Để tính được chu vi và diện tích hình bình hành thì chúng ta cần phải áp dụng theo công thức tính diện tích hình bình hành và công thức tính chu vi thì mới cho ra những kết quả chuẩn xác được . Việc thực hiện tính diện tích đều có những các công thức được định nghĩa sẵn mà chúng ta đã từng được học ở thời học sinh rồi .
Không như cách tính diện tích tam giác hay diện tích hình chữ nhật thì việc thực hiện tính diện tích và chu vi của hình bình hành cũng có công thức chuẩn mà chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng giải bài toán liên quan đến diện tích và chu vi hình . Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu rõ thế nào là hình bình hành trước đã .
Hình bình hành là như thế nào?
Hình bình hành là một hình tức giác đặc biệt trong đó nó có 2 cặp cạnh đối diện song song với nhau . Trong đó có các góc đối diện bằng nhau
Công thức tính chu vi của hình bình hành, diện tích hình bình hành chuẩn
Công thức tính diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành chính là diện tích của mặt phẳng nằm trong của hình mà mắt chúng ta có thể quan sát được . Cụ thể là các phần trong hình mình gạch chéo màu xanh nhé .
Hình bình hành
Và công thức tính diện tích hình bình hành sẽ là tích của cạnh đấy nhân với chiều cao của HBH kéo từ đỉnh A xuống cạnh đáy và xếp vuông góc với cạnh đáy a .
SABCD = a.h
Trong đó :
S : Chính là diện tích hình bình hành ABCD
a : chiều dài của cạnh đáy hình bình hành
h : Chiều cao của HBH kéo từ cạnh A
Cùng chủ đề :
Công thức tính chu vi hình bình hành
Đối với chu vi hình bình hành thì chúng ta khá dễ dàng suy luận ra đó chính là tổng độ dài của các cạnh hình hành . Do định nghĩa HBH có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau cho nên chúng ta có thể sử công thức tính chu vi hình bình hành sẽ bằng 2 lần của tổng 2 cạnh liền nhau .
Tính chu vi hình bình hành
Chúng ta sẽ có công thức tính chu vi hình bình hành chuẩn :
C = 2 * (a+b)
Trong đó :
C : Chi vi hình bình hành
a : cạnh dài HBH
b : cạnh ngắn HBH
5 ví dụ về cách tính chu vi hình bình hành và diện tích
Bài tập toán 1:
Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 8cm , chiều dài CD là 16cm , BC là 7cm hãy tính diện tích hình bình và chu vi ABCD ?
Giải bài tập :
Áp dụng công thức ta có : S (ABCD) = h.a
=> S (ABCD) = 8 x 16 = 128 cm2
Vậy diện tích hình bình hành ABCD sẽ là : 128 cm2
Chu vi hình sẽ là : C = 2 x (16 + 7 ) = 46 cm
Vậy chu vi hình bình hành ABCD là : 46 cm .
Bài tập 2:
Mảnh đất hình bình hành ABCD có cạnh đáy là 47m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của HBH này thêm 8m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 240m2. hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Bài giải:
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích HBH có cạnh đáy 8m và chiều cao là chiều cao của mảnh đất hình bình hành ban đầu.
Chiều cao mảnh đất là: 240: 8 = 30 (m)
Diện tích mảnh đất HBH ban đầu là: 30 x 47 = 1410 (m2)
Bài tập 3:
Cho hình bình hành có chu vi là 486cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia và gấp 8 lần chiều cao. Tính diện tích HBH ?
Bài giải:
– Ta có nửa chu vi HBH là: 486 : 2 = 243 (cm)
– Nếu như coi cạnh kia là 1 phần thì cạnh đáy chính là 5 phần như vậy.
Ta có cạnh đáy HBH là: 243 : (5+1) x 5 = 202,5 (cm)
Tính được chiều cao của HBH là: 202,5 : 8 = 25,3 (cm)
Diện tích của hình bình hành là: 202,5 x 25,3 = 5125,78 (cm2)
Bài tập 4:
Cho hình bình hành có chu vi là 384cm và độ dài cạnh đáy gấp 6 lần cạnh kia; gấp 2 lần chiều cao. Hãy tính diện tích HBH đó
Bài giải:
Do chúng ta đã có chu vi rồi thì sẽ dễ dàng tính được nửa chu vi Hình bình hành là: 384 : 2 = 182 (cm)
Cạnh đáy gấp 6 lần cạnh kia nên nửa chu vi sẽ gấp 7 lần cạnh kia.
Cạnh đáy HBH là: 182 : 7 x 6 = 156 (cm)
Chiều cao hình bình hành là: 156 : 2 = 78 (cm)
Diện tích Hình bình hành là: 156 x 78 = 12168 (cm2)
Bài tập 5:
Một hình bình hành có cạnh đáy là 75cm. Người ta thu hẹp HBH đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 16 cm được HBH mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình bình hành ban đầu là 668cm2. Tính diện tích HBH ban đầu.
Bài giải:
Phần diện tích giảm đi chính là diện tích hình bình hành có cạnh đáy là 19m và chiều cao là chiều cao mảnh đất HBH ban đầu.
Chiều cao hình bình hành là: 668 : 16 = 41,75 (cm)
Diện tích hình bình hành đó là: 75 x 41,75 = 3131,25 (cm2)
Tổng kết
Như thế là Legoland đã tổng hợp lại kiến thức về cách tính , công thức tính diện tích hình bình hành và cách tính chu vi hình bình hành một cách chi tiết nhất . Hi vọng sẽ giúp mọi người có thể áp dụng vào trong bài tập của mình nhanh chóng nhé .