Giỗ đầu – Những điều cần biết

✅ Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Giỗ được tổ chức vào đúng ngày mất theo Âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề.

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo (有請有来, 无请不到), nghĩa là có mời thì đến, không mời không đến.
 

Giỗ Đầu :
1. Ý nghĩa : 
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. 
 

2. Chuẩn bị trước ngày cúng giỗ
– Họp gia đình, bàn bạc lên thực đơn, phân công công việc
– Mời khách, họ hàng, làng xóm.
– Đi chợ mua thực phẩm để lên món
– Mượn trước bát đũa, xong nồi (nếu không đủ)
– Dựng sẵn rạp, sắp xếp bàn ghế (nếu làm phạm vi rộng).
– Cuối cùng, tính toán số tiền góp giỗ trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.
 

3. Sắm lễ  :
– Mâm lễ mặn ở miền Bắc, mâm giỗ thường có những món quen thuộc đó là xôi, giò, gà luộc, canh, cơm, nem rán…
– Mâm lễ mặn ở  miền Trung thì thường cầu kỳ hơn, trên mâm cúng giỗ gồm có: Thịt gà, thịt vịt, các món cá hoặc tôm nem chả, canh bún.
– Mâm lễ mặn ở miền Nam thường các gia đình sẽ lên thực đơn đầy đủ bốn món: Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho (món kho thịt heo, thịt ba chỉ, xào với rau cải đồ lòng….)  
Mỗi vùng miền đều có những phong tục riêng, nhưng điều cần lưu ý đó là những món cúng phải là những món ăn quen thuộc, dễ ăn, phù hợp với văn hóa vùng miền, bày trí sạch sẽ, gọn gàng để bảo đảm sự tôn nghiêm trong tâm linh.
– Hoa, quả, hương, phẩm oản
– Đồ hàng mã tiền, vàng, mã làm bằng giấy
– Vật dụng hàng mã như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. 
Hình nhân ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt. Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.
 

4. Văn khấn  : 
4.1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu
– Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm ……………………………………………………..
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………… Ngụ tại:………………………………………………………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………. Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
– Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần 
 

4.2.  Văn khấn ngày Giỗ Đầu
– Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………………
Tín chủ (chúng) con là:………………………… Ngụ tại:…………………………………. Hôm nay là ngày …………… tháng ………..….. năm ……………………… Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời……………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm……………………… Mộ phần táng tại:…………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
– Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần
 

5. Kiêng kỵ trong ngày giỗ 
– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.
– Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh
– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…
– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
– Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì điều này được coi là thiếu thành ý.

Nguồn: Sưu tầm.

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên – Nơi giá trị được mang về từ những điều bình dị nhất

—————
✅ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIÊN ĐỨC – CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG THIÊN ĐỨC
✔️ CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG
✔ Ưu đãi ĐẶC BIỆT – chính sách Thiên Đức – Vị trí VIP Thời gian có hạn – Liên hệ ngay: 09 85 85 99 72 để biết thêm thông tin chi tiết.
✔ Hệ thống chăm sóc khách hàng 24/7 + Tư vấn khách tại nhà riêng bằng công nghệ 3D – 4D Thực tế ảo.
✔ Xe ô tô đón khách theo đoàn tại Hà Nội Miễn phí + Được yêu cầu nhân viên phục vụ riêng
✔ Điểm tâm Sáng, Chiều Miễn phí + Bữa trưa tại nhà hàng trong Công viên Thiên Đức Miễn Phí
✔ Xe điện đưa đón khách hàng thăm quan trong dự án Miễn Phí
✔ Nước uống tại các khu dịch vụ Miễn Phí
✔ Thiết kế Khuôn viên Miễn Phí + Hỗ trợ Tư vấn Tang Lễ + Hỗ trợ Tư vấn Phong Thủy
✔ Cung cấp Thông tin, Email, tặng Catalog hình ảnh giới thiệu Thiên Đức
✔ Website này là một Kênh thông tin hỗ trợ cho Dự án: CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG THIÊN ĐỨC VĨNH HẰNG VIÊN.
————
✅ Đến với Thiên Đức vĩnh hằng viên Quý khách có nhiều sự lựa chọn.
✔ Giá thành được niêm yết công khai, nhiều cung bậc phù hợp theo nhu cầu của khách hàng
✔ Nhiều hạng mục công trình Phúc lợi, Tâm Linh phục vụ tín ngưỡng văn hóa Việt
✔ Nhiều khu vực dịch vụ Nghỉ ngơi, Thư giãn, phục vụ các gia đình thăm viếng
✔ Các vị trí khuôn viên, diện tích phù hợp mọi nhu cầu, hình thức an táng
✔ Chất lượng đất – Lõi – Liền Thổ – Cấu tạo triệu năm – “Thái Cực Biên Huân” – Đất Ngũ Sắc, tơi, xốp, thơm, tụ thủy
✔ Vị trí khuôn viên đáp ứng 80% – theo thế đất Tựa Sơn – Đạp Thủy
✔ Có dịch vụ thăm quan phong thủy bằng thuyền – xem vị trí đất len lỏi quanh các khu đồi.
✔ Được tư vấn viên chăm sóc, hướng dẫn, giải thích cụ thể từng thắc mắc của khách hàng.
✔ 100% xe ô tô điện phục vụ Free tại dự án. Vị trí 80% ô tô của khách đỗ tại cửa.
✔ Điểm tâm Sáng, Trưa, Chiều – Miễn Phí – Có dịch vụ, Set Menu phục vụ riêng theo yêu cầu.
✔ Có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em, khu nghỉ qua đêm và khu vực riêng dành cho gia đình.
✔ Được thăm quan các khuôn viên mộ phần mẫu điển hình.
✔ Được hỗ trợ tư vấn thiết kế theo đúng ý tưởng, nguyện vọng của gia đình: Miễn phí
✔ Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. Đặt lịch riêng phục vụ từng gia đình.
✔ Quý khách chỉ cần ra đầu bài, chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ tối đa các giải pháp, phù hợp nhất, tối ưu nhất, giá trị nhất.
———–
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan dự án miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam – 09 85 85 99 72 – Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 – Tòa nhà Imperial – Số 71 Vạn Phúc – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp – Bảo Thanh – Phù Ninh – Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
———-
✅ Xem thêm:
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên – hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền – Chùa – Miếu – Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình – Xe đưa đón tại Hà Nội – Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy – sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan
✔️ Mùa vu lan báo hiếu – Ý nghĩa và cách cúng
✔️ 10 Điều nên và 30 điều không nên làm trong tháng 7
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng
✔️ Dịch vụ hỏa táng tại Thiên Đức
✔️ Dịch vụ Tư vấn Phong thủy – Chọn đất – Khởi ngày giờ 
✔️ Phong tục Mai táng – Những điều cần biết  
✔️ Tổng hợp tục kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam
✔️ Tang lễ những điều cần biết – Phần 1 : Mua gì ? Chuẩn bị gì cho tang lễ ?
✔️ Tang lễ những điều cần biết – Phần 2 : Tổ chức tang lễ 
✔️ Tang lễ những điều cần biết – Phần 3 : Cúng 3 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết – Phần 4 : Cúng thất – 49 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết – Phần 5: Thời gian để tang
✔️ NHỮNG LƯU Ý VỀ NGÀY TAM CHIÊU (MỞ CỬA MẢ)
 

Chân thành cảm ơn!   
Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang. 

Nguồn: vinhhangvien.com – Giỗ đầu – Những điều cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *