Hồ Sơ Xin Việc Gồm Những Gì? Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều công ty đã cho phép ứng viên nộp hồ sơ online (hồ sơ trực tuyến). Tuy nhiên, khi đi phỏng vấn trực tiếp, một bộ hồ sơ xin việc bằng giấy vẫn rất cần thiết và quan trọng với mỗi ứng viên.

Một bộ sơ đầy đủ những thông tin và chứng minh được năng lực, khả năng của bản bản thân sẽ để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Bởi thế, việc chuẩn bị hồ sơ xin việc là vô cùng quan trọng. Vậy một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ gồm những gì?

Bài viết này Lê Ánh HR sẽ hướng dẫn cách viết một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, giúp bạn tiết kiệm được công sức, thời gian mà không phải lo lắng về bộ hồ sơ của mình.

Hồ sơ xin việc gồm những gì

I. Bộ Hồ Sơ Xin Xiệc Gồm Những Gì?

Hồ sơ xin việc là tất cả tài liệu thông tin cá nhân của người đi xin việc dùng để ứng tuyển, tồn tại dưới dạng cứng hoặc mềm và được tải lên với CV của bạn.

Thông thường, CV sẽ chứa thông tin giới thiệu về kỹ năng, kinh nghiệm, bản phác thảo quá trình làm việc trước đây của bạn thì hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các loại giấy tờ chứng minh những điều bạn nói và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đủ năng lực để ứng tuyển vào vị trí công việc đó.

Vậy một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ gồm những gì?

1. Đơn xin việc

Bạn có thể viết tay đơn xin việc theo mẫu hoặc tự thiết kế một đơn xin việc online và điền thông tin của mình vào đó. Đối với các vị trí công việc hóa đơn, chứng từ, ghi chú… thì một đơn xin việc viết tay sẽ tạo được ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.

2. CV

CV Với một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh thì CV là phần không thể thiếu. Vì thông qua Cv, nhà tuyển dụng sẽ nắm được các thông tin của bạn như quá trình học tập, làm việc, các kỹ năng bạn có, sở thích,.. qua CV này, người tuyển dụng sẽ cân nhắc xem bạn có đủ tiêu chuẩn so với yêu cầu công việc của họ không.

Đây được coi là phương tiện giúp bạn quảng cáo bản thân một cách dễ dàng và hiệu quả nhất, Vì vậy, hãy sáng tạo một bản CV thật ấn tượng và trình bày thật kỹ lưỡng để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng nhé. Và điều quan trọng là bạn phải trình bày được các thông tin như thông tin cá nhân, quá trình học tập, kỹ năng, kinh nghiệm, thông tin liên hệ, sở trường,…

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương

Sơ yếu lý lịch là một phần rất cần thiết trong hồ sơ xin việc của bạn, sơ yếu lý lịch thường kèm theo trong bộ hồ sơ mua sẵn. Việc cần làm là điền đầy đủ thông tin cá nhân vào bộ sơ yếu đó kèm ảnh chân dung theo yêu cầu. Sau đó, sẽ mang đi công chứng, xin xác nhận của chính quyền địa phương.

4. Giấy khám sức khỏe

Khi đi xin việc, giấy khám sức khỏe sẽ giúp chứng minh tình trạng sức khỏe của bạn phù hợp với yêu cầu công việc, qua đó, nhà tuyển dụng sẽ yên tâm hơn về hiệu suất làm việc của bạn. Hãy đến các trung tâm y tế có uy tín hoặc bệnh viện để khám sức khỏe để biết được tình hình sức khỏe của bản thân và xin giấy khám đó.

Một vài lưu ý là giấy khám này chỉ có hiệu lực trong một thời gian ngắn và không phải tất cả vị trí công việc đều sẽ yêu cầu có giấy khám này.

5. Bằng cấp và chứng chỉ

Phụ thuộc vào từng vị trí công việc, ứng viên sẽ được yêu cầu kèm theo các minh chứng về bằng cấp như bằng tốt nghiệp, ngoại ngữ, tin học văn phòng,… Những bằng cấp này chứng minh về khả năng của bạn, giúp nhà tuyển dụng tin tưởng về học vấn và kỹ năng bạn đã điền trong CV.

Với những sinh viên vừa ra trường hoặc mới hoàn thành khóa học chưa được cấp bằng hoặc chứng chỉ thì có thể nộp bảng điểm thay thế.

6. Ảnh chân dung theo yêu cầu

Bản photo căn cước/ chứng minh thư nhân dân có công chứng: Đây là một phần bắt buộc trong bộ hồ sơ của bạn. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi nộp phỏng vấn.

 

7. Các giấy tờ khác

– Hộ khẩu, giấy khai sinh,… tùy theo yêu cầu của công ty.

Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, hãy đọc kỹ những yêu cầu tuyển dụng ucar công ty và vị trí công việc đó để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ quan trọng. Một điều quan trọng là nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc nhiều hồ sơ cùng một lúc, nếu hồ sơ của bạn sơ sài, thiếu sót thông tin thì rất nhiều khả năng sẽ bị đánh trượt.

II. Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc

Một bản hồ sơ xin việc được trình bày rõ ràng, chuẩn chỉnh sẽ để lại ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Dưới đây là các cách viết giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc của bạn!

1. Cách viết đơn xin việc trong hồ sơ

Đơn xin việc sẽ là yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng chú ý và đọc để biết mong muốn của bạn để đưa ra quyết định tuyển dụng bạn hay không trước khi thông báo về lịch phỏng vấn. Đây là phương tiện để ứng viên thể hiện mong muốn của bản thân và sự quan tâm của mình đối với vị trí công việc đó.

Dù là viết tay hay đánh máy thì mỗi hình thức đơn xin việc đều có ưu và nhược điểm riêng. Về viết tay, mặc dù phải bỏ thời gian nhiều hơn, nhưng qua những dòng bạn viết trong đơn xin việc, nhà ứng tuyển phần nào hiểu được chất riêng của bạn.

Với đơn xin việc đánh máy thì sẽ dễ dàng trong việc bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp. bạn có thể in rồi nộp cho nhà tuyển dụng hoặc có thể nộp bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, để đơn giản hơn, bạn có thể tải mẫu trên mạng về và điền đầy đủ thông tin cần thiết.

Một tờ Đơn xin việc gồm các mục sau:

– Đầu tiên không thể thiếu là quốc hiệu, tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Tiếp theo đến tiêu đề được viết in hoa: “ĐƠN XIN VIỆC”

Phần mở đầu bao gồm các mục như Kính gửi (nêu rõ tên người nhận, chức vụ của họ và công ty đó);

Giới thiệu bản thân (tên, tuổi, địa chỉ, học vấn,…) và vị trí công việc mong muốn.

Phần thân: Trình bày sở trường, kinh nghiệm, các kỹ năng của bản thân,… Đặc biệt là nêu được các lý do thuyết phục cho câu trả lời “Tại sao công ty nênn lựa chọn bạn cho công việc đó” (Hãy thể hiện khát khao của bạn với vị trí công việc đó)

– Phần kết: Bạn sẽ viết các yêu cầu về lịch phỏng vấn với nhà tuyển dụng sau đó kèm theo lời cảm ơn, ngày tháng năm, ký và ghi rõ họ tên của mình.

2. Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc

Sơ yếu lý lịch giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được toàn bộ thông tin cá nhân như tên tuổi, nguyên quán, số điện thoại,.., thông tin gia đình của ứng viên. Ứng viên cũng cần nêu sơ lược quá trình đào tạo và nơi làm việc trước đó của bản thân. Mọi thông tin được nêu trong sơ yếu lý lịch cần đầy đủ, chính xác và cần có xác nhận từ địa phương.

Mỗi sơ yếu lý lịch gồm các mục sau:

Thông tin cá nhân: bạn phải điền đầy đủ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, điền khớp với các thông tin trên căn cước công dânh hoặc chứng minh thư.

Địa chỉ thường trú: là nơi ở hiện tại của bạn hoặc điền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Dân tộc

Tôn giáo: Nếu theo đạo thì điền đúng tên tôn giáo mình theo, còn không theo thì điền “không”.

Thành phần gia đình hiện nay của bạn:

Trình độ văn hoá: Ví dụ như trung cấp, cao đẳng, đại học,..

Trình độ ngoại ngữ: ghi chứng chỉ bạn có như TOEIC, IELTS, HSK,…

Tình trạng sức khoẻ: Ghi theo giấy khám sức khỏe.

Trình độ chuyên môn: liệt kê các bằng cấp chuyên ngành đạt được

Hoàn cảnh gia đình: Điền đầy đủ các thông tin về tên, tuổi, quê quán, nơi ở, nghề nghiệp của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, con cái (nếu có),…

Quá trình hoạt động của bản thân: Quá trình học tập, đi làm và các hoạt động xã hội cần ghi đầy đủ.

Khen thưởng và kỷ luật: Điền các giải thưởng mà bạn có, ghi rõ ngày tháng năm nhận được.

3. Cách viết CV

Nội dung cơ bản của một CV gồm những phần sau:

Thông tin cá nhân: Điền đầy đủ các thông tin của bạn gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, email,… Qua các thông tin này, các nhà ứng tuyển sẽ dễ dàng nắm được thông tin cơ bản của ứng viên, dễ dàng liên hệ với họ nếu đạt yêu cầu.

Học vấn: Ghi rõ chuyên ngành bạn đã học và trường học bạn đã theo học cùng thông tin thêm như điểm tốt nghiệp, GPA, xếp loại bằng cấp,…

Mục tiêu nghề nghiệp: đây là phần giới thiệu về những mong muốn, mục tiêu của bạn trên con đường theo đuổi nghề nghiệp. Những ứng viên có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng sẽ được đánh giá cao.

Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó. Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …). Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.

Kỹ năng: trình bày những kỹ năng bạn có như ngoại ngữ, tin học văn phòng, làm việc nhóm,…

Chứng chỉ

Giải thưởng

Sở thích: nêu những sở thích của bạn phù hợp với công việc ứng tuyển.

Hoạt động xã hội: Những hoạt động xã hội này sẽ thể hiện tính cách của bạn, sự năng động và nhiệt tình, qua đó sẽ được đánh giá cao hơn từ nhà tuyển dụng.

– Để tìm CV, bạn có thể tìm trên mạng, rất nhiều CV đẹp cho bạn lựa chọn, hãy lựa chọn một chiếc Cv phù hợp, thanh lịch,… và điền thông tin đầy đủ để có một chiếc CV ấn tượng.

III. Mẫu Hồ Sơ Xin Việc

Một Bộ Hồ Sơ Xin Việc đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau:

– Bìa hồ sơ:

– Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương:

– Đơn xin việc điền đầy đủ thông tin:

– CV xin việc (Curriculum Vitae):

– Giấy khám sức khỏe:

– Bằng cấp chứng chỉ:

  • Ảnh 3×4 hoặc 4×6 (Tùy theo công việc).
  • Bản photo chứng minh thư công chứng:

– Hồ sơ khác: hộ khẩu, giấy khai sinh (tùy nơi yêu cầu)

IV. Một Số Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Hồ Sơ Xin Việc

Một số LƯU Ý cần chú ý để bộ hồ sơ của bạn có thể đầy đủ và hoàn chỉnh nhất:

– Thông tin trong hồ sơ xin việc phải đầy đủ, chính xác, không nói sai sự thật, hay nói quá khả năng của mình. Hãy trình bày nội dung một cách dễ hiểu, súc tích và rõ ràng.

– Kiểm tra cẩn thận, đảm bảo không gặp các lỗi sai chính tả, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bắt buộc, không để sai sót hoặc thiếu thông tin.

– Với các giấy tờ viết tay nên sử dụng một loại mực, không viết thêm ký hiệu không cần thiết, thật sạch đẹp, rõ ràng.

– Các chứng chỉ nộp cần xem kỹ về thời hạn hiệu lực.

– Hãy xin công chứng đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu xác nhận của chính quyền địa phương.

– Nộp hoặc gửi hồ sơ đúng địa chỉ, và nộp đúng hạn, thường xuyên theo dõi hoặc trang tuyển dụng để nhận thông báo kịp thời về kết quả ứng tuyển.

Một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, thông tin đầy đủ, được trình bày sáng tạo sẽ giúp bạn tự tin hơn khi xin việc, ngoài ra còn có thể lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.

Bài viết trên đây Lê Ánh HR đã giúp bạn hiểu thêm về những nội dung cần thiết trong bộ hồ sơ xin việc, hướng dẫn cách viết hồ sơ chuẩn chỉnh, hy vọng với bài viết này sẽ có thể giúp bạn trình bày được một bồ sơ hoàn hảo để chinh phục nhà tuyển dụng.

Lê Ánh HR – Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sựkhóa học C&B … và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online – offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *