Công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất 2022

Tiền lương luôn là vấn đề được nhiều người lao động đặc biệt quan tâm, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính chính xác lương cơ bản như thế nào. Để biết được chính xác tiền lương của mình, chúng ta cần biết công thức tính lương cơ bản mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Vậy lương cơ bản là gì, ý nghĩa và có những loại lương cơ bản nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

I- Mức lương cơ bản là gì?

1. Tiền lương cơ bản là gì

Mức lương cơ bản là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho bạn với thời gian bạn đã bỏ ra tại nơi làm việc. Lương cơ bản được thể hiện ở hàng giờ, hàng tháng hoặc hàng nắm mà bạn làm việc tại công ty. Hiểu một cách đơn giản, đây là mức lương tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đó trả cho bạn làm một công việc cụ thể. Lương cơ bản sẽ không bao gồm một số khoản sau đây:

  • Bảo hiểm xã hội

  • Tiền thưởng

  • Hoa hồng

  • Lựa chọn cổ phiếu

Như vậy, để được hưởng mức lương cơ bản thì người lao động phải hoàn thành toàn bộ công việc được giao cũng như hoàn thành mục tiêu công việc đã đề ra.

2. Ý nghĩa của mức lương cơ bản

Đối với người lao động

Tiền lương là thước đo về giá trị lao động của con người, quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động và mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Do đó để đánh giá và trả lương một cách chính xác, công bằng nhất cho NLĐ thì NSDLĐ cần quan tâm đến kết quả cuối cùng của NLĐ để đánh giá đúng đắn cho NLĐ.

Đối với doanh nghiệp

Tiền lương còn thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với NLĐ. Điều đó còn thể hiện sự tự hào của nhân viên với mức lương của mình bởi nếu nhân viên cảm thấy việc trả lương không được thỏa đáng thì họ sẽ không cảm thấy hài lòng với việc đó. Chính vì vậy, tiền lương giữ vai trò đặc biệt với chính sách, kế hoạch quản lý nhân sự của công ty và khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên.

II- Các công thức tính lương cơ bản

Hiện nay có rất nhiều cách thức tính lương khác nhau, tùy vào từng doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức tính lương( dựa theo thời gian, sản phẩm, doanh thu bán hàng hoặc tiền lương khoán..) Dưới đây là một số công thức tính lương cơ bản phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay:

Công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất 2022Công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất 2022

1. Cách tính tiền lương theo thời gian

Hiểu một cách đơn giản, lương theo thời gian là lương dựa trên thời gian làm việc của người lao động(theo giờ, theo tuần, theo ngày hoặc theo tháng). Đây là cách tính lương phổ biến và được áp dụng tại nhiều chuỗi cửa hàng hoặc công t lớn

Công thức tính lương cơ bản theo thời gian:

Tiền lương giờ = Tiền lương ngày/ Số giờ làm việc bình thường.

Tiền lương ngày = Tiền lương tháng/ Số ngày làm việc trong tháng.

Tiền lương tuần = (Tiền lương tháng x 12 tháng)/52 tuần

Đối với cách thức tính lương theo tháng, các doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 2 công thức dưới đây:

Công thức 1:

Tiền lương tháng = Lương + ((Phụ cấp nếu có)/ngày công chuẩn của tháng)* số ngày làm việc thực tế

– Ngày công chuẩn của tháng là các ngày làm việc trong tháng, không kể các ngày nghỉ

– Tiền lương tháng tính theo công thức này sẽ là một con số cố định( nó chỉ thay đổi trong trường hợp NLĐ nghỉ không lương)

Công thức 2:

Tiền lương tháng = ((Lương + Phụ cấp nếu có)/26) * ngày công thực tế làm việc

– Tiền lương tháng thường không cố định, có thể biến động theo từng tháng

– Trong trường hợp muốn nghỉ không lương thì NLĐ cần phải cân nhắc nên nghỉ tháng nào để ít ảnh hưởng đến thu nhập nhất

2. Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm dựa trên chất lượng, số lượng sản phẩm hoặc phần trăm công việc mà người lao động hoàn thành. Do đặc thù là gắn chặt với năng suất và thù lao lao động nên hình thức này được áp dụng trong trường hợp khuyến khích năng suất, tăng số lượng sản phẩm.

Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm

 

Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩmCông thức tính lương cơ bản theo sản phẩm

3. Công thức tính lương cơ bản theo doanh thu

Đối với nhân viên kinh doanh hoặc những người bán hàng thì đây là hình thức trả lương dựa trên doanh số đạt được của các bộ phận này..

4. Cách trả lương khoán

Với cách thức trả lương khoán khi NLĐ hoàn thành được hết khối lượng công việc giữa hai bên.

– Công thức tính: 

Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hoàn thành công việc

5. Cách tính lương làm thêm giờ

Lương làm thêm giờ( hay còn gọi là lương OT) là mức lương được trả cho người lao động khi thực hiện thêm công việc ngoài giờ như: làm vào ban đêm, làm các ngày nghỉ, các ngày cuối tuần… Với trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng thêm mức lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.

6. Một số công thức tính lương cơ bản khác

 Công thức tính lương ngày lễ 

Theo Bộ luật Lao động tại điều 112 thì những người lao động được nghỉ lễ Tết hưởng nguyên lương. Cụ thể lịch nghỉ lễ sẽ có 11 ngày:

– Tết Âm lịch: 05 ngày

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

– Sang năm 2021, ngày Quốc Khánh 2/9 sẽ được nghỉ 2 ngày

Như vậy, tiền lương theo hợp đồng lao động để tính lương ngày lễ gồm: mức lương, tiền phụ cấp, các khoản bổ sung khác. Ngoài ra, các tiền phụ cấp theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động như: tiền thưởng làm việc, các khoản xăng xe, điện thoạt…

7. Cách tính lương tháng 13

Lương tháng thứ 13 là một chế độ đãi ngộ mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút nhân sự về làm việc. Tùy vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp mà sẽ có cách thức tính lương tháng 13 khác nhau dựa vào tình hinh thực tế kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp đó và kết quả của người lao động.

Nếu người lao động chưa làm đủ 12 tháng thì mức lương tháng 12 sẽ được hưởng theo mức độ làm việc: Thưởng tháng thứ 13 = M/12 nhân TLTB. 

(Trong đó: M là thời gian lao động, TLTB là tiền lương trung bình trong khoảng thời gian lao động).

III- Mức lương cơ bản theo quy định mới nhất 2021

Hiện nay, pháp luật đã cập nhật đầy đủ các cách tính lương cơ bản mới nhất. Cụ thể, công thức tính lương cơ bản sẽ được quy định như sau:

1. Đối với lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân

Mức lương cơ bản hiện nay đã bao gồm phụ cấp lương dùng để đóng BHXH và các khoản bổ sung khác. Bên cạnh đó, mức lương cơ bản ở doanh nghiệp tư nhân được tính dựa trên mức lương tối thiểu theo vùng mà Chính phủ quy định sẵn hàng năm. Cụ thể, mức lương cơ bản của người lao động ở công ty tư nhân theo từng vùng là:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.

  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.

  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.

  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

2. Đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước

Đối với nhân viên làm việc tại cơ quan Nhà nước thì lương được dựa trên hệ số lương x lương cơ sở. Tuy nhiên, lương nhà nước sẽ dựa trên cấp bậc tốt nghiệp, trình độ, chức vụ nghề nghiệp mà hệ số lương sẽ được tính khác nhau. Hiện nay, mức lương cơ bản được quy định tại các cơ quan Nhà nước được tính theo hệ số như sau: 

  • Từ ngày 01/01/2020 – 30/6/2020: 1.490.000 đồng/tháng (NĐ 38/2019/NĐ – CP).

  • Từ ngày 01/7/2020 – 31/12/2020: 1.600.000 đồng/tháng (Theo NQ 86/2019/QH14).

Xem thêm: 

6 Bước chuẩn hóa quy trình xây dựng quy chế trả lương chuyên nghiệp trong doanh nghiệp

III- Phần mềm tự động hóa quy trình tính lương, chấm công 1Office

Phần mềm quản lý chấm công – tính lương 1Office là một giải pháp tính lương hiệu quả, chuyên nghiệp được 5000 doanh nghiệp và hơn 450.000 người dùng tin tưởng sử dụng. Là một phần hệ thuộc phần mềm HRM 1Office, phần mềm nổi bật với nhiều tính năng thông minh, ưu việt, phần mềm quản lý nhân sự tiền lương giúp nhân sự tự động tính lương và trả công thông qua tài khoản ngân hàng trên hệ thống. Từ đó giúp nhà quản lý tiết kiệm tối đa thời gian cho quy trình tổng hợp, đơn từ, log vân tay… và chi phí in ấn cho doanh nghiệp.

Các tính năng chính của phần mềm tính lương 1Office:

Cài đặt bảng lương

  • Dễ dàng tùy chọn bảng lương, linh hoạt định nghĩa các loại bảng lương phù hợp cho doanh nghiệp

  • Tích hợp các công thức Excel vào việc chấm công, tính lương phù hợp với mọi doanh nghiệp hiện nay

  • Cho phép cài đặt đối tượng có quyền xem, chỉnh sửa lương/phụ cấp ở mục hồ sơ nhân sự dễ dàng

Cài đặt bảng lương trực quanCài đặt bảng lương trực quan

Tính – Phê duyệt lương tự động

  • Phần mềm tự động sinh ra bảng lương đã cấu hình vào đầu mỗi tháng

  • Cho phép tách dòng tự động nếu một nhân viên hưởng nhiều mức lương khác nhau trong vòng 1 tháng

  • Giám đốc, kế toán kiểm tra và phê duyệt trực tiếp bảng lương 24/7 nhanh chóng

tính lương cơ bản tự độngtính lương cơ bản tự động

Trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng

  • Dễ dàng kết nối với các phân hệ khác giúp lấy dữ liệu để phục vụ việc tính lương như: KPI, DOANH SỐ…

  • Liên kết với ngân hàng Quân đội MB để thực hiện việc trả lương cho nhân sự 24/7 thông qua tài khoản ngân hàng

  • Hỗ trợ kế toán chuyển tiền trực tiếp qua tài khoản ngân hàng quân đội MB và xuất ủy nhiệm chi cho tài khoản ngân hàng khác nhanh chóng

Như vậy, nội dung trên đã đề cập đến những cách thức tính lương cơ bản mới nhất 2022 cũng như đưa ra giải pháp tính lương hiệu quả, tự động với 1Office. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tính lương chuyên nghiệp thì 1Office – Phần mềm quản trị doanh nghiệp chính là giải pháp hữu ích nhất dành cho bạn. Để được tư vấn và hỗ trợ, bạn vui lòng để lại thông tin, đội ngũ chuyên gia 1Office sẽ tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua: 

Hotline: 083 483 8888

Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn

Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *