Chúng ta thường nghe nói về chứng đa nhân cách trên phim ảnh hoặc sách báo nhưng lại không có những định nghĩa chính xác về bệnh lý này. Vì thế, mọi người lại có những nhầm lẫn đa nhân cách chính là tâm thần phân liệt hoang tưởng. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp 2 bệnh lý này có phải là một không và đa nhân cách liên quan thế nào đến trầm cảm.
Chứng đa nhân cách là gì?
Bệnh đa nhân cách hay gọi chính xác hơn là rối loạn đa nhân cách. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng đến cả hành vi và thái độ của người mắc bệnh. Thực chất trong con người của bệnh nhân sẽ tồn tại nhiều hơn hai nhân cách. Cụ thể như sau:
-
Nhân cách bình thường: người mắc rối loạn đa nhân cách vẫn có sự tuân thủ về đạo đức, chuẩn mực như những người bình thường.
-
Nhân cách bệnh lý: với những người mắc bệnh, trong họ còn tồn tại thêm một nhân cách biểu hiện các bệnh lý khác. Thể hiện qua cách ứng xử và những phản ứng khác xa với người bình thường.
Khi một người bị đa nhân cách, họ sẽ quên đi những gì mình đã làm bằng nhân cách cũ. Vì thế, một đặc trưng của bệnh lý này là đi kèm với mất trí nhớ. Họ thường nghĩ rằng khi những hành động đó xảy ra là lúc họ đang ngủ và họ hoàn toàn không liên quan đến những việc vừa rồi.
Những biểu hiện của bệnh rối loạn đa nhân cách
Những biểu hiện cơ bản nhất của một người bị rối loạn nhân cách là:
Họ thường có những tính cách khác nhau
Nói chính xác hơn thì họ sẽ có ÍT NHẤT có 2 tính cách trong con người họ. Những tính cách này sẽ chi phối và điều khiển những hành động của họ, nhưng điều đáng nói là họ sẽ không có một chút ký ức nào về những gì họ đã làm hay đã trải qua. Sự biến đổi này rất thường xuyên xảy ra.
Có những suy nghĩ tiêu cực
Họ thường có những dòng suy nghĩ không mấy hay ho về những người xung quanh, nào là có người muốn giết mình, nào là những người xung quanh thù ghét mình hoặc mọi người đang lợi dụng mình.
Luôn nghi ngờ
Những người thuộc chứng rối loạn nhân cách thường có những suy nghĩ nghi ngờ người khác, đặc biệt hơn là không tin tưởng người thân của họ. Họ có sự nghi hoặc về lòng chung thủy của vợ hoặc chồng, bạn bè nhưng không có cơ sở. Lâu ngày, những nghi ngờ này sẽ hình thành nên những hành vi thái quá, thái độ không đúng mực.
Luôn coi mình là sự trung tâm
Sở dĩ những người này họ luôn có ý nghĩ họ là trung tâm của sự chú ý. Họ luôn cố thực hiện mọi việc theo ý muốn của bản thân và lôi kéo sự quan tâm của người khác. Hậu quả của việc này chính là sự thiếu ăn năn, sẽ rất cố chấp và chỉ suy nghĩ đến bản thân.
Hành vi quá kích động
Do vốn dĩ họ luôn có những suy nghĩ không quá lạc quan nên vì thế họ rất dễ bị kích động do hận thù, nghi ngờ. Họ thường xuyên lừa gạt mọi người về những gì mình gây ra và cũng không nhớ những gì mình làm. Các hoạt động tập thể thì thường sẽ né tránh, ngại tham gia.
Những lầm tưởng về rối loạn đa nhân cách
Đa nhân cách có phải tâm thần phân liệt?
Chúng ta thường hay nhầm lẫn bệnh đa nhân cách với triệu chứng của tâm thần phân liệt hoang tưởng. Cùng so sánh nhé:
Tâm thần phân liệt hoang tưởng: những người mắc bệnh này thường cảm thấy có một giọng nói luôn văng vẳng trong đầu họ. Giọng nói vô hình này sẽ sai khiến người bệnh làm những việc tiêu cực, làm hại kẻ khác.
Rối loạn đa nhân cách: có đến 2 hay 3 tính cách cùng tồn tại và chi phối hành động. Tuy nhiên, người bệnh lại không nhận ra và họ quên hẳn cả việc tính cách kia chi phối mình như thế nào. Các tính cách “phụ” khác với những gì mọi người thường thấy thường đối lập hoàn toàn, khi thì ngang ngược, hoang tàn, lúc thì dửng dưng, đáng sợ.
Mối liên quan giữa chứng đa nhân cách và trầm cảm
Có thể nói rằng một nguyên nhân của trầm cảm là rối loạn nhân cách. Vì những người đa nhân cách tránh né – Avoidant PD thì họ sẽ thường rụt rè, nhạy cảm với những thay đổi và mọi người xung quanh. Đặc biệt là trong mối hệ và khi nhận lời chỉ trích, người bị đa nhân cách không kiểm soát được mình, họ sợ tiếp xúc với đám đông. Hoặc những người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc – Dependent PD thường xuyên mất niềm tin vào bản thân, thường muốn ở một mình để tự hối lỗi và không thể tự làm chuyện gì một mình.
Như vậy, có thể kết luận rằng đa nhân cách với tâm thần phân liệt hoang tưởng và hoàn toàn khác nhau. Chính xác hơn thì rối loạn nhân cách là một nhánh nguyên nhân của trầm cảm – bệnh lý bất ổn về tinh thần. Vì thế, với một người đa nhân cách họ rất cần sự giúp đỡ và tránh dẫn đến trầm cảm.
Hiểu được chứng đa nhân cách như thế nào từ đó ta biết được biện pháp quan trọng hàng đầu để có thể cải thiện chứng bệnh. Ngoài ra nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý trầm cảm, căng thẳng thần kinh hay mệt mỏi, lo âu và hồi hộp xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 0969.35.05.11 để được các chuyên gia hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.
Viết bình luận