Giáo án Ngữ văn 7 – Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích – Lại Thị Tiền – Năm học 2006-2007

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn 7 – Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích – Lại Thị Tiền – Năm học 2006-2007”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 Ngày soạn: 20/3/2007 Tiết 107: 
 Ngày dạy: 21/3/2007 Cách làm bài văn lập luận giải thích
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1.Kiến thức:
- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
2. Kỹ năng:
- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
3. Thái độ: 
Có ý thức rèn luyện kỹ năng làm bài văn theo thể loại
B. Chuẩn bị :
+ Giáo viên: Soạn bài
+ Học sinh : Chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
? Khi xây dựng một văn bản cần qua mấy bước ? Đó là những bước nào?
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Bài văn lập luận giải thích cũng là một văn bản. Vậy khi xây dựng bài văn lập luận giải thích chúng ta cần thực hiện các bước như thế nào. Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV chép đề lên bảng.
- Gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước.
? Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì?
? Để làm sáng tỏ câu tục ngữ, cần có những ý lớn nào trong bài văn.
? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ.
? Qua việc tìm hiểu em có thể rút ra kết luận gì khi tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn nghị luận giải thích.
- GV khái quát chuyển ý
? Bài văn giải thích có nên gồm 3 phần như bài văn lập luận chứng minh không? Vì sao?
? Phần mở bài cần đạt yêu cầu gì?
? Dựa vào phần tìm ý hãy cho biết phần thân bài làm nhiện vụ gì?
? Theo em để triển khai việc giải thích vấn đề nêu trên cần đặt câu hỏi như thế nào?
? Để làm cho ý nghĩa của câu tục ngữ trở nên dễ hiểu đối với người đọc ( người nghe) thì nên xắp xếp
những ý đã tìm được theo thứ tự nào?
? Phần kết bài cần trình bày những ý nào?
? Qua việc lập dàn ý em có thể rút ra kết luận gì cho việc lập dàn ý cho bài văn giải thích,
- GV khái quát ý 2 - ghi nhớ
- GV giới thiệu 3 cách mở bài trong SGK.
- Gọi HS đọc 
? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không?
? Theo em có phải mỗi bài chỉ có một cách viết mở bài không?
? Làm thế nào để đọan đầu tiên của thân bài liên kết với mở bài.
? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen như thế nào?
? Có nên giải thích theo hướng ngược lại không? Vì sao?
- GV hướng dẫn tương tự đoạn viết giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ .
? Nếu viết đoạn mở bài khác theo hướng đi từ chung => riêng thì có thể viết các đoạn của thân bài như SGK được không? Vì sao?
- GV gọi HS đọc kết bài trong SGK
? Kết bài trên cho thấy vấn đề đã được giải thích xong chưa?
? Có phải mỗi đề văn chỉ có một cách viết kết bài duy nhất?
- GV cho HS đọc lại Mở bài, thân bài, kết bài.
? Các phần trên có phù hợp với dàn bài không? 
? Bước thứ ba trong khi làm bài văn nghị luận là gì?
? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích cần qua mấy bước?
? Dàn bài của bài văn giải thích gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Hãy tự viết thêm các cách kết bài khác.
- GV hướng dẫn HS viết .
- Gọi HS đọc - nhận xét
- HS đọc đề bài
- HS trả lời độc lập
-HS tìm ý
- HS trả lời độc lập 
- HS trình bày ý kiến
- HS trả lời
- HS nêu yêu cầu
- HS trả lời
- HS trình bày ý kiến
- HS trả lời
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- HS đọc
- HS trả lời độc lập
- HS suy nghĩ trả lời
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS trình bày ý kiến
- HS trả lời
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS nhận xét
- HS trình bày ý kiến
- HS đọc
- HS trả lời
- HS khái quát
- HS đọc
- HS viết
- HS đọc
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
* Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm hiểu ý.
* Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu: Giải thích nội dung của câu tục ngữ: " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn"
* Tìm ý:
- Tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ : Khuyên nhủ, khích lệ mọi người, bày tỏ khát vọng...
- Hỏi người hiểu biết hơn mình, đọc sách báo, tra từ điển, tự mình suy nghĩ. 
thấu đáo hơn.
2.Lập dàn ý.
a. Mở bài.
- Nêu định hướng giải thích.
- Gợi nhu cầu được hiểu
b. Thân bài: triển khai việc giải thích.
- Giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ.
- Giải thích nghĩa bóng của câu tục ngữ
- Giải thích ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ.
? Đi một ngày đàng nghĩa là gì?
? Một sàng khôn là gì?
? Tại sao đi một ngày đàng lại học một sàng khôn?
? Đi như thế nào?
? Học như thế nào?
- > Sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
c. Kết bài.
- ý nghĩa của câu tục ngữ
- Bài học kinh nghiệm rút ra qua câu tục ngữ.
3. Viết bài.
a. Viết mở bài.
- Cách 1: Đi thẳng vào vấn đề.
- Cách 2: Đối lập hoàn cảnh với ý thức
- Cách 3 Nhìn từ chung -> riêng
-> Cả 3 cách mở bài phù hợp với yêu cầu của đề.
- Mỗi đề bài có nhiều cách viết mở bài.
b. Viết thân bài:
- Cần có từ ngữ chuyển tiếp : Thật vậy; đúng như vậy...
- Các phép liên kết
- Giải thích từng ý, từng vế trong câu tục ngữ và khái quát lại.
- Không nên giải thích theo hướng ngược lại, vì không theo lô gíc của câu tục ngữ.
- Không viết các đoạn thân bài như SGK được vì thân bài còn phải phù hợp với mở bài để bài văn thành một thể thống nhất .
 c. Viết kết bài
- Vấn đề đã được giải thích xong
- Một đề bài có nhiều cách viết kết bài khác nhau.
- Các nội dung phù hợp với dàn bài. 
4. Đọc lại và sửa chữa
- 4 bước
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
- Viết thêm các kết bài khác.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ở nhà ghi nhớ
- Soạn: Luyện tập lập luận giải thích. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *