Nếu bạn đang tìm món ăn nhiều chất dinh dưỡng, không chứa nhiều calo thì phải chọn ngay gạo lứt. Gạo lứt có vỏ chưa bóc lớp cám gạo nên vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng và ít calo hơn gạo trắng. VinID sẽ giúp tìm hiểu và hướng dẫn cách nấu cơm gạo lứt thơm dẻo, siêu đơn giản tại nhà nhé!
1. Giải đáp: Cơm gạo lứt bao nhiêu calo?
Gạo lứt được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là nhiều chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho cơ thể hơn là gạo trắng thông thường. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt (tính cho 100g gạo lứt):
-
Năng lượng: 110,9 kcal
-
Carbohydrate: 77,24g (đường chiếm 0,85g và chất xơ chiếm 3,5g)
-
Chất béo: 2,92g
-
Chất đạm: 7,94g
-
Vitamin: Vitamin B1 (0,401mg), B2 (0,093mg), B3 (5,091mg), B5 (1,493mg), B6 (0,509mg) và B9 (20mg)
-
Khoáng chất: Canxi (23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), manga (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
-
Nước: 10,37g
Qua bảng dinh dưỡng trên, bạn có thể thấy mức calo năng lượng của gạo lứt thấp nhưng lại chứa rất nhiều khoáng chất giúp bồi bổ cho cơ thể của bạn.
2. Tác dụng của cơm gạo lứt
Gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho cơ thể, được nhiều tín đồ eat-clean lựa chọn vì ít calo và tốt cho sức khỏe. Gạo lứt có rất nhiều tác dụng như:
-
Giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
-
Tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường các chức năng của đường ruột, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phù hợp với người biếng ăn và hấp thụ kém.
-
Đối với người tiểu đường sẽ giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường.
-
Chuyển đổi vitamin thành canxi giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa xương.
-
Giúp làm đẹp da, giảm cân và duy trì vóc dáng.
-
Hỗ trợ gan bài tiết và thải độc, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
3. Hướng dẫn cách nấu cơm gạo lứt siêu dễ
Nấu gạo lứt cũng giống như nấu gạo trắng nhưng khi bạn nấu và chế biến gạo lứt sẽ mất nhiều thời gian hơn.
3.1. Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện
Bước 1: Gạo lứt mua về, bạn đem vo sơ rồi ngâm nước ấm tầm 45 phút để giúp gạo mềm và dẻo hơn.
Bước 2: Sau 45 phút mang cả gạo và nước ngâm bỏ vào nồi cơm điện, đậy nắp nồi và cắm điện, bấm nút. Bạn đợi cơm chín thì nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng.
Bước 3: Thấy nồi bật nút thì bạn để cơm ủ trong nồi từ 10 đến 16 phút để gạo được mềm dẻo và nở đều hơn.
Bước 4: Trước khi lấy dùng thì bạn xới cơm cho tơi là được.
3.2. Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm thường
Bước 1: Trước khi nấu, bạn chuẩn bị nồi có nắp đậy kín. Gạo vo sạch và ngâm nước trong 45 phút (vo sơ để không làm nát hạt gạo).
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho gạo và nước ngâm vào nồi và nấu sôi. Thấy cơm sôi thì bạn xới cơm đều lên 1 lần rồi tiếp tục đậy kín nắp, hạ xuống lửa vừa và nấu đến khi thấy nước cạn hết.
Bước 3: Nước cạn thì hạ lửa nhỏ trong 5 phút rồi tắt bếp. Ủ cơm trong nồi 10 phút để hạt gạo nở đều. Khi dùng nhớ xới lại để tơi cơm.
Hy vọng với hướng dẫn cách nấu cơm gạo lứt trên sẽ giúp bạn có những bữa ăn ngon cho gia đình của mình. Tìm mua gạo lứt đúng chuẩn, đến ngay chuỗi cửa hàng Winmart hoặc qua ứng dụng VinID để được tích điểm và nhận ưu đãi khủng nhé!