Hướng dẫn chi tiết cách pha màu từ cơ bản đến nâng cao như thế nào?

Màu sắc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thật bất ngờ khi chỉ với những màu sắc cơ bản nhất; người ta có thể pha trộn tạo ra những sắc màu sáng, tối, rực rỡ khác nhau. Tham khảo bài viết sau để được hướng dẫn cách pha màu từ A-Z nhé!

1. Lý thuyết màu sắc là gì?

Nghe có vẻ hơi phức tạp, tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản rằng lý thuyết màu sắc vừa là khoa học vừa là nghệ thuật sử dụng màu sắc. Mỗi một người sẽ có cảm nhận khác và sự pha trộn màu sắc khác nhau. Trong lý thuyết màu sắc có 3 loại màu cơ bản sau đây: Hài hòa màu sắc, ngữ cảnh về cách sử dụng màu sắc và vòng tuần hoàn màu sắc.

1.1. Các thuật ngữ về màu sắc

Trước khi bước vào hướng dẫn cách pha màu, bạn cần nắm được một số thuật ngữ thông dụng sau:

  • Vòng tuần hoàn màu sắc – Color Wheel:

Đó là những vòng màu cơ bản hay còn gọi là màu truyền thống. Bao gồm: đỏ, vàng, xanh lá,…

  • Tông Màu – Hue:

Trên vòng tuần hoàn màu sắc chúng ta sẽ nhận thấy 12 màu cơ bản từ sáng đến tối. Và Hue được là tổ hợp của 12 họ màu đậm nhạt khác nhau. Nó được chuyển hoá thành những dạng sau đây: Shade (màu tối), Tint (màu nhẹ), Tone (tông lặng). 

  • Màu cơ bản – Primary Color:

Là 3 màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh dương. Đây là 3 sắc màu mà không thể có sự phối màu nào khác có thể tạo thành.

  • Màu bậc 2 – Secondary Color:

Trộn 3 màu cơ bản lại và ta sẽ có được màu bậc 2 bao gồm: xanh lá, cam và tím.

  • Màu bậc 3 – Tertiary Color:

Màu bậc 3 được tạo ra bởi sự pha trộn màu sắc từ màu bậc hai và một màu cơ bản. Ví dụ như: Xanh – tím, vàng xanh lục, xanh lục đỏ cam, màu vàng cam, đỏ – tím.

  • Màu bổ túc (hay còn gọi là màu bổ sung) – Complementary Colors:

Màu bổ túc được tạo thành bằng sự phối hợp màu đối xứng dựa trên vòng tuần hoàn màu sắc. Các màu bổ túc này khi đứng gần nhau thường sẽ hỗ trợ và tôn nhau lên. Ví dụ như: Đỏ – xanh, cam – lam, vàng – tím…

  • Màu tương tự – Analogous Colors: 

Là màu được hình thành bằng cách phối 3 màu sắc tương tự liền kề nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc. Ví dụ như: Đỏ, cam và vàng.

2. Pha màu bù là gì? Cách pha màu bù

Màu phụ, hay còn được biết đến là màu bù là các màu được tạo nên bằng cách phối hợp các màu cơ bản. Đây là dạng màu thuần khiết nhất vì nó đến thẳng từ nguồn (ánh sáng).

2.1. Hướng dẫn cách pha màu bù

Cách pha màu bù còn có tên gọi khác là sử dụng hệ màu RGB, chúng được hòa trộn như sau:

  • Màu cánh sen = đỏ + xanh dương
  • Xanh lơ = xanh lá cây + xanh dương
  • Màu vàng = xanh lá cây + đỏ

Khi các màu bù này được phối hợp lại với nhau, nó sẽ tạo ra màu trắng.

3. Pha màu trừ là gì? Cách pha màu trừ

Pha màu trừ là cách pha trộn màu từ ánh sáng có màu phản chiếu. Bề mặt hấp thụ tất cả ánh sáng ngoại trừ màu nhất định, lúc này ánh sáng sẽ bị phản xạ và được quan sát.

3.1. Hướng dẫn cách pha màu trừ

Trước khi pha màu trừ bạn bạn cần chuẩn bị những màu vẽ cơ bản sau: Màu hồng cánh sen, vàng, xanh lơ, màu xanh dương, xanh lá, trắng, đỏ và đen,…

Để tạo ra 3 màu thứ cấp (màu xanh dương, đỏ và xanh lá) ta cần dùng 2 màu gốc cơ bản trộn với nhau, chẳng hạn như:

  • Xanh dương = cánh sen + xanh lơ
  • Xanh lá cây = vàng + xanh lơ
  • Đen = xanh lơ + vàng + cánh sen
  • Đỏ = vàng + cánh sen

4. Hướng dẫn cách pha màu chi tiết nhất

Sau khi tìm hiểu về màu bù, màu trừ và cách phối màu để tạo ra chúng. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục đi vào tìm hiểu các bước pha màu chi tiết như thế nào.

4.1. Cách pha màu thứ cấp

Với nguyên liệu chính là các màu sơ cấp như vàng, đỏ và xanh dương. Chúng ta có thể pha trộn và tạo ra các màu thứ cấp. Đặc điểm của màu thứ cấp là tông hơi trầm, tối. Ví dụ:

  • Cam = đỏ + vàng
  • Tím = đỏ + xanh dương
  • Xanh lá = xanh dương + vàng

4.2. Cách tạo ra màu tam cấp

Hai màu thứ cấp bất kỳ trộn với nhau sẽ tạo ra 1 màu tam cấp. Ví dụ:

  • Màu nâu = xanh lá + cam
  • Màu gạch = cam + tím
  • Xám = tím + xanh lá

4.3. Cách tạo màu trung gian

Màu trung gian hay còn gọi là các màu nằm giữa màu thứ cấp và màu sơ cấp trên vòng tuần hoàn màu sắc. Màu trung gian chính là sự phối trộn giữa màu màu sơ cấp và thứ cấp. Trên thực tế có 6 màu trung gian:

  • Vàng – cam = vàng + cam
  • Đỏ – cam = đỏ + cam
  • Tím – đỏ = đỏ + tím
  • Xanh dương – tím = xanh dương + tím
  • Xanh lá – xanh dương = xanh dương + xanh lá
  • Vàng – xanh lá = xanh lá + vàng

4.4. Tạo các màu nhẹ – tints

Màu nhẹ có tông nhạt hơn màu gốc. Bởi vậy để pha chế màu nhẹ, ngưới ta thường thêm màu trắng vào màu gốc ban đầu; càng nhiều màu trắng sẽ tạo ra màu càng nhẹ hay càng nhạt. Ví dụ:

  • Trắng + Đỏ = Hồng. Màu hồng là màu nhạt hơn rất nhiều của đỏ.

4.5. Tạo các màu tối – shades

Trái ngược với các màu nhẹ, màu tối được tạo thành khi thêm màu đen vào màu gốc. Màu sẽ càng tối nếu màu đen càng nhiều màu đen.

Tuy nhiên nếu bạn lỡ tay cho quá nhiều màu đen và muốn màu sáng lại một chút. Bạn hãy lấy thêm một ít màu gốc pha vào hỗn hợp màu đó.

5. Kết lại

Màu sắc xung quanh chúng ta muôn màu muôn vẻ. Chỉ với một vài thao tác nhỏ và những lưu ý khi pha màu, các bạn hẳn sẽ tự tạo ra được những màu sắc sinh động. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *