“CHỜ ĐẾN MẪU GIÁO THÌ ĐÃ MUỘN” VÀ “DẠY CON KIỂU PHÁP” – BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON CÁI!
Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng muốn con cái mình được giáo dục tốt. Tuy nhiên, do môi trường sống, phương pháp giáo dục… rất nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự hài lòng với cách giáo dục của bản thân bởi hiệu quả mang lại chưa thực tốt. Đồng cảm với vấn đề này, bộ sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” và “Dạy con kiểu Pháp” nói về những bí quyết giáo dục hiện đại nhưng rất thực tế, sẽ là cuốn cẩm nang giáo dục cực kỳ hữu ích để các bậc phụ huynh tham khảo.
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Bộ sách Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn và Dạy Con Kiểu Pháp
Chờ Đến Mẫu Giáo Thì Đã Muộn
Tác giả: Ibuka Masaru
Dịch giả: Nguyễn Thị Thu
Nhà xuất bản: Nxb văn học
Giá bìa: 69.000 VNĐ
Số trang: 240
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Ngày xuất bản: 10 – 2013
Trọng lượng: 220 gram
Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn là một trong những tác phẩm về nuôi dạy trẻ được cha mẹ Nhật yêu thích nhất. Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1971, sau này được biên soạn lại và tái bản vào năm 2008. Những lý thuyết trong cuốn sách đã được cha mẹ Nhật áp dụng để nuôi dạy con cái mình.
Dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của não bộ và di truyền học, tác giả Ibuka Masaru khẳng định sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh”. Từ đó, ông đưa ra những giải pháp giúp các bậc cha mẹ tạo ra môi trường để trẻ có thể phát huy hết khả năng của mình trong “giai đoạn vàng” của sự phát triển trí tuệ.
Ibuka Masaru đã chỉ ra những khả năng kinh ngạc của trẻ mà có thể nhiều cha mẹ chưa biết như trẻ ba tháng tuổi có thể cảm nhận được nhạc của Bach, trẻ sáu tháng tuổi có thể học bơi, giáo dục sớm có thể giúp trẻ khiếm thính nghe được… Theo tác giả, sẽ thật đáng tiếc nếu như cha mẹ bỏ qua giai đoạn vàng này bởi đến năm 6 tuổi, khả năng tiếp thu diệu kỳ của trẻ sẽ biến mất.
Sức cuốn hút của Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn không phải là những bài học giáo dục cao siêu mà ở lời nhắn nhủ hãy khơi dậy tiềm năng của trẻ từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống bằng tình yêu của người làm cha mẹ. Các ví dụ trong sách trực quan và thực tiễn. Tác giả đề xuất cha mẹ nên trò chuyện với trẻ và đọc truyện cho trẻ nghe từ lúc lọt lòng; cho trẻ nghe nhạc và học nhạc từ sớm; dạy chữ sớm cho trẻ; dẫn trẻ đi dạo, đi công viên, viện bảo tàng; để trẻ tự lập, tự xúc ăn và làm vệ sinh cá nhân chứ không làm thay trẻ.
Những hiểu lầm của cha mẹ với con cái trong đời sống hàng ngày được tác giả phân tích và cha mẹ sẽ hiểu được tâm lý của con mình thông qua những bài viết như khen ngợi trẻ tốt hơn là la mắng, sáu nguyên nhân trẻ hay hờn dỗi, cười khuyết điểm của trẻ sẽ khiến trẻ tổn thương mãi mãi…
Ibuka Masaru (1908-1997) sinh ra ở tỉnh Tochigi, một tỉnh nằm ở phía bắc Tokyo. Ông tốt nghiệp khoa Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Waseda. Năm 1946, ông sáng lập công ty Công nghệ viễn thông Tokyo (Tokyo Tsushin Kogyo), chính là tiền thân của công ty điện tử Sony. Năm 1950, với cương vị chủ tịch, ông đã xây dựng, phát triển công ty Sony trở thành công ty điện tử nổi tiếng trên thế giới. Năm 1969, ông thành lập “Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ” và giữ chức chủ tịch. Ông đã dành rất nhiều tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục trẻ thơ. Ông được vinh danh là người sáng lập, đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị của Sony. Năm 1989, ông được nhận huân chương “Thành tựu văn hóa” của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Ngoài ra ông còn nhận huân chương văn hóa “Bunka- kunsho”, huân chương “Kyojitsu Daijusho”. Tác phẩm nổi tiếng cùng đề tài của công là “Lên chiến lược từ 0 tuổi” (Nhà xuất bản Koshabunko).
Dạy Con Kiểu Pháp
Tác giả: Pamela Druckerman
Dịch giả: Xuân Chi – Thanh Huyền
Nhà xuất bản: Nxb Lao động Xã hội
Giá bìa: 69.000 VNĐ
Số trang: 260
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 15.5 x 24 cm
Ngày xuất bản: 9 – 2013
Trọng lượng: 418 gram
Dạy con kiểu Pháp được phát hành vào cuối năm 2011 với cái tên “French children don’t throw food” (Trẻ em Pháp không ném thức ăn), khi đã có vô số những tựa sách khác nhau viết về phương pháp giáo dục con cái, nhưng vẫn tạo ra một ‘cơn sốt’ toàn cầu và gần hơn là làm ‘dậy sóng’ các diễn đàn cha mẹ tại Việt Nam. Chính bà Amy Chua, tác giả cuốn “Khúc chiến ca của Mẹ Hổ”, sau khi đọc cuốn sách này đã phải thốt lên: “Tôi không thể đặt xuống cho tới khi đọc xong. Thông minh, vui nhộn nhưng đầy gợi mở và rất đáng suy nghĩ”.
Đây là cuốn sách bán chạy số 1 trên Sunday Times. Sự ra đời của tác phẩm Dạy con kiểu Pháp xuất phát từ một trở ngại mà bất kì một người mẹ nào cũng phải trải qua, đó là việc cho con ăn.
Bà Pamela Druckerman, tác giả cuốn sách và là một người mẹ Mỹ, đã rất ngạc nhiên khi quan sát những đứa trẻ Pháp ăn ngồi ngoan ngoãn trên ghế, đợi thức ăn, chúng ăn cá thậm chí ăn cả rau. Không có tiếng la hét hay khóc lèo nhèo. Tất cả mọi người đều thưởng thức món ăn của mình. Và cũng không có mảnh vụn nào vương vãi xung quanh bàn của họ. Và đây cũng chính là khởi điểm cho cuộc hành trình của bà tìm hiểu về cách bố mẹ Pháp nuôi nấng các thiên thần của họ.
Pamela Druckerman nhận ra rằng mọi chuyện không chỉ khác biệt trong các bữa ăn mà trong cả cách họ cho con ngủ và vui chơi. Ví dụ như tại sao trong hàng trăm lần chơi ở công viên, bà chưa bao giờ thấy một đứa trẻ Pháp nào tỏ ra mất bình tĩnh, cáu kỉnh, giận dữ (ngoại trừ con bà)? Tại sao những người bạn Pháp của bà không phải vội vàng tắt điện thoại khi con họ đòi cái gì đó? Tại sao phòng khách của họ không bao giờ phải bày la liệt đồ chơi, thậm chí phải dựng lều, làm bếp ăn đồ chơi cho lũ trẻ, như cách mà những gia đình bà đang phải trải qua? Và nhiều hơn nữa…
“Tôi không có một lý thuyết nào. Cái mà tôi có, đang trải ra trước mắt tôi, là một xã hội với đầy đủ chức năng của nó với những bậc cha mẹ ngủ tốt, ăn ngon và thư giãn hợp lý. Tôi đang bắt đầu với kết quả đó và làm việc hết sức để tìm ra người Pháp đã có điều đó như thế nào. Nó chỉ ra rằng có một kiểu cha mẹ khác biệt, và bạn không chỉ cần một triết lý nuôi dạy con khác biệt. Bạn cần có cái nhìn khác biệt về những gì thực sự có ở một đứa trẻ.” (- Pamela Druckerman)
Pamela Druckerman là một nhà báo và tác giả của Bringing Up Bébé (The Penguin Press: 2012), là tác giả của cuốn sách phiên bản tiếng Anh mang tên “French Children Don’t Throw Food” (Trẻ em Pháp không ném thức ăn – 2012) và Lust In Translation (2007).
Cô là một phóng viên nhân viên tại The Wall Street Journal và đã viết cho tờ New York Times, The Washington Post, The Guardian, The Observer, tờ Financial Times và Marie Claire. Cô đã xuất hiện như một nhà bình luận trên chương trình Today, Oprah.com, BBC Women’s Hour, National Public Radio, Public Radio International, Al Jazeera International, France24 and CNBC. Trong cuộc sống gia đình, Pamela Druckerman là một bà mẹ Mỹ với 3 đứa con.
Click MUA ngay các bạn nhé!