Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuô

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức liên quan đến hình tam giác đầy đủ và chi tiết. Nội dung bài viết bao gồm định nghĩa hình tam giác, các yếu tố trong hình tam giác, tính chất hình tam giác,… Rất mong đem đến nhiều những kiến thức bổ ích cho các em học sinh. Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

  1. 1. Hình tam giác là gì?

– Hình tam giác là một hình cơ bản và khá thường nhật trong hình học. Hình tam giác gồm ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau.

– Hình tam giác là đa giác đơn và cũng là đa giác có số cạnh ít nhất. Tổng các góc trong một hình tam giác là 180 độ.

  1. 2. Các loại hình tam giác phân theo độ dài cạnh

– Dựa vào độ dài các cạnh, tam giác được chi làm 3 loại chính:

+ Tam giác thường: đây là đa giác sở hữu 3 cạnh với độ dài và số đo của các góc khác nhau. Loại tam giác cơ bản này cũng có thể bao gồm một số tam giác đặc biệt

+ Tam giác đều: đây chính là một tam giác cân ở dạng đặc biệt do sở hữu 3 cạnh có số đo bằng nhau. Hình tam giác đều có tính chất nổi bật là số đo của ba góc bằng nhau và đều bằng 60 độ.

+ Tam giác cân: đa giác này sở hữu hai cạnh bên có số đo bằng nhau. Đồng thời giao điểm của hai cạnh bên cũng chính là đỉnh của tam giác cân. Góc được hình thành bởi đỉnh của tam giác sẽ được gọi là góc ở đỉnh và góc ở đáy chính là hai góc còn lại của tam giác. Tam giác cân có tính chất nổi bật là số đo của hai góc đáy bằng nhau. 

Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

Xem thêm: học với gia sư Toán lợi ích thế nào?

  1. 3. Các loại tam giác phân theo số đo góc

– Dựa vào số đo các góc trong, tam giác cũng được chia thành một số loại:

+ Tam giác vuông: Tam giác sở hữu một góc được tạo nên từ hai cạnh có số đo góc bằng 90 độ.

+ Tam giác tù: Đây chính là tam giác sở hữu một góc ngoài có số đo nhỏ hơn 90 độ hoặc một góc trong có số đo góc lớn hơn 90 độ.

+ Tam giác nhọn: Đây chính là tam giác sở hữu các góc ngoài có số đo lớn hơn 90 độ hoặc các góc trong số đo góc nhỏ hơn 90 độ.

+ Tam giác vuông cân: Loại hình học này vừa là tam giác cân lại vừa là tam giác vuông. Hai cạnh góc vuông trong tam giác vuông sẽ bằng nhau và góc nhọn sẽ có số đo bằng 45 độ.

  1. 4. Công thức tính chu vi tam giác

4.1 Công thức tính chu vi tam giác thường

– Loại tam giác cơ bản này cũng có thể bao gồm một số tam giác đặc biệt. Trong toán học, công thức tính chu vi hình tam giác được quy định như sau: P = a + b + c

Trong đó: P là chu vi hình tam giác

a,b,c là độ dài 3 cạnh của hình tam giác

4.2 Công thức tính chu vi tam giác cân

– Loại tam giác cân sở hữu hai cạnh bên có số đo bằng nhau. Giao điểm của hai cạnh bên cũng chính là đỉnh của tam giác cân, công thức tính chu vi tam giác cân: P = 2a + c

Trong đó: P là chu vi hình tam giác

a là độ dài 2 cạnh bên của hình tam giác

c là độ dài cạnh đáy của hình tam giác Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

4.3 Công thức tính chu vi tam giác đều

– Tam giác đều là một tam giác sở hữu 3 cạnh có số đo bằng nhau và ba góc bằng nhau đều bằng 60 độ. Công thức tính chu vi tam giác đều: P = 3 x a

Trong đó: P là chu vi hình tam giác

a là độ dài 3 cạnh của hình tam giác

4.4 Công thức tính chu vi tam giác vuông

– Tam giác vuông sở hữu một góc được tạo nên từ hai cạnh có số đo bằng 90 độ. Công thức tính chu vi tam giác vuông là: P = a + b + c

Trong đó: P là chu vi hình tam giác

a,b là độ dài 2 cạnh của hình tam giác

c là độ dài cạnh huyền của tam giác Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

4.5 Công thức tính chu vi tam giác vuông cân

– Tam giác vuông cân là tam giác vừa cân lại vừa vuông, hai cạnh góc vuông trong tam giác vuông cân sẽ bằng nhau và góc nhọn sẽ có số đo bằng 45 độ. Công thức tính chu vi tam giác vuông cân: P = 2a + c

Trong đó: P là chu vi hình tam giác

a là độ dài 2 cạnh bên hình tam giác

c là độ dài cạnh đáy hình tam giác

  1. 5. Diện tích hình tam giác

– Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2

– Công thức S = a x h / 2

Trong đó: S là diện tích hình tam giác

a là độ dài đáy hình tam giác

h là chiều cao hình tam giácHình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

  1. 6. Cách xác định đáy và đường cao tương ứng

– Trường hợp 1: Tam giác ABC là tam giác nhọn 

Từ điểm A, kẻ AH vuông góc với BC. Khi đó, AH là đường cao tương ứng với cạnh đáy BC của tam giác ABC. Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

– Trường hợp 2: Tam giác ABC tù

Từ điểm A kẻ đường thẳng vuông góc với BC và cắt BC kéo dài tại H. Khi đó, AH là đường cao tương ứng với cạnh đáy BC của tam giác ABC. Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

– Trường hợp 3: Tam giác ABC vuông tại B

Khi đó, AB là đường cao tương ứng với đáy BC của tam giác ABC. Hình tam giác. Công thức tính chu vi và diện tích tam giác thường, vuông, cân, đều

Xem thêm: có nên tìm gia sư dạy kèm tại nhà hỗ trợ môn Toán

Bài viết được biên soạn bởi Gia sư Nhân Đức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *