Mỗi giai đoạn phát triển của bé yêu đều để lại dấu ấn khó quên đối với người làm cha làm mẹ. Trẻ 8 tháng tuổi có sự phát triển nổi trội về mặt vận động và cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy cha mẹ cần xử lý như thế nào khi bé 8 tháng tuổi bị sổ mũi?
1. Tám tháng tuổi – dấu mốc quan trọng phát triển vận động ở trẻ
Hầu hết những người làm mẹ đều thừa nhận rằng, từ 7 – 8 tháng tuổi, trẻ có sự phát triển rõ rệt về nhận thức và vận động. Trẻ 8 tháng tuổi có xu hướng hiếu động, vận động nhiều hơn và rất phấn khích với các những điều lý thú của thế giới xung quanh trẻ. Nhiều mẹ than phiền rằng trẻ 8 tháng tuổi gần như hoạt động liên tục ngoại trừ lúc ngủ, trẻ không chịu ngồi yên trong vòng tay mẹ mà rất thích di chuyển liên tục, bò, lăn lê dưới sàn để thỏa sức khám phá những điều mới lạ.
Do đặc điểm vận động phát triển nhiều hơn nên mẹ sẽ khó lòng kiểm soát được các thứ trẻ tiếp xúc, đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus và bụi bẩn từ môi trường gây ra khá cao. Trẻ 8 tháng tuổi rất tò mò với mọi thứ xung quanh bản thân và thường có thói quen cầm nắm đồ vật, đưa đồ vật vào trong miệng. Khi chăm sóc trẻ, mẹ cần chú ý vệ sinh tay chân trẻ thật sạch sẽ, kể cả những đồ vật xung quanh trẻ cũng cần được làm sạch thường xuyên để tránh làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng họng, một trong những nguyên nhân chính làm cho nhiều trẻ 8 tháng bị sổ mũi và các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa khác.
2. Nguyên nhân bé 8 tháng bị sổ mũi
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ 8 tháng tuổi bị sổ mũi, từ cách chăm sóc của mẹ tới các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh:
– Sổ mũi do dị ứng: Nhiều trẻ 8 tháng tuổi có hệ miễn dịch yếu dễ bị sổ mũi do dị ứng thời tiết, dị ứng lông động vật… Thường trẻ 8 tháng tuổi bị sổ mũi do dị ứng sẽ đi kèm các triệu chứng hắt hơi liên tục, mắt đỏ ngầu và ngứa phát ban.
– Trẻ bị cảm lạnh: Sổ mũi là dấu hiệu đặc trưng khi trẻ bị cảm lạnh, đi kèm với nó là các triệu chứng sốt nhẹ, húng hắng ho, đau họng, hắt hơi liên tục và chảy nước mắt nhiều.
– Trẻ bị cảm cúm: Nếu trẻ bị cảm cúm, tình trạng sổ mũi sẽ nặng hơn, cơ thể trẻ mệt mỏi, sốt cao, nhiều lúc lạnh run người, bỏ ăn, đau họng và hay nôn trớ.
– Dị vật trong mũi: Dị vật trong mũi khiến trẻ dễ bị sổ mũi, thậm chí chảy máu và đau đớn làm trẻ quấy khóc nhiều.
>>> Xem thêm: Nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu bị sốt xuất huyết
3. Cách xử lý khi trẻ 8 tháng bị sổ mũi
Trẻ 8 tháng bị sổ mũi là triệu chứng khá dễ điều trị, mẹ nên tự chăm sóc trẻ tại nhà mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
>>> Kinh nghiệm cho mẹ: Những bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Vệ sinh mũi, nhỏ thuốc mũi cho trẻ:
Trẻ 8 tháng tuổi vẫn chưa biết xì mũi, vì vậy mẹ cần vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngay khi trẻ xuất hiện triệu chứng sổ mũi nhẹ, mẹ cần rửa mũi cho trẻ 3 – 4 lần/ngày kết hợp nhỏ thuốc mũi (loại dùng cho trẻ sơ sinh) từ 6 – 7 lần/ngày sẽ làm giảm nhanh chóng tình trạng sổ mũi ở trẻ.
Nếu trẻ 8 tháng bị sổ mũi nhiều, liên tục, trước khi nhỏ thuốc mũi mẹ cần hút sạch dịch trong mũi trẻ. Tuyệt đối không được dùng miệng mẹ hút mũi cho trẻ vì dễ làm lây nhiễm các loại vi khuẩn từ miệng mẹ vào mũi trẻ. Dịch mũi không được hút sạch mà mẹ nhỏ mũi cho trẻ rất dễ làm dịch mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi làm cho tình trạng sổ mũi, viêm mũi trầm trọng hơn. Nếu mẹ thấy trẻ chảy nước mũi nhiều lại ngưng không nhỏ mũi sẽ khiến trẻ viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.
>>> Xem thêm bài viết: Hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai – tốt hay không?
Massage mũi nhẹ nhàng:
Đây là bí quyết rất hiệu quả giúp trẻ 8 tháng bị sổ mũi mau khỏi mà nhiều mẹ không biết. Các động tác massage mũi cho trẻ rất đơn giản:
– Nếu trẻ bị sổ mũi và nghẹt mũi, mẹ đặt trẻ nằm nghiêng 1 bên, dùng ngón trỏ day nhẹ vào 2 bên cánh mũi (huyệt nghinh hương) trẻ khoảng 3 – 4 lần sẽ giúp mũi bé thông thoáng nhanh chóng.
– Mẹ dùng ngón trỏ và ngón cái vuốt nhẹ nhàng mũi trẻ theo chiều từ trên sống mũi xuống cánh mũi để giúp trẻ thở dễ hơn.
– Mẹ có thể sử dụng dầu massage chuyên dùng cho trẻ sơ sinh không mùi hoặc mùi nhẹ để giúp làm mềm da trẻ, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
>>> Xem thêm: Phải làm gì khi bé bị ho khàn tiếng
Dùng nước lá húng quế và tỏi nướng:
Hỗn hợp lá húng quế và tỏi nướng có tác dụng làm nóng cơ thể trẻ 8 tháng tuổi bị sổ mũi, giúp đường thở thông thoáng, dịch mũi nhanh loãng và giúp trẻ nhanh hết sổ mũi hơn.
Mẹ dùng nửa củ tỏi đem nướng vàng, bóc vỏ và giã nhuyễn, tiếp tục giã chung với 10 – 15 lá húng quế. Tiếp theo mẹ chắt lấy nước cốt, hòa vào 2 – 3 thìa nhỏ nước ấm, cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày.
Thoa dầu tràm, khuynh diệp:
Ngay khi trẻ 8 tháng bị sổ mũi, hắt hơi nhiều, mẹ có thể dùng dầu tràm, dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân, bàn tay trẻ đồng thời dùng tay day nhẹ vào lòng bàn chân trẻ khoảng 1phút mỗi bên chân. Ngoài ra, mẹ có thể xoa dầu vào bụng, ngực và lưng bé để giữ ấm cơ thể trẻ.
>>> Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm hay dành riêng cho bà bầu bị sổ mũi
Cho bé uống siro ho cảm Thảo dược:
Siro ho cảm thảo dược được bào chế từ các loại dược liệu hoàn toàn tự nhiên dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như húng chanh (tần dày lá), quất (tắc), đường phèn giúp trị sổ mũi trẻ em, giảm ho, giải cảm, long đờm và tăng cường hệ miễn dịch.
Bé 8 tháng bị sổ mũi nếu được chăm sóc cẩn thận và đúng cách tại nhà sẽ rất nhanh khỏi và mẹ không cần sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ.
Theo: DS Thu Giang