Vẽ, nhận xét biểu đồ là một trong những dạng bài thường xuyên xuất hiện trong các bài thi môn Địa lý và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số điểm của cả bài thi. Nổi bật trong đó phải kể đến chính là dạng biểu đồ miền. Vậy bạn đã hiểu về biểu đồ miền là gì cũng như cách vẽ, nhận xét biểu đồ này như thế nào chưa? Nếu còn gặp khó khăn trong các vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin timviec365.vn cung cấp dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu chung về biểu đồ miền
1.1. Khái niệm biểu đồ miền
Trong quá trình học tập thì ta đã gặp không ít các loại biểu đồ sử dụng cho các môn học như Toán, Hoá, Sinh, Địa Lý,… Trong đó các loại biểu đồ, đồ thị được sử dụng trong Toán học rất quan trọng và nó là một phần giúp cách học toán hiệu quả cũng như được sử dụng trong đề các dạng toán lớp 9 ôn thi vào 10. Nhưng hiện tại chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về loại biểu đồ miền được dùng trong môn Địa Lý.
Biểu đồ miền được đánh giá là loại biểu đồ không quá phức tạp, dễ vẽ và được rất nhiều bạn học sinh thích trong quá trình học tập, làm các bài kiểm tra. Tuy nhiên, để có thể vẽ một cách chính xác biểu đồ miền theo quy định thì trước hết các bạn cần hiểu về khái niệm biểu đồ miền là gì?
Khái niệm biểu đồ miền
Biểu đồ miền hay còn có tên gọi khác là biểu đồ diên là dạng biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, động thái phát triển của đối tượng nào đó. Hình dáng của biểu đồ miền là một hình chữ nhật hoặc hình vuông, trong đó được phân chia thành các miền khác nhau.
Hiện nay, không ít bạn học sinh bị nhầm lẫn giữa biểu đồ miền và biểu đồ tròn khi bản chất của chúng đều thể hiện về mặt cơ cấu. Tuy nhiên thì chúng hoàn toàn khác nhau và để biết khi nào cần sử dụng biểu đồ miền, hãy cùng theo dõi phần tiếp theo nhé.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học
1.2. Khi nào sử dụng biểu đồ miền?
Việc xác định khi nào cần sử dụng biểu đồ miền rất quan trọng đối với các bạn học sinh trong quá trình học tập, làm các bài thi. Nắm rõ được các dấu hiệu, các tiêu chí quyết định sử dụng biểu đồ miền sẽ giúp các bạn làm bài đúng và đạt điểm cao. Cụ thể, biểu đồ miền sẽ được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:
Khi nào sử dụng biểu đồ miền?
– Cần thể hiện về cơ cấu tỷ lệ, sự thay đổi của cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu. Ví dụ như là cơ cấu của các ngành nghề, cơ cấu về dân số,…
– Cần thể hiện về động thái phát triển của hiện tượng, sự vật nào đó.
– Đối với biểu đồ miền thì số liệu đưa ra ít nhất phải ở 4 mốc.
>> Xem thêm: Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11
1.3. Các loại biểu đồ miền trong môn Địa lý
Trong biểu đồ miền hiện nay lại có thêm các dạng nhỏ khác mà các bạn học sinh cần hết sức lưu ý để xác định, thể hiện cho thật chính xác. Theo đó, trong quá trình làm bài tập, bài thi, các bạn cần xem xét để lựa chọn 1 trong 2 dạng biểu đồ miền sau:
– Dạng biểu đồ miền chồng nối tiếp
– Dạng biểu đồ chồng từ gốc tọa độ
>> Xem thêm: Hướng dẫn thi Toeic
Các loại biểu đồ miền trong môn Địa lý
2. Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền nhanh và chính xác
2.1. Cách vẽ biểu đồ miền trên giấy đúng chuẩn
Vẽ biểu đồ miền thực tế không quá khó và học sinh có thể nhanh chóng thực hiện được chỉ sau 1 – 2 lần hướng dẫn. Cũng chính bởi sự đơn giản này mà rất nhiều học sinh mong muốn, hy vọng trúng đề thi biểu đồ miền. Cụ thể, để vẽ biểu đồ miền chính xác, các bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: trước hết bạn cần phải phân tích số liệu, xây dựng hệ trục tọa độ
Trong bước này thì các bạn sẽ phải thực hiện một số vấn đề đó là:
– Đọc yêu cầu của đề bài, phân tích, xử lý các số liệu (nếu cần thiết).
– Tiến hành xác định các tỷ lệ, phạm vi của khổ giấy sao cho đảm bảo phù hợp và thể hiện được hết các giá trị trong biểu đồ.
– Khi xây dựng hệ trục tọa độ để vẽ biểu đồ, các bạn cần lưu ý không tự ý sắp xếp thứ tự của các số liệu nếu như không được yêu cầu trong đề bài.
Cách vẽ biểu đồ miền trên giấy đúng chuẩn
Bước 2: bắt đầu vẽ biểu đồ miền
– Xây dựng nên một hình chữ nhật (hoặc hình vuông) sao cho hợp lý về chiều cao (trục tung) sẽ bằng khoảng 2/3 chiều dài (trục hoành).
– Đánh số chuẩn trên trục tung (tỷ lệ %) và cần phải đảm bảo cách đều nhau (ví dụ như là 0, 10, 20, 30,…, 100 hoặc cũng có thể là 0, 20, 40,…, 100).
– Năm đầu tiên và năm cuối cùng sẽ thể hiện ở trung tung 2 bên.
– Đối với trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì các bạn sẽ vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Theo đó, việc sắp xếp thứ tự của các miền cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp, có ý nghĩa nhất. Đồng thời khi vẽ biểu đồ miền, các bạn cùng cần phải tính toán đến trực quan, tính thẩm mỹ của biểu đồ.
– Chiều cao của hình chữ nhật sẽ thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng thì thường thể hiện thời gian (năm).
Bước 3: hoàn thiện biểu đồ miền
Các bước vẽ biểu đồ miền
Cuối cùng sẽ là bước các bạn kiểm tra lại toàn bộ các yếu tố để hoàn thiện biểu đồ miền. Trong bước này thì các bạn cần thực hiện một số điều sau:
– Ghi số liệu ở giữa của miền (lưu ý sẽ không giống cách ghi như biểu đồ đường).
– Hoàn chỉnh về bảng chú giải, tên của biểu đồ miền.
Trong quá trình vẽ biểu đồ miền, các bạn sẽ cần lưu ý về những vấn đề sau để đảm bảo không bị sai sót đáng tiếc:
– Thứ nhất là biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối, nó thể hiện về mặt động thái thì nên dựng 2 trục, trong đó 1 trục thể hiện đại lượng, 1 trục giới hạn năm cuối. Tuy nhiên thì dạng này sẽ khá ít gặp trong các bài kiểm tra, bài thi.
– Thứ hai đó là lưu ý về khoảng cách năm thật chính xác.
– Thứ ba là với những trường hợp yêu cầu thể hiện về mặt cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… thì các bạn sẽ phải xử lý các số liệu về dạng tỷ lệ % trước rồi mới bắt đầu vẽ biểu đồ miền.
>> Xem thêm: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
2.2. Cách vẽ biểu đồ miền trên excel
Hiện nay, trong quá trình học tập, làm các bài tập đơn giản thì các bạn học sinh hay giáo viên có thể vẽ biểu đồ miền trên excel một cách nhanh chóng. Các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Cách vẽ biểu đồ miền trên excel
– Bước 1: chuẩn bị bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ miền cùng các khu vực dữ liệu cần thể hiện.
– Bước 2: bắt đầu vẽ biểu đồ miền bằng cách chọn vào Insert – chọn Other Charts – chọn All Chart Types.
– Bước 3: tiếp đến, ngay tại hộp thoại Insert Chart, các bạn click vào Area để có thể chọn các dạng biểu đồ phù hợp cho dữ liệu và ở đây sẽ là biểu đồ miền.
– Bước 4: cuối cùng, các bạn chọn OK là phần mềm excel sẽ tự đưa ra các gợi ý biểu đồ để bạn chọn ra biểu đồ miền.
Như vậy, chỉ với 4 bước đơn giản là các bạn có thể hoàn thành việc vẽ biểu đồ miền trên excel, đồng thời cũng có thể thay đổi các yếu tố, cách trình bày sau đó một cách đơn giản.
>> Xem thêm: Bài tập về đường tròn lớp 9
3. Nhận xét biểu đồ miền như thế nào?
Việc nhận xét biểu đồ miền như thế nào để đảm bảo chính xác cũng là điều mà các bạn học sinh luôn băn khoăn. Vì bên cạnh việc vẽ biểu đồ, nhận xét cũng sẽ chiếm một tỷ lệ điểm nhất định. Ví dụ bài tập vẽ biểu đồ là 3 điểm thì phần nhận xét có thể chiếm đến 1 điểm. Vậy nhận xét biểu đồ miền như thế nào?
Nhận xét biểu đồ miền như thế nào?
– Đầu tiên, các bạn sẽ nhận xét chung toàn bộ số liệu thông qua việc nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của các số liệu.
– Tiếp đến, các bạn sẽ nhận xét về hàng ngang trước, theo thời gian thì yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm ở mức độ bao nhiêu? Sau đó thì sẽ tiếp tục nhận xét yếu tố B, C,… tương tự như yếu tố A và nêu rõ về sự chênh lệch giữa các yếu tố.
– Sau đó, bạn sẽ nhận xét về hàng dọc xem yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và xem các yếu tố này có sự thay đổi thứ hạng như thế nào?
– Cuối cùng là kết luận, giải thích về các số liệu của biểu đồ miền.
>> Xem thêm: Bài tập về hoán vị chỉnh hợp tổ hợp
4. Một số lỗi cần tránh khi vẽ biểu đồ miền
Biểu đồ miền mặc dù khá đơn giản, tuy nhiên vẫn không ít bạn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện, có thể do sơ suất, cũng có thể do các bạn chưa hiểu rõ về cách vẽ biểu đồ miền. Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn cần biết để tránh bị trừ điểm trong các bài kiểm tra, bài thi của mình.
– Mắc lỗi với các ý chính trên biểu đồ như là:
Một số lỗi cần tránh khi vẽ biểu đồ miền
+ Thiếu số liệu trên hình vuông, hình chữ nhật hay thiếu số 0 ở gốc tọa độ.
+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành hoặc sai tỷ lệ ở trục tung.
+ Vẽ biểu đồ miền nhưng chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng và thiếu đơn vị.
+ Không viết chú giải, không lấp đầy hình chữ nhật.
– Các lỗi mắc phải ở yếu tố phụ ngoài biểu đồ như là thiếu tên, bảng chú giải.
Để nắm rõ hơn về cách vẽ biểu đồ miền cũng như một số lưu ý, dạng bài tập liên quan đến biểu đồ miền trong môn Địa lý, mời các bạn tải các file dưới đây để tham khảo nhé.
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Tải xuống ngay
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, các bạn sẽ nắm rõ về yêu cầu, nguyên tắc vẽ biểu đồ miền như thế nào và làm tốt các bài kiểm tra, bài thi của mình nhé.
Con số biết nói về cơ hội việc làm ngành địa lý học ra làm gì?
Địa lý học là một ngành khá thú vị mà nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu và muốn biết học ngành này ra làm gì, hãy cùng đọc bài viết sau nhé.
Ngành địa lý học ra làm gì?
Chia sẻ:
Từ khóa liên quan
Chuyên mục