I. Khái niệm loài sinh học
1. Khái niệm
Nội dung chính
- I. Khái niệm loài sinh học
- II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
- Dạng cách li nào sau đây không thuộc cách li trước hợp tử ?
- Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?1.Ngựa giao phối với lừa sinh ra con la không có khả năng sinh s?
- Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là: - Video liên quan
– Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
2. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài
– Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
– Tiêu chuẩn hình thái.
– Tiêu chuẩn hóa sinh, phân tử…
II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
1. Khái niệm
- Cơ chế cách li là chướng ngại vật làm cho các sinh vật cách li nhau.
- Cách li sinh sản là các trở ngại (trên cơ thể sinh vật) sinh học ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này cùng sống một chỗ.
2. Các hình thức cách li sinh sản
2.1 Cách li địa lí
– Các quần thể trong loài bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí (cách li không gian) như núi, sông, biển nên không thể giao phối với nhau.
– Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán dễ chịu ảnh hưởng của cách li này.
2.2 Cách li sinh sản
Cách li sinh sản được chia làm 2 loại: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
a. Cách li trước hợp tử ( cách li trước giao phối)
– Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. Đây thực chất là cơ chế ngăn cản thụ tinh tạo ra hợp tử gồm:
+ Cách li nơi ở (sinh cảnh):những cá thể của loài sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
+ Cách li tập tính:Các cá thể khác loài có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau.
+ Cách li thời gian (mùa vụ):Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
+ Cách li cơ học:Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
b. Cách li sau hợp tử (cách li sau giao phối)
– Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc con lai hữu thụ gồm các mức độ:
+ Giao tử bị chết
+ Hợp tử bị chết
+ Con lai chết non
+ Con lai bất thụ
– Nguyên nhân là do mỗi loài có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.
Hình thức
Cách li trước hợp tử
Cách li sau hợp tử
Khái niệmNhững trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau.Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.Đặc điểm
– Cách li nơi ở: các cá thể sống cùng khu vực địa lí nhưng trong sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
– Cách li tập tính: các cá thể thuộc các loài có những tập tính riêng biệt không giao phối với nhau.
– Cách li thời gian: các cá thể thuộc các loài khác nhau, có mùa sinh sản khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
– Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau, có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau.
Cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai:
+ Con lai không có sức sống.
+ Con lai có sức sống nhưng do khác biệt về cấu trúc di truyền → tạo giao tử mất cân bằng gen do giảm phân không bình thường → giảm khả năng sinh sản hoặc cơ thể bất thụ hoàn toàn.
Vai trò
- Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài.
- Duy trì sự toàn vẹn của loài.
- Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài.
- Duy trì sự toàn vẹn của loài.
Dạng cách li nào sau đây không thuộc cách li trước hợp tử ?
Dạng cách li nào sau đây không thuộc cách li trước hợp tử ?
A. Cách li nơi ở.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li thời gian.
D. Cách li sinh thái
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?1.Ngựa giao phối với lừa sinh ra con la không có khả năng sinh s?
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
1.Ngựa giao phối với lừa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
2.Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
3.Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
4.Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
5.Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía bờ sông.
6.Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
A. 1, 2, 6.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 2, 3, 4.
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
Câu 4241 Thông hiểu
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
Đáp án đúng: d
Phương pháp giải
Loài và các cơ chế cách li sinh sản của loài — Xem chi tiết
…