Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
3. Tóm tắt
Nguyễn Nhật Ánh (07/05/1955) là một nhà văn Việt Nam. Ông được biết đến
qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi trẻ, các tác phẩm của ông rất được
độc giả ưa chuộng. Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ, được báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.
Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày
Ở chương này tác giả kể lại về tuổi thơ của mình, đặc biệt là năm 8 tuổi. Ông có
cái nhìn về cuộc sống lúc ấy rất cũ kỹ, buồn chán và tẻ nhạt khi ngày nào cũng
chỉ gói gọn trong con đường từ nhà đến trường và dưới sự giám sát của ba mẹ
khiến mỗi đêm trước khi ngủ ông cũng biết ngày mai sẽ diễn ra sự kiện gì.
Năm 8 tuổi, tác giả cùng những đứa trẻ trong xóm chơi trò vợ chồng. Ông, Hải
cò, Tí sún và Tủn thay phiên nhau đóng vai vợ chồng và con cái. Họ đóng vai
diễn các tình huống và thực hiện luôn trong cuộc sống vì nghĩ đó là những việc
làm đúng: đứa trẻ ngoan là phải chạy nhảy, đánh nhau, tắm sông, không nên
nghe theo lời ai, đến giờ cơm thì đi chơi không ăn uống đúng giờ giấc,..ỉ vì
muốn làm thay đổi cả thế giới mà ông đã làm luyên lụy tới người khác.
Chương 3: Đặt tên cho thế giới
chương này, đám trẻ cho rằng tất cả mọi thứ trên thế giới này đều là kêu theo
kiểu a dua vì người đầu tiên kêu vật đó là gì thì những người sau đều kêu như
vậy và cho rằng nó chẳng có ý nghĩa gì hết.
Chính vì vậy, chúng đã tự thay đổi tên gọi mọi thứ trong thế giới riêng của
minh.
Chương 4: Buồn ơi là sầu
Tác giả đề cập đến chuyện nấu nướng trong tình yêu và sau khi kết hôn, với tác
giả nó thực sự quan trọng trong đời sống vợ chồng.
Tác giả kể về chuyện tình cảm của chú Nhiên và cô Linh, ông đã bắt trước
những tin nhắn mà chú Nhiên gửi cho vợ sắp cưới của mình trong điện thoại và
gửi cho Tủn mặc dù một cậu bé 8 tuổi không thể hiểu được nội dung của mẫu
tin đó.
Tác giả kể về cuộc gặp gỡ với những người bạn năm xưa khi còn là những đứa
nhóc 8 tuổi, bây giờ họ đã bước vào độ tuổi trên dưới 50. Khi biết tin ông viết
bài tham luận về những kỉ niệm tuổi thơ của mình, Hải cò và Tủn đã tìm đến
gặp ông. Họ muốn ông bỏ hết những chi tiết “dở hơi” đó. Vì không thể bỏ bản
tham luận của mình cũng như làm ảnh hưởng đến bạn nên ông đã quyết định
đổi tên nhân vật.
Chương 6: Tôi là thằng Cu Mùi
Ông uống nước bằng chai thay vì bằng ly, ăn cơm bằng thau thay vì bằng chén,
áo không chỉ để mặt mà còn để níu khi vật nhau,…điều mà ba mẹ ông chẳng bao
giờ muốn ông làm như vậy. Theo tác giả, người lớn thường cho phép mình làm
những gì mình thích, kể cả những ý thích rất là vớ vẫn và cấm trẻ con làm tất cả
những gì họ không thích.
Chương 7: Tôi ngoan trong bao lâu
Năm 8 tuổi, ông là một đứa trẻ ham chơi, đầu óc luộm thuộc và không thể tập
trung để nhớ mặt các con chữ cái.
Vì muốn làm cho cha mẹ hài lòng nên ông đã quyết tâm học hành, ông học
trong điên cuồng như thể ngày mai sẽ chết.
Trước sự thay đổi đột ngột đó đã khiến cho cha mẹ và cô giáo hết sức ngỡ
ngàng và lo lắng.
Trước sự thay đổi đột ngột đó đã khiến cho cha mẹ và cô giáo hết sức ngỡ
ngàng và lo lắng.
Chương 8: Chúng tôi trở thành lũ giết người như thếnào
Tí sún đã tìm đến gặp ông vì bài viết này và muốn ông giữ nguyên nó. Ông nhớ
lại cách đây 40 năm về trước đã rủ Tí sún đi tìm kho báu ngoài đảo hoang, rừng
sâu hay núi cao. Cuối cùng thì ông đã chọn vườn cây nhà Hải cò để tìm kho
báu. Những ngày đầu cả nhóm cùng hào hứng tham gia cho đến ngày thứ 11
những cây cối đua nhau từ giã cõi đời khiến cho ba mẹ Hải cò vô cùng tức giận.
Chương 9: Ai có biết giờ là mấy giờ rồi không?
3. Nội dung
Tác phẩm gồm những câu chuyện nhỏ xoay xung quanh 4 đứa trẻ trong cùng
một khu xóm là con Tủn, con T sún, thằng Hải cò và thằng cu Mùi. Trong đó,
người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể của “thằng cu Mùi” lúc bé và
nhận xét, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi. Song song đó còn có sự
xuất hiện của các phụ huynh và những câu chuyện dở khóc dở cười khiến chúng
như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.
3. Nghệ thuật
Từng lời văn, từng câu chữ trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa độc
giả đi ngược dòng chảy của thời gian, trở về cái thời xưa cũ và chìm đắm trong
đó.
-
Giọng điệu nhẹ nhàng, trong vắt, cách nói hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ.
-
Sử dụng những từ ngữ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính
cách nhân vật.
Diễn biến câu chuyện rất nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không thôi bồi hồi
thổn thức.
Tác giả có khả năng chiếm lĩnh nơi chốn, không gian mà mình cư ngụ. Đặc biệt
là quê hương của ông.