Tomorrow Marketers – Mặc cho sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Twitter,… Facebook vẫn đang giữ vững vị trí dẫn đầu của mình với hơn 2,91 tỷ người dùng hàng tháng và quảng cáo Facebook vẫn là một công cụ mang lại hiệu quả cao được nhiều digital marketers lựa chọn cho các chiến dịch của mình. Nếu bạn mới bắt đầu với quảng cáo Facebook muốn tìm kiếm một bản hướng dẫn chạy quảng cáo một cách chi tiết nhất, thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Đọc thêm: Hướng dẫn từng bước chạy quảng cáo Tiktok cho người mới bắt đầu
1. Quảng cáo Facebook là gì?
Quảng cáo Facebook (Facebook Ads) là một giải pháp trả phí được Facebook cung cấp, cho phép hiển thị những nội dung về sản phẩm/dịch vụ/ưu đãi đến khách hàng mục tiêu là những người dùng trên nền tảng hoặc hệ thống thuộc nền tảng, từ đó giúp tăng đơn hàng, doanh thu cho doanh nghiệp.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt một bài quảng quảng với một bài viết thông thường nhờ vào dòng chữ Được tài trợ (Sponsored) hiện ngay dưới tên của Fanpage.
Đọc thêm: Thuật toán Facebook hoạt động thế nào?
2. Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Facebook chi tiết
Để chạy quảng trên Facebook bạn sẽ cần chuẩn bị trước:
- Thẻ Visa/Mastercard để thanh toán (Nên mở thẻ tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, ACB, Techcombank, BIDV,…)
- Tài khoản chạy quảng cáo trên Facebook (Có thể sử dụng tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp đều được)
- Fanpage để chạy quảng cáo
Trước khi đi sâu vào các bước thiết lập quảng cáo Facebook, hãy cùng đi tìm hiểu về cấu trúc cơ bản của một Facebook Ads Campaign.
Một chiến dịch quảng cáo Facebook bao gồm 3 level:
- Chiến dịch (Campaign): Setup mục tiêu của chiến dịch và hình thức mua quảng cáo
- Nhóm quảng cáo (Ad Set): Setup lịch chạy, đối tượng target, vị trí quảng cáo, đấu thầu,…
- Quảng cáo (Ad): Setup nội dung quảng cáo như lựa chọn định dạng, thêm hình ảnh, video, nội dung chi tiết, CTA, nút bấm, theo dõi tracking,…
Ở phần tiếp theo, Tomorrow Marketers sẽ cùng bạn đi sâu hơn từng bước trong quy trình thiết lập một chiến dịch quảng cáo Facebook cơ bản.
2.1. Tạo chiến dịch quảng cáo
Để setup chiến dịch bạn cần đăng nhập vào trình quản lý quảng cáo Facebook, chọn tab “Chiến dịch”, sau đó nhấn “Tạo”.
Bước 1: Chọn mục tiêu (Objective)
Với những mục đích khác nhau, bạn có thể lựa chọn những mục tiêu chiến dịch tương ứng. Dưới đây là một số lựa chọn mà bạn có thể sử dụng cho chiến dịch của mình:
- Mức độ nhận biết (Awareness): Hiển thị quảng cáo cho những người có nhiều khả năng nhớ đến quảng cáo nhất, nhằm tăng mức độ nhận biết của thương hiệu.
- Lưu lượng truy cập (Traffic): Chuyển người dùng tới một đích đến nào đó, nhằm tăng lưu lượng truy cập tới trang web, ứng dụng hoặc sự kiện trên Facebook.
- Lượt tương tác (Engagement): Tăng số tin nhắn, lượt xem video, lượt tương tác với bài viết, lượt thích Trang hoặc lượt phản hồi sự kiện.
- Khách hàng tiềm năng (Leads): Tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của bạn.
- Quảng cáo ứng dụng (App promotion): Thu hút những người mới cài đặt và tiếp tục dùng ứng dụng của bạn.
- Doanh số (Sales): Tìm những người có khả năng sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.
Bước 2: Đặt tên cho chiến dịch
Ngoài cách nhập thủ công tên chiến dịch mỗi khi tạo chiến dịch quảng cáo mới, bạn có thể sử dụng tính năng “Template” để đặt tên cho cả Campaign, Ad set và Ads theo một cấu trúc nhất quán.
Bước 3: Thiết lập ngân sách & Chiến lược giá thầu
Sau khi đã đặt tên, bạn nên bật tính năng Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (Campaign Budget Optimization) để Facebook tự động phân bổ ngân sách cho các nhóm quảng cáo.
Facebook sẽ hiển thị 2 tùy chọn khi thiết lập Ngân sách chiến dịch (Campaign Budget):
- Ngân sách hằng ngày (Daily Budget): Số tiền sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày cho chiến dịch.
- Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget): Số tiền sẵn sàng chi tiêu cho chiến dịch trong một khoảng thời gian nhất định
Tùy chọn ngân sách trọn đời sẽ cho phép bạn nhanh chóng tiếp cận nhiều người nhất trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đạt mục tiêu đề ra, trong khi ngân sách hằng ngày sẽ cho phép bạn tiếp cận đối tượng một cách ổn định hơn.
Sau khi đã set ngân sách, bạn sẽ tiếp tục chọn chiến lược giá thầu (Campaign bid strategy). Facebook cung cấp nhiều tùy chọn chiến lược giá thầu:
- Số lượng cao nhất (Highest Volume): Facebook sẽ không hạn chế chi phí cho mỗi chuyển đổi, mà sẽ tự điều chỉnh để tối ưu giá thầu sao cho thu được nhiều kết quả nhất.
- Chi phí trên mỗi kết quả (Cost per result): Giá thầu có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn, nhưng Facebook sẽ cố gắng giữ cho mức chi phí trung bình bằng hoặc thấp hơn mức chi phí giới hạn.
- Giới hạn giá thầu (Bid cap): Giá thầu sẽ được Facebook giới hạn ở mức thấp hơn ngưỡng bạn đặt ra, nếu cao hơn, quảng cáo sẽ dừng phân phối.
Với người mới chạy quảng cáo, bạn nên sử dụng chiến lược Số lượng cao nhất để Facebook tự động tối ưu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chiến lược khác tại Hướng dẫn về chiến lược giá thầu của Meta.
Đọc thêm: 4 nguyên nhân khiến CPM quảng cáo Facebook “đắt đỏ” và cách để cải thiện
2.2. Tạo nhóm quảng cáo
Sau khi đã tạo chiến dịch, bước tiếp theo là tạo nhóm quảng cáo. Bạn có thể tạo nhiều nhóm quảng cáo khác nhau trong cùng một chiến dịch.
Bước 1: Thiết lập ngân sách & lịch chạy
Nếu không sử dụng tính năng Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch, bạn sẽ set ngân sách hằng ngày/trọn đời cho chiến dịch tại đây. Còn nếu đã sử dụng tính năng này rồi, bạn sẽ chỉ cần set lịch chạy cho quảng cáo.
Bước 2: Thiết lập nhắm mục tiêu
Facebook cho phép bạn nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng dựa trên nhân khẩu học (Vị trí, độ tuổi, giới tính), sở thích, hành vi của người dùng.
Đọc thêm: Quảng cáo Facebook cho phép nhắm chọn mục tiêu như thế nào?
Ngoài ra bạn cũng có thể nhắm mục tiêu đến các đối tượng tùy chỉnh (custom audience) được tạo từ dữ liệu của bạn hoặc dữ liệu của Facebook. Ví dụ: Chạy các chiến dịch remarketing đến đối tượng đã mua hàng của mình bằng cách sử dụng danh sách khách hàng.
Hoặc nhắm mục tiêu đến các đối tượng tương tự (lookalike audience) để mở rộng tệp và tìm kiếm thêm những đối tượng tiềm năng. Ví dụ: Nhắm mục tiêu đến những đối tượng tương tự như những người đã vào landing page trong vòng 60 ngày.
Đọc thêm: Vì sao bạn nên chi tiền vào quảng cáo Facebook Lookalike?
2.3. Chọn vị trí đặt quảng cáo
Facebook cung cấp 2 tùy chọn lựa chọn vị trí đặt quảng cáo:
- Vị trí quảng cáo tự động: Đây là tùy chọn thích hợp với người mới chạy quảng cáo. Facebook sẽ tự động thử nghiệm các vị trí khác nhau, để lựa chọn những vị trí mang lại hiệu quả tốt nhất và phân bổ ngân sách cho những vị trí đó.
- Vị trí quảng cáo thủ công: Với tùy chọn này, bạn sẽ được chọn những vị trí mà bạn mong muốn quảng cáo xuất hiện: Bảng tin, Stories, Reels, Messenger,…
Ngoài ra, quảng cáo Facebook cũng có tính năng an toàn thương hiệu (Brand Safety) để ngăn quảng cáo xuất hiện trên những trang, hoặc vị trí không thích hợp.
2.3. Tạo quảng cáo
Sau khi thiết lập nhóm quảng cáo, bạn sẽ tiếp tục các bước để tạo ra mẫu quảng cáo. Với mỗi nhóm quảng cáo, bạn có thể tạo nhiều quảng cáo khác nhau.
Bước 1: Tạo mẫu quảng cáo
Facebook cung cấp cho bạn 3 tùy chọn để thiết lập định dạng quảng cáo:
- Tạo quảng cáo mới: Tải lên ảnh, video hoặc bản trình chiếu và thêm nội dung để tạo ra một quảng cáo mới.
- Sử dụng bài viết cho sẵn: Bấm chọn hoặc nhập ID để lựa chọn một bài viết có sẵn ở trên fanpage (đã được đăng hoặc lên lịch).
- Dùng mẫu mô phòng trên Creative Hub: Sử dụng các mẫu quảng cáo đã được tạo sẵn trên Creative Hub để tạo quảng cáo.
Đọc thêm: 6 phút tìm hiểu cách sản xuất nội dung Facebook Ads có tỷ lệ chuyển đổi cao
Sau khi đã tạo mẫu quảng cáo, bạn có thể thêm lời kêu gọi hành động (CTA) vào bài viết. Facebook cung cấp sẵn nhiều tùy chọn cho CTA như: Tìm hiểu thêm, Gọi ngay, Đăng ký ngay, Tải xuống,… Tùy vào mục tiêu mong muốn, bạn sẽ lựa chọn CTA cho phù hợp và thêm trang đích bạn muốn khách hàng truy cập vào.
Bước 2: Xem lại và hoàn thành quảng cáo
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, sử dụng tính năng Xem lại (Preview) để kiểm tra lại nội dung và giao diện của quảng cáo trước khi chạy. Sau khi đã kiểm tra ổn rồi, bạn bấm vào nút “Đăng” để hoàn thành quảng cáo và gửi quảng cáo cho Facebook xét duyệt.
Đọc thêm: Tận dụng thuật toán Facebook để tăng reach cho bài viết
4. Hướng dẫn cách bật/tắt hoặc xóa quảng cáo Facebook
Cách bật/tắt quảng cáo Facebook
Bạn có thể bật/tắt chiến dịch, nhóm quảng cáo, hay quảng cáo đơn lẻ. Chỉ cần nhấp vào tab tương ứng, sau đó nhấn vào thanh trượt ở cạnh tên chiến dịch, nhóm quảng cáo hay quảng cáo để bật hoặc tắt đi.
Lưu ý: Khi bạn đã tắt chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo bên trong sẽ dừng hoạt động bất kể bạn có tắt chúng đi hay không.
Cách xóa quảng cáo Facebook
Để xóa chiến dịch, nhóm quảng cáo, hay quảng cáo, tương tự như cách bật/tắt, bạn cũng cần nhấp vào tab tương ứng, tick chọn, sau đó nhấn vào icon xóa.
5. Một số tips giúp chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả cho người mới
Nhắm mục tiêu rộng và để Facebook giúp bạn tối ưu
Khi nhắm mục tiêu rộng, hệ thống phân phối của Facebook sẽ tự động thử nghiệm, để tìm ra những khách hàng tiềm năng và hiển thị quảng cáo đến họ. Đây là một giải pháp phù hợp nếu bạn là một người mới chạy quảng cáo và chưa chắc chắn mình muốn nhắm mục tiêu đến ai.
Ngoài ra, khi hệ thống đã chạy được một thời gian, và thu thập được một lượng dữ liệu nhất định, bạn có thể kiểm tra thông tin chi tiết về đối tượng tiềm năng mà Facebook đã chạy quảng cáo đến trong Audience Insights để tìm hiểu thêm về tệp khách hàng tiềm năng.
Tập trung tối ưu hình ảnh và nội dung
Theo một nghiên cứu từ Nielsen Catalina Solutions được công bố bởi Facebook, chất lượng nội dung ảnh hưởng đến 56% hiệu quả của một chiến dịch Facebook Ads. Nếu chất lượng nội dung không tốt, hình ảnh không đủ thu hút sẽ khiến khách hàng dễ dàng bỏ qua, không tương tác với quảng cáo. Đây sẽ được coi là tín hiệu tiêu cực khiến Facebook hạn chế hiển thị quảng cáo của bạn và đẩy giá quảng cáo lên cao.
Vì vậy, việc tối ưu nội dung và hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo là một bước vô cùng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả chiến dịch, tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Bạn có thể sử dụng công cụ Ad Relevance Diagnostics của Facebook để đánh giá sự quan tâm của khách hàng đối với quảng cáo của bạn so với những quảng cáo khác cùng hướng đến một nhóm đối tượng.
Nếu quảng cáo của bạn là đang được đánh giá ở mức below average, bạn có thể cải thiện nội dung theo hướng dẫn của Facebook về cách cải thiện relevance score.
Chạy các bài viết có nhiều tương tác
Thuật toán Facebook xếp hạng các bài viết dựa trên tương tác của những người đã nhìn thấy và tương tác với bài viết. Bài viết càng có nhiều tương tác, Facebook càng đánh giá cao và phân phối nó đến nhiều người hơn.
Vì vậy, trước khi bắt đầu chạy quảng cáo cho bài viết, bạn có thể đăng bài viết lên trên Fanpage để thu hút một lượng tương tác tự nhiên nhất định trước. Vừa giúp bạn kiểm tra trước liệu nội dung đã đủ thu hút chưa, vừa giúp tiết kiệm chi phí so với việc chạy một bài hoàn toàn mới.
Đọc thêm: 8 thủ thuật để thành công với Facebook Ads trong dịp Black Friday
Tạm kết
Mặc cho sự ra đời của ngày càng nhiều các nền tảng quảng cáo, quảng cáo Facebook vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các digital marketers cho các chiến dịch. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về cách set up và chạy một chiến dịch quảng cáo Facebook cơ bản. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về cách chạy và tối ưu quảng cáo trên Facebook, hãy tham khảo ngay khóa học Digital Performance của Tomorrow Marketers nhé!
Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!