Điềm đạm là gì? Đây là một đức tính mà mỗi người trong số chúng ta nên có và nên rèn luyện. Dù biết cuộc đời này là vô thường, sẽ có những chuyện ập đến bất ngờ khiến cho chúng ta khó lòng mà bình tĩnh đối diện. Thế nhưng nếu giữ một tâm lý tiêu cực cũng sẽ không thể giải quyết được gì. Do đó, giữ một tâm thế điềm tĩnh nhất để có thể giải quyết vấn đề và là cách để lấy lại tinh thần.
Vì sao con người cần phải điềm đạm?
Cuộc sống của chúng ta có muôn hình vạn trạng, bất kể chuyện dù vui, buồn, đau khổ hay hạnh phúc cũng đều có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt thì sẽ khó mà có thể rũ bỏ được phiền não trong lòng.
Sự điềm đạm là gì? Nó là đức hạnh mà chúng ta có được khi sống với một chân tâm thanh tịnh. Khi ấy mọi cảm xúc tiêu cực sẽ biến mất. Con người sẽ có thể làm chủ được mọi cảm xúc của mình mà không để nó làm ảnh hưởng đến bản thân hay những người xung quanh.
Điềm ở đây là điềm tĩnh, an nhiên khi mà tâm không còn bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào. Đạm chính là bình dị, đơn giản trong cuộc sống và cả tâm hồn. Không còn vướng bận âu lo hay muộn phiền. Vì đời là vô thường nên không có gì là mãi mãi, tất cả chỉ hợp thành do duyên hợp, khi hết duyên thì sẽ tự khắc rời đi.
Trong dòng chảy của cuộc đời này, chấp niệm ở đâu thì con người sẽ dễ mắc sai lầm ở đó. Chấp niệm có nghĩa là tất cả sự vật, sự việc, hiện tượng, con người mà chúng ta dồn toàn bộ tâm tư và tình cảm của mình vào đó. Hãy mỉm cười nhẹ nhàng đối diện với những sóng gió của cuộc đời dù nó có quật ngã bạn bao nhiêu lần đi nữa. Tâm đón nhận tất cả mọi cảm xúc tiêu cực cũng như tích cực, không miễn cưỡng và cũng không cố chấp, hãy cứ để nó tự sinh tự diệt thì nó sẽ không còn ảnh hưởng đến thâm tâm nữa. Và điềm đạm chính là đức tính của một người có tâm hồn chính nhân quân tử.
30 câu danh ngôn giúp cho bạn rèn luyện tính cách điềm đạm
Rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới có cho mình khí chất điềm đạm. Việc rèn luyện đức tính này sẽ giúp cho bạn có đủ dũng khí để vượt qua những khó khăn của cuộc sống và theo đuổi những mục tiêu mà mình đã đặt ra.
- Sự trả thù là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực, không thể chịu đựng được sự lăng mạ.
- Kẻ thấy nghèo không sợ, thấy khổ không nao, là người không ai nhiếp phục được (Épicure).
- Điều chỉnh đời mình theo thiên nhiên, thời không bao giờ nghèo; điều chỉnh đời mình theo dư luận của con người, thời không bao giờ giàu (Séneque).
- Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ lỡ tạt nhằm ta, ta nghĩ cho cùng thì có gì đáng giận (Mạnh Tử).
- Những điều không thể tránh khỏi, đừng để cho nó bận lòng mình.
- Người mà tính khí bất thường, suốt đời không làm nên được việc gì (Tăng Quốc Phiên).
- Tâm không bình, khí không hòa thì lời nói hay lỗi lầm (Hứa Thành).
- Biết người ta dối mà không thèm nói ra miệng, phải người ta khinh mà không thèm giận ra mặt, như thế thì có ý vị vô cùng và thụ dụng vô cùng (Súc Đức Lục).
- Có yên tĩnh mới nảy ra tinh thần, có tinh thần mới nảy ra trí lực (Hồ Lam Đức).
- Điều dưỡng cái khí lúc đang giận; đề phòng câu nói lúc sướng mồm; lưu tâm sự lầm lúc bối rối; biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng (Uông Thụ Chi).
- Than van, khóc lóc, khẩn cầu, đều là khiếp nhược (A. De Vigny).
- Nghe lời chê bai mà giận là làm mồi cho kẻ gièm pha, nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót (Văn Trung Tử).
- Nuốt được cái cay đắng trong cay đắng mới làm nên được hạng người trên loài người.
- Kẻ bị sỉ nhục, dùng sỉ nhục để báo thù, có khác gì người sỉ nhục kia không? Chẳng qua là những kẻ cùng làm quấy như nhau nhưng kẻ trước người sau mà thôi (Tertullian).
- Ít nói không phải là nói ít, mà là đừng nói những điều vô ích (Francois De Salle).
- Bị người ta làm nhục mà giận là đem cái lỗi của người mà hành hạ báo thù mình (Swift).
- Kẻ nhẫn nại quý hơn người dũng sĩ, kẻ làm chủ được tâm hồn mình quý hơn kẻ thâu thành cướp lũy (Kempis).
- Cơn giận thử thách kẻ khôn ngoan.
- Người mà nóng nảy, nông nổi, hẹp hòi thì xử việc, việc hay hỏng, tiếp người, người hay giận, mà chính mình cũng phải thiệt thòi (Lữ Khôn).
- Hay nóng giận nản lòng là triệu chứng của một tâm hồn yếu đuối (Plutarque).
- Nhịn điều người ta không thể nhịn được, dung điều người ta không thể dung được, chỉ có người kiến thức và độ lượng hơn người mới làm được như thế (Trình Di).
- Người ta thường vì những sự nhỏ mọn không đâu mà gây phiền não cho mình. Nếu ai cũng biết thản nhiên đối với sự vật, bình tâm mà xét thì sẽ thấy trăm việc đến cho mình, chín mươi việc không đáng bận lòng chút nào (Thu Giang Nguyễn Duy Cần).
- Cái thuật ở đời, giống như phép đấu võ hơn là phép khiêu vũ: phải vững chân mà đứng, sẵn sàng đợi sự bất ngờ vụt đến.
- Chính mình không kiềm chế nổi mình mà cứ muốn kiềm chế người khác thì thật là khờ dại (Khuyết Danh).
- Càng nói ít càng nghe được nhiều (Alexander Solshenitsen).
- Lửa bốc lên cao, nước chảy xuống thấp, thế mà lửa lúc nào cũng thua nước.
- Vạn vật trong thiên hạ không gì mềm nhũn bằng nước, thế mà nước to vô hạn, sâu vô cùng (Hoài Nam Tử).
- Chỗ mà người xưa gọi là hào kiệt ắt phải có khí tiết hơn người. Nhưng, nhân tình có chỗ không thể nhịn được. Bởi vậy, kẻ thất phu gặp nhục, tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh. Cái đó chưa đủ gọi là Dũng. Kẻ đại dũng trong thiên hạ, trái lại thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa vậy (Tô Đông Pha).
- Một thân thể không đau, một tâm hồn không loạn: Chân hạnh phúc của con người chỉ có bấy nhiêu thôi (Épicure).
- Người khéo léo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy ít đè nhiều (Nguyễn Huệ).
Bạn đã hiểu được điềm đạm là gì chưa? Bạn đã tìm được cho mình giá trị của sự điềm đạm và bạn có muốn trở thành người điềm đạm hay không?