Gợi ý cách nấu sữa đậu nành ngon chuẩn vị

lung linh Sữa đậu nành là loại sữa hạt chứa nhiều dinh dưỡng quen thuộc trong thực đơn của rất nhiều gia đình. Trên thị trường hiện náy có rất nhiều loại sữa đậu nành khiến người tiêu dùng bâng khâng trong khâu lựa chọn, không biết loại nào chất lượng và an toàn. 

Sữa đậu nành là thức uống dinh dưỡng và quen thuộc

Sữa đậu nành là thức uống dinh dưỡng và quen thuộc

Tự làm sữa đậu nành tại nhà vừa giúp bạn đảm bảo vệ sinh, chất lượng. Bên cạnh đó, còn đảm bảo nấu được ly sữa đậu nành thơm ngon như ý muốn. Tuy nhiên, để làm được ly sữa đậu nành sánh mịn đúng chuẩn thì không phải chị em nào cũng làm được. Vậy cách làm sữa đậu nành tại nhà như thế nào giúp bạn có được ly sữa đậu đúng chuẩn như vậy? 

1. Cách nấu sữa đậu nành ngon chuẩn vị

1.1 Nguyên liệu và dụng cụ

  • 300gr đậu nành hạt.
  • 1,2 l nước lọc.
  • Đường cát.
  • Máy xay.
  • 1 miếng vải xô hoặc rây lọc mịn.

1.2. Các bước làm sữa đậu nành

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để món sữa đậu được ngon ngay từ khâu chọn nguyên liệu phải chuẩn. Đậu nành bạn chọn loại ngon, hạt căng, tròn đều và không bị mốc hay sâu. Sau khi mua về, bạn ngâm qua đêm để hạt đỗ mềm nhanh nhừ khi nấu.

Ngâm đậu nành trong khoảng 7-8 tiếng

Ngâm đậu nành trong khoảng 7-8 tiếng

Một lưu ý quan trọng là lượng nước ngâm đỗ phải gấp 3 đến 4 lần lượng đỗ để hạt đỗ nở đều và thời gian ngâm cũng chỉ khoảng 7-8 tiếng để tránh việc ngâm nước nhiều khiến đỗ bị chua nhé!

Sau khi ngâm xong, bạn đổ đỗ tương ra một chiếc rổ và vò mạnh tay dưới vòi nước để đãi sạch vỏ, đồng thời bạn cũng nhặt bỏ hạt lép và sạn còn sót trong đỗ để khi nấu nước được thơm mịn, đổ ra rổ để ráo bớt nước.

Tiếp đó, bạn chia đỗ làm các phần và cho vào máy xay sinh tố xay mịn. Vì hạt đỗ tương khá cứng nên bạn nhớ thêm một chút nước để lưỡi xay dễ quay hơn nhé.

Bước 2: Thực hiện nấu sữa

dâu tây Sau khi đỗ tương được xay mịn, bạn chuẩn bị một chiếc vào xô, ở dưới có một chiếc bát tô to để hứng rồi đổ từ từ phần đỗ tương xay vào, vắt kiệt lấy nước cốt.

dâu tây Phần nước cốt thu được, bạn đổ vào một chiếc nồi sạch rồi đun dưới lửa vừa. Trong lúc đun luôn khuấy đều để phần nước không bị kết mảng.

dâu tây Đồng thời bạn thường xuyên vớt bỏ bọt khí để sữa được mịn và không có cặn nhé! Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa để tránh sữa tràn rồi tiếp tục khuấy khoảng 2 phút nữa thì bắc xuống nhé!

dâu tây Khi sữa nguội bớt, bạn thêm đường vừa đủ và dùng ngay khi nóng hoặc thêm đá nếu muốn uống lạnh nhé!

2. Cách nấu sữa đậu nành lá dứa

2.1 Nguyên liệu và dụng cụ

Đậu nành là nguyên liệu quan trọng nhất

Đậu nành là nguyên liệu quan trọng nhất

  • 120g Đậu nành
  • 1,2 lít nước sôi để nguội
  • 3-4 Cọng lá dứa
  • Đường cát
  • Dụng cụ cần thiết: Vải lọc, máy xay sinh tố, bình đựng, cốc định lượng.

2.2 Chi tiết các bước nấu sữa

Bước 1: Mua và chọn hạt đậu nành

Để sữa đậu nành tự nấu đảm bảo chất lượng thì việc đầu tiên bạn phải đảm bảo chất lượng hạt đậu nành, đậu phải là đậu mới, không bị mốc, không bị lép và teo.

Nên ưu tiên loại hạt được đóng gói chân không, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng, vì cơ bản hạt đậu nành khi tiếp xúc với không khí thời gian dài dễ bị hơi nước xâm nhập làm biến chất. Nếu đậu sau khi làm xong vẫn còn dư thì bạn cần bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi nylon hàn kín.

Bước 2: Ngâm và bóp vỏ đậu nành

Vỏ đậu nành thực chất dễ bị lẫn tạp chất và dầu, nếu bạn không ngâm và tách vỏ thì rất dễ xảy ra tình ra bọt đậu nành không ngon và mau hỏng. Để việc này không xảy ra, chị em nên cho đậu nành vào một nồi to, dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép. mốc nổi lên thì cho ra ngoài.

Ngâm và loại bỏ vỏ đậu nành trước khi nấu

Ngâm và loại bỏ vỏ đậu nành trước khi nấu

Khi nào bọt ra hết thì bắt đầu ngâm, ngâm đậu nành càng nhiều nước càng tốt, việc này giúp nước ngâm loãng và nồng độ chua cũng sẽ giảm đi. Tuyệt đối không được ngâm bằng nước nóng, không đậy nắp và phải để nồi ngâm ở nơi khô ráo thoáng mát. Ngâm từ 6-8 tiếng nếu thời tiết nắng nóng, cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.

Sau khi ngâm xong thì bỏ hết nước ngâm rồi xả mạnh cho bọt ra hết rồi mới bóp vỏ, làm vậy thì nước ngâm chua không ngấm vào trong hạt đậu nành.

Bước 3: Xay và nấu đậu nành

Sau khi đã xử lý hạt đậu nành xong thì bạn cho đậu nành vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml nước, vừa xay vừa dừng để nước đậu nành bão hòa, và hơn hết việc này giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Cho hỗn hợp đậu nành xay mịn ra một nồi to rồi cho hết lượng nước còn lại vào, khuấy đều cho đậu hòa tan.

Lọc phần đậu nành vừa xay, lấy phần sữa đem nấu sôi

Lọc phần đậu nành vừa xay, lấy phần sữa đem nấu sôi

Bạn đổ từ từ phần đậu xay vào vải xô bên dưới có hứng bình đừng, bóp mạnh tay để vắt kiệt phần sữa nhé.

Phần sữa thu được, bạn đổ vào một chiếc nồi và nấu sôi trên bếp. Trong quá trình đun nếu bạn cảm thấy sữa đặc quá quá thể thêm một chút nước nhưng không nên cho thêm nước lọc sẽ khiến sữa bị loãng, mất chất.

Nhớ nấu sôi sữa đậu nành và với váng đục nhé!

Nhớ nấu sôi sữa đậu nành và với váng đục nhé!

Bạn nhớ khuấy đều tay và hớt bọt để sữa không bị kết váng hay đục nhé! Khi nồi sữa sôi bạn vặn nhỏ lửa, nấu thêm một lát rồi tắt bếp.

Cuối cùng, bạn thêm đường vào sữa và khuấy đều để đường tan. Lượng đường có thể cân đối để vừa với khẩu vị của gia đình.

Bước 4: Dùng lá dứa tạo mùi thơm

Lá dứa bạn rửa sạch, buộc thắt nút rồi cho vào nồi nấu sữa đậu. Lá dứa sẽ giúp sữa đậu nành có mùi thơm hơn và vị dễ uống. Sau khi cho lá dứa vào khoảng 10-15 phút thì bạn vớt lá dứa ra để tránh sữa bị đắng nhé! Bạn cũng không nên cho thêm sữa tươi hay sữa đặc sẽ làm thay đổi hương vị nguyên bản tự nhiên của đậu nành.

Sữa đậu nành rất dễ uống và uống nóng hay lạnh đều ngon. Nếu uống lạnh bạn nên để sữa ngọt hơn một chút để đá tan sẽ vừa miệng, không bị loãng nhé!

Để bảo quản sữa đậu nành, cách tốt nhất là bạn đóng thành các chai nhỏ và cất trữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ bảo quản khoảng 2-5 độ C. Sữa đậu nành chúng ta làm handmade không chất bảo quản nên không để được lâu, bạn nên uống càng nhanh càng tốt nhé!

Sữa đậu nành lá dứa thơm ngon và có màu xanh đẹp mắt

Sữa đậu nành lá dứa thơm ngon và có màu xanh đẹp mắt

3. Những điều cần biết về sữa đậu nành

3.1 Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

  • Không uống sữa đậu nành khi bụng đói, sẽ gây kích thích dạ dày.
  • Để sữa có màu đẹp, bạn nên dùng đường trắng thay vì đường vàng hay đường nâu.
  • Sữa đậu nành thích hợp để uống vào bữa sáng, kèm cháo hoặc bánh bao đều ngon.
  • Sữa đậu nành rất tốt nhưng uống nhiều trong một lúc sẽ khiến cơ thể bị quá tải.
  • Các loại sữa hạt như đậu nành bạn không nên ăn kèm các loại hoa quả như chuối, dâu, dưa hấu vì sẽ gây đầy bụng.

3.2 Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành

Đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành chứa nhiều protein và khoáng chất có lợi giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các bệnh tim mạch, tiểu đường và phòng chống ung thư hiệu quả.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành so với sữa động vật ít chất béo hơn, cung cấp năng lượng dồi dào mà không lo tăng cân. Thành phần dinh dưỡng trong đậu nành còn giúp bạn có làn da sáng khỏe, trẻ trung và hỗ trợ tăng nội tiết tố phụ nữ, đặc biệt có lợi với chị em phụ nữ muốn cải thiện vóc dáng và số đo vòng một.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *