm ơ của tiếng việt, na ná âm ă hơn. phát âm phải bật hơi ra. miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao. Ví dụ: come /kʌm/, love /lʌv/
-
/ɑ:/ là âm a đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng. môi mở rộng, lưỡi hạ thấp. Ví dụ: start /stɑːt/, father /ˈfɑːðə(r)/
3. Âm /e/ – /æ/
-
/e/ tương tự âm e tiếng Việt nhưng cách phát âm cũng ngắn hơn. Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm / ɪ /, lưỡi hạ thấp hơn âm / ɪ /. Ví dụ: bed /bed/ , head /hed/
-
/æ/ là âm a bẹt, hơi giống âm a và e, âm có cảm giác bị nén xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp. Ví dụ: trap /træp/, bad /bæd/
4. Âm /ə/ – /ɜ:/
-
/ə/ là âm ơ ngắn, phát như âm ơ tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng. Ví dụ: banana /bəˈnɑːnə/, doctor /ˈdɒktə(r)/
-
/ɜ:/ là âm ơ dài. Âm này đọc là âm ơ nhưng cong lưỡi. Bạn phát âm / ə / rồi cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm. Ví dụ: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/
5. Âm /ɒ/ – /ɔ:/
-
/ɒ/
là âm o ngắn, tương tự âm o tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
Ví dụ: hot /hɒt/, box /bɒks/
-
/ɔ:/ phát âm như âm o tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng. Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
Ví dụ: ball /bɔːl/, law /lɔː/
6. Âm /ʊ/ – /u:/
-
/ʊ/ là âm u ngắn, khá giống âm ư của tiếng Việt.Khi phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp. Ví dụ: good /ɡʊd/, put /pʊt/
-
/u:/ là âm u dài, âm phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra, kéo dài âm u ngắn. Môi tròn, lưỡi nâng cao lên. Ví dụ: goose /ɡuːs/, school /sku:l/
7. Âm /aʊ/ – /ʊə/
-
/aʊ/ phát âm bằng cách đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi Tròn dần. Lưỡi hơi thụt về phía sau. Âm dài hơi.
Ví dụ: mouth/maʊθ/, cow /kaʊ/
-
/ʊə/ đọc như uo, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên. Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
Ví dụ: sure /∫ʊə(r)/, tour /tʊə(r)/
8. Âm /eə/ – /eɪ/
-
/eə/
phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi hơi thu hẹp. Lưỡi thụt dần về phía sau. Âm dài hơi.
Ví dụ: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/
-
/eɪ/ phát âm bằng cách đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên.
Ví dụ: face /feɪs/, day /deɪ/
9. Âm /ɔɪ/ – /əʊ/
-
/ɔɪ/ phát âm bằng cách đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước. Âm dài hơi. Ví dụ: choice /tʃɔɪs/, boy /bɔɪ/
-
/əʊ/ phát âm bằng cách đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau. Ví dụ: goat /ɡəʊt/, show /ʃəʊ/
10. Âm /ɪə/ – /aɪ/
-
/ɪə/ là nguyên âm đôi. Phát âm chuyển từ âm /ʊ/ rồi dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước. Ví dụ: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/
-
/aɪ/ phát âm bằng cách đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước. Âm dài hơi. Ví dụ: nice /naɪs/, try /traɪ/
Xem thêm: Cách học tiếng anh hiệu quả tại nhà
III. CÁCH ĐỌC PHỤ ÂM (CONSONANT SOUNDS)
Học cách phát âm 44 âm trong tiếng anh bao gồm cả phụ âm và nguyên âm. Đối với phụ âm, bạn phải nhận biết được 24 cách đọc chủ yếu: /p/, /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/.
1. Âm /p/- /b/
-
/p/ đọc gần giống âm P của tiếng Việt, hai môi chặn luồng không khí trong miệng sau đó bật ra. Cảm giác dây thanh quản rung nhẹ. Ví dụ: pen /pen/, copy /ˈkɒpi/
-
/b/ đọc tương tự âm B trong tiếng Việt. Để hai môi chặng không khí từ trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ. Ví dụ: back /bæk/, job /dʒɒb/
2. Âm /f/ – /v/
-
/f/ đọc âm tương tự PH trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới. Ví dụ: fat /fæt/, coffee /ˈkɒfi/
-
/v/ đọc như âm V trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới. Ví dụ: view /vjuː/, move /muːv/
3. Âm /t/ – /d/
-
/t/ đọc giống âm T trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, tạo sự rung ở dây thanh quản. Ví dụ: tea /tiː/, tight /taɪt/
-
/d/ phát âm giống âm /d/ tiếng Việt, vẫn bật hơi mạnh hơn. Bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản như đọc âm trên. Ví dụ: day /deɪ/, ladder /ˈlædə(r)/
4. Âm /k/ – /g/
-
/k/ phát âm giống âm K của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh. Ví dụ: key /ki:/, school /sku:l/
-
/g/ phát âm như âm G của tiếng Việt. Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh. Ví dụ: get /ɡet/, ghost /ɡəʊst/
5. Âm /h/ – /j/
-
/h/ đọc như âm H tiếng Việt, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung. Ví dụ: hot /hɒt/, behind /bɪˈhaɪnd/
-
/j/ khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng. Ví dụ: yes /jes/ , use /ju:z/
6. Âm /m/ – /n/ – /ŋ/
-
/m/ đọc giống âm M trong tiếng Việt, hai môi ngậm lại, luồng khí thoát ra bằng mũi.
Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/
-
/n/ đọc như âm N nhưng khi đọc thì môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.
Ví dụ: nice /naɪs/, sun /sʌn/
-
/ŋ/ khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm.
Ví dụ: ring /riŋ/, long /lɒŋ/
7. Âm /r/ – /w/ – /l/
-
/r/ đọc khác âm R tiếng Việt nhé. Khi phát âm, bạn cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước, Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng. Ví dụ: right /raɪt/, sorry /ˈsɒri/
-
/w/ môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng. Ví dụ: wet /wet/, win /wɪn/
-
/l/ cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên. Ví dụ: light /laɪt/, feel /fiːl/
8. Âm /s/ – /z/ – /ʃ/ – /ʒ/
-
/s/ phát âm như âm S. Bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản. Ví dụ: soon /suːn/, sister /ˈsɪstə(r)/
-
/z/ phát âm bằng cách để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản. Ví dụ: zero /ˈzɪərəʊ/, buzz /bʌz/
-
/ʃ/ khi đọc thì môi chu ra , hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên. Ví dụ: ship /ʃɪp/, sure /ʃɔː(r)/
-
/ʒ/ môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản. Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/
9. Âm /θ/ – /ð/
-
/θ/ /khi đọc nên đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung. Ví dụ: thin /θɪn/, path /pɑːθ/
-
/ð/ đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung. Ví dụ: this /ðɪs/, other /ˈʌðə(r)/
10. Âm /tʃ/ – /dʒ/
-
/tʃ/ đọc tương tự âm CH. Nhưng khác là môi hơi tròn, khi ói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh. Ví dụ: church /ʧɜːʧ/, match /mætʃ/
-
/dʒ/ phát âm giống /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Cách đọc tương tự: Môi hơi tròn, chi về trước. Khi khí phát ra,môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. Ví dụ: age /eiʤ/, gym /dʒɪm/
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo LỘ TRÌNH TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT GỐC CHỈ TRONG 3 THÁNG để chinh phục tiếng Anh giao tiếp ngay từ hôm nay!
Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!