Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình nổi tiếng linh thiêng

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình

Ai đã từng đi dọc Bắc – Nam, khi qua đèo Ngang đều không quên dừng chân ghé lại thăm Đền Liễu Hạnh Công Chúa rất linh thiêng, nằm ngay chân đèo thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình để cầu sức khỏe, tài lộc cho gia đình, người thân và bạn bè.

Từ thuở xa xưa, ở nước ta chuyện đi lại giao thương Nam Bắc trên bộ duy nhất chỉ có một con đường cái quan – qua bao đò giang, vượt bao núi rừng – vẫn được gọi là con đường thiên lý. Còn dãy Trường Sơn tới Quảng Bình thì rẽ một nhánh chạy ngang ra biển gọi là Hoành Sơn; trên đó đèo Ngang với Hoành Sơn Quan vừa là cửa ngõ của xứ Đàng Trong, cũng là thắng cảnh mà bao bậc hiền tài dừng chân cảm thán bởi cảnh đẹp non sông gấm vóc nơi đây, cùng với những áng văn thơ còn lưu truyền tới tận ngày nay.

Tại chân đèo Ngang, bên con đường cổ xưa có một ngôi miếu nhỏ. Miếu thờ Công chúa Liễu Hạnh – là một nhân vật trong Tứ Bất tử huyền thoại của văn hóa dân gian Việt Nam. Tương truyền Miếu này rất linh thiêng, ai qua lại nơi này thường vào cầu an mỗi khi vượt đèo, cầu gì được nấy.

Tương truyền Liễu Hạnh công là công chúa thứ hai của Ngọc Hoàng có tên là Quỳnh Hoa, là người mẹ cai quản vùng trời, vị thánh mẫu đứng đầu hệ thống Tam Phủ, Tứ Phủ thờ đạo Mẫu của người Việt. Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm bên dãy Hoành Sơn cũng là nơi ghi dấu cho sự tích giáng trần của bà tại đây.

Từ trung tâm thành phố Đồng Hới bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê xe tại Quảng Bình, một chiếc xe máy có điều kiện hơn thì thuê ô tô chiếc 4 chỗ, hay đông người thì thuê xe 7 chỗ Đồng Hới để đi. Theo quốc lộ 1A hướng Bắc tầm 65 km du khách sẽ đến Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Ngôi đền có tổng diện tích gần 350 m², phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển. Từ ngoài vào trong là cổng đền, bức bình phong, cổng tam quan, hai trụ đầu lân trước điện thờ, đền Tiền, đền Hậu.

Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, chúng ta thấy đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc.

Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí một cách đối xứng, cân đối và hài hòa thể hiện sự trung chính, ngay thẳng và cũng là ước mơ của con người thể hiện sự trang nghiêm của đền thờ. Kiến trúc của đền không cầu kỳ nhưng rất tỉ mỉ và chăm chút, nghệ thuật trang trí khá tinh tế với những mảng ghép sành sứ khéo léo.

Những hình tượng như tứ linh gồm long, lân, quy phụng; tứ thủ gồm cầm, kỳ, thi, họa; tứ quý gồm tùng, trúc, mai, sen và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long. Mọi chi tiết được bày trí rất hài hòa với bố cục chung, làm nổi bật nét độc đáo của ngôi đền cả về kiến trúc xây dựng, ý tưởng mỹ thuật lẫn ý nghĩa rõ nét về văn hóa và ước muốn tốt đẹp của con người. Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa. 

Đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang là điểm cuối phía Nam còn nguyên vẹn về kiến trúc đền thờ Mẫu Liễu Hạnh như tục thờ Mẫu ở Phủ Giầy. Đền thờ như một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian đã có từ lâu đời. Chính vì vậy, di tích đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, xét về quy mô, phong cách và vị trí của nó trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt rất xứng đáng để chúng ta trân trọng, bảo tồn.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng đến hôm nay, Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa với vẻ đẹp bình dị vẫn bảo lưu được những giá trị văn hóa của dân tộc và được nhiều du khách thập phương đến tham quan và chiêm bái, nhằm thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn cầu phúc cho quốc thái dân an.

Lữ khách đi ngang qua ai cũng đều nán lại đôi chút để tỏ lòng ngưỡng mộ đến Công Chúa Liễu Hạnh đã dành trọn cuộc đời mình để giúp đỡ tha nhân. Và ngày nay khi du lịch Quảng Bình phát triển mở rộng được nhiều du khách đến thăm hơn, thì Đền Liễu Hạnh Công Chúa lại là điểm đến tâm linh thật ý nghĩa, giúp du khách xa gần có dịp để biết đến nhiều hơn về Bà cũng như hiểu thêm một chút về nét đặc trưng văn hóa thờ Mẫu của người Việt trong một giai đoạn lịch sử đã qua.

Quý khách có thể tham khảo tour du lịch Quảng Bình Đền Thờ Công Chúa Liễu Hạnh kết hợp với các danh lam thắng cảnh gần đó như Vũng Chùa Đảo Yến, Đèo Ngang, Làng Bích Họa Cảnh Dương vô cùng hấp dẫn của công ty du lịch Thám Hiểm Phong Nha được thực hiện bơi hướng dẫn viên người thổ địa am hiểu địa phương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *