Công ty của chú em tôi làm ăn khá, lương thưởng mọi người cao ngất ngưởng. Vào dịp Tết năm ngoái, ngoài việc trả thêm tháng lương thứ 13, công ty còn thưởng cho cán bộ công nhân viên mỗi người khoảng hai trăm triệu đồng.
Bạn đang xem: Tứ thân phụ mẫu là gì
Công ty của chú em tôi làm ănkhá, lương thưởng mọi người cao ngất ngưởng. Vào dịp Tết năm ngoái, ngoài việctrả thêm tháng lương thứ 13, công ty còn thưởng cho cán bộ công nhân viên mỗingười khoảng hai trăm triệu đồng.
Như mọi người đàn ông tử tế khác,chú em tôi đưa tất cả lương tháng 13 và tiền thưởng Tết cho vợ. “Em hãy lênkế hoạch để chúng ta có một cái Tết thật chu đáo”. Chú em tôi nói với vợ nhưvậy. “Mình có về quê không anh?” – cô vợ hỏi. “Có chứ. Trước Tết cảnhà sẽ về quê, chúc Tết trước ông nội, bà nội và các cô dì, chú bác sau đó sẽ raHà Nội lo Tết cho nhà mình”.
Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng gọi là thân phụ và thân mẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu
Và chuyến về quê đã được chuẩn bịrất chu đáo. Chú em tôi đọc cho vợ ghi một danh sách dài những ai cần có túi quàTết và những ai cần phải biếu phong bì và số tiền từng người là bao nhiêu. Vợchú ấy đã răm rắp làm theo sự sắp đặt của chồng. Cả nhà thuê một chuyến xe vềquê để chúc tết mọi người. Nghe nói là bố mẹ tôi vui lắm. Còn bà cô ruột tôi thìgọi điện thoại cho tôi khen nắc nỏm: “Vợ chồng chúng nó thật chu đáo, chúctết không sót một nhà nào, ai cũng có quà Hà Nội. Thấy con cháu như thế, cô mừngvà tự hào lắm”.
Nhưng sau khi ở quê ra, không khígia đình của chú em tôi không ấm cúng như trước. Cô vợ suốt ngày lặng lẽ như mộtcái bóng, không cười nói, không hỏi han, tâm sự gì khiến chú em tôi lo lắng.
Xem thêm: Tác Hại Khôn Lường Của Ma Túy Đá Là Gì, Tại Sao Ma Túy Đá Nguy Hiểm Hơn Heroin
“Rađường sợ nhất công nông. Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Lo lắng thế nhưngchú em tôi không biết nguyên do vì sao và phải “phá băng” bằng cách nào.
“Rađường sợ nhất công nông. Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Lo lắng thế nhưngchú em tôi không biết nguyên do vì sao và phải “phá băng” bằng cách nào.
Sau khi nghe chú ấy kể chuyện,tôi hỏi: “Chú không biết mình đã có lỗi gì ư?”. “Không. Em không gây ra lỗigì cả”. “Có đấy. Chú có biết tứ thân phụ mẫu là những ai không? Bố mẹ chúng tagọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ chú cũng gọi là thân phụ và thânmẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu. Đã là tứ thân phụ mẫu thìtrách nhiệm của con cái phải như nhau. Chú đã lo rất chu đáo chuyện lễ Tết bênnội nhưng lại không nói gì, không lo gì cho bên ngoại thì sao cô ấy không tủithân. Nếu không quan tâm đến bố mẹ vợ thì chưa phải là thật lòng yêu vợ”.
Chú em tôi ngớ người ra một lúcrồi nói: “Thôi chết rồi! Đúng là em có lỗi”. Và ngay sau đó chú em tôi đãthuê xe cùng vợ đi chúc tết bên ngoại. Khi cả hai vợ chồng về đến Hà Nội, tôigọi điện thoại hỏi cô em dâu: “Ông bà có khoẻ không em?” “Cảm ơn chị! Bố mẹem khoẻ”. “Hai vợ chồng về ông bà có vui không?” Giọng cô em tôi như reo lêntrong máy: “Bố mẹ em vui lắm chị ạ! Và em cũng rất vui”.