Tinh dầu sả được biết đến như một loại thần dược của dòng sản phẩm tinh dầu và được nhiều người ưa thích và sử dụng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ gửi tới các bạn một vài tác dụng thần kì của tinh dầu sả cũng như hướng dẫn bạn cách làm tinh dầu sả nguyên chất tại nhà đơn giản và dễ dàng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tinh dầu sả là gì?
Tinh dầu sả (Citronella Essential oil) là dược liệu được chiết xuất từ lá và thân của cây sả (cây sả thuốc chi sả trong họ Poaceae). Qua phương pháp chưng cất hơi nước. Đây là loại tinh dầu đã được sử dụng từ lâu đời ở nhiều nơi như Trung Quốc, Sri Lanka, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Tác dụng thần kì của tinh dầu sả
Khử mùi và diệt khuẩn
Hàm lượng citral kháng khuẩn cao và hương thơm đặc trưng, tinh dầu sả sẽ làm át đi những mùi hôi khó chịu. Ví dụ như mùi ẩm mốc, mùi thức ăn, mùi hôi của động vật nuôi hay mùi thuốc lá. Vì thế nhiều người thường treo tinh dầu sả ở trên xe ô tô hay trong phòng để làm sạch không khí.
Xông hơi giải cảm, giảm căng thẳng, mệt mỏi
Khi bị cảm cúm, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu sả vào thau nước ấm rồi nhúng khăn sạch vào và trùm kín mặt khoảng 15 phút. Hoặc nhỏ từ 3 – 4 giọt vào đèn xông tinh dầu để hương thơm lan tỏa nhanh hơn, hiệu quả hơn trong việc giảm stress, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Đuổi muỗi và các loại côn trùng
Khi được khuếch tán, tinh dầu sả khiến ruồi muỗi, các loại côn trùng mất kiểm soát, không thể phân biệt được hướng bay. Nhờ vậy mà chúng không thể tiến lại gần bạn và các bé được.
Chăm sóc cho da
Tinh dầu sả có thể làm sạch, tăng đàn hồi cho da, giúp da sáng mịn, ngăn ngừa mụn cám. Đồng thời với vết thương bị bầm tím, chỉ cần pha vài giọt tinh dầu vào nước ấm rồi thoa đều 2 lần/ngày, vết thương sẽ mau lành hơn.
Dưỡng tóc mềm mại, bóng khỏe
Giống như bồ kết, tinh dầu sả được rất nhiều chị em tin lựa chọn để chăm sóc tóc. Cho vài giọt tinh dầu vào nước, gội đầu và massage da đầu nhẹ nhàng sẽ làm tăng tuần hoàn máu, cho bạn một mái tóc ngát hương thơm. Không những vậy còn giúp sạch gàu vì có tính kháng khuẩn và giúp mái tóc suôn mượt tự nhiên, giảm gãy rụng hiệu quả.
Giảm đau nhức cơ
Bạn có thể đổ trực tiếp tinh dầu ra tay để massage đầu, vai gáy, tay chân hoặc nhỏ vài giọt vào trong nước ấm rồi ngâm mình và thư giãn. Từ đó, hạn chế tình trạng chuột rút, co thắt cơ bắp, nhức mỏi lưng,…
Công dụng tuyệt vời là thế, tuy nhiên trên thị trường hiện đang bán tràn lan những tinh dầu sả không rõ nguồn gốc, bị pha tạp chất nên không phát huy được hiệu quả. Chị em có thể tự tay làm tinh dầu sả tại nhà để có thể an tâm sử dụng hương liệu nguyên chất mỗi ngày ngày.
Cách làm tinh dầu sả nguyên chất tại nhà đơn giản
Nếu bạn đang tìm kiếm cách làm tinh dầu sả tại nhà để dùng trong những lúc cần thiết thì hãy tham khảo gợi ý sau nhé:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chọn những củ sả già được trồng trên 10 tháng trở lên v
ì trong chúng có nhiều tinh dầu hơn. Hơn nữa, mùi hương từ những cây sả này cũng dịu nhẹ hơn rất nhiều.
- 2 lọ thủy tinh có nắp đậy
- Rượu Vodka hoặc rượu đế loại tốt
- 1 miếng gạc hoặc vải thưa
- Nước sạch
- Máy xay sinh tố, dao, chày
7 bước tự chế tinh dầu sả tại nhà
- Bước 1: Loại bỏ phần rễ, lá, bẹ lá sả đã dập, ngâm và
rửa sạch sau đó cắt thành khúc còn
khoảng 4 – 5cm và bóc bớt lớp vỏ già bên ngoài. Rửa sạch 2 lọ thủy tinh và lau khô.
- Bước 2: Dùng dao hoặc chày đập thân sả để tăng tiết tinh dầu. Tuy nhiên đừng đập quá mạnh tay, tinh dầu sẽ bị chảy và thoát ra ngoài.
- Bước 3: Xếp các khúc sả đã được đập dập vào lọ thủy tinh, xếp ngang nửa lọ là đủ.
- Bước 4: Pha rượu đế hoặc rượu Vodka với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 và đổ vào lọ sả sao cho ngập( ví dụ 200ml nước thì pha 200ml ruowuk). Sau đó đậy kín nắp lại, đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
Lưu ý, là đổ sao cho ngập hết phần sả nhé, để tránh tình trạng sả bị úng khi ngâm.
- Bước 5: Sau 3 ngày, đổ hỗn hợp nước, rượu và sả ra riêng. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần thân sả rồi lại cho vào bình như ban đầu. Đậy kín nắp lại và để thêm 3 tuần nữa.
- Bước 6: Sau 3 tuần, dùng miếng gạc hoặc vải thưa sạch lọc bỏ bã sả. Phần bã được tách riêng, tinh dầu sẽ được lắng lại và bạn đã hoàn thành việc chưng cất tinh dầu sả nguyên chất.
- Bước 7: Bảo quản tinh dầu sả trong lọ tối thủy tinh tối màu và dùng dần.
Lưu ý: Đây là một dạng hỗn hợp bao gồm nước, bã sả cùng với tinh dầu sả nguyên chất. Cho nên, để có nước tinh dầu nguyên chất hơn, tốt hơn nữa thì bạn cần thực hiện quá trình tinh lọc và chưng cất tinh dầu thêm nữa.
Cách làm tinh dầu sả chanh nhanh hơn
Bên cạnh tinh dầu sả nguyên chất, bạn cũng có thể lựa chọn làm tinh dầu sả chanh – một sự kết hợp tuyệt vời cho các chị em. Đây cũng là một loại tinh dầu được rất nhiều người yêu thích lựa chọn. Cách làm tinh dầu sả chanh cũng rất đơn giản tuy nhiên hơi tốn điện và tốn gas xíu nhé. Bạn có thể làm theo cách dưới đây
Bước 1:
- Làm sạch sả, lá chanh tươi rồi để cho cả 2 thứ thật ráo nước. Rồi lá chanh bạn hãy cắt nhỏ ra, sả cũng cắt nhỏ.
- Bạn nên lưu ý, lá chanh cần phải đảm bảo thật sạch, không có thuốc trừ sâu. Còn sả thì lựa chọn loại có lá vàng nhằm thu được nhiều tinh dầu nhất.
Bước 2:
- Đun nóng nước bằng nồi gang. Khi nước bắt đầu sôi thì giảm nhiệt rồi cho sả cùng lá chanh vào đó.
Bước 3:
- Thực hiện đun liu riu trong khoảng
30 phút
rồi tắt bếp.
- Bạn hãy đậy vung lại rồi để như vậy qua đêm. Còn nếu như bạn muốn chất lượng tinh dầu được tốt hơn thì bạn có thể ủ trong thời gian dài hơn.
Bước 4:
- Ngày hôm sau, bạn hãy lọc tinh dầu bằng rây. Đựng tinh dầu sả vừa thu được vào trong một chiếc lọ sẫm màu.
- Nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vì nó sẽ làm giảm chất lượng của tinh dầu.
Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng có được 1 lọ tinh dầu sả chất lượng, an toàn cho mình và cả gia đình. Tuy nhiên, vì tự làm nên sẽ không có chất bảo quản, cho nên bạn không nên tiếp tục sử dụng nó khi đã để quá 12 tháng.
Cách sử dụng tinh dầu sả
Ngày nay, tinh dầu sả rất được ưa chuộng và sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp xà phòng, nến, nước hoa,…
Kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả
Đối với một số loại da dễ mẫn cảm, điều trước tiên nên kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả.
Để làm điều này, bạn hãy bôi lượng tinh dầu đã pha loãng lên vùng dưới cánh tay và để yên trong khoảng 10 đến 15 phút.
Nếu bị dị ứng với tinh dầu sả, bạn sẽ có cảm giác nóng rát hoặc nổi mẩn, phồng da,… Lúc này, bạn hãy nhanh chóng rửa sạch tay bằng nước và ngưng sử dụng.
Sử dụng như liệu pháp hương thơm
Nếu không bị dị ứng với loại tinh dầu này, bạn có thể massage cơ thể bằng cách sử dụng kết hợp nó với những tinh dầu khác như dầu hạnh nhân, dầu dừa,…
Phương pháp này giúp đầu óc được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngửi tinh dầu có thể giúp não hạnh phúc và cảm thấy sảng khoái.
Bên cạnh tác dụng giúp thư giãn thì phương pháp này còn tạo cho cơ thể một mùi hương dễ chịu, khiến cho mọi người muốn đến gần bạn hơn.
Sử dụng để xông không khí
Tương tự như tinh dầu hồi hay các loại tinh dầu thiên nhiên khác, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu sả vào máy xông hoặc bông thấm để giúp khuếch tán tinh dầu trong không khí. Cách này sẽ tạo cho không gian xung quanh bạn một mùi hương dịu nhẹ giúp thư giãn tinh thần hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
- Khi sử dụng tinh dầu sả, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên để gần lửa và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng (có thể pha với một loại dầu nền khác như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu,…).
- Không để tinh dầu vướng vào mắt.
- Nên thoa 1 ít lên tay trước khi sử dụng để tránh trường hợp bị dị ứng.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là một vài chia sẻ về những tác dụng thần kì và cách làm tinh dầu sả nguyên chất tại nhà. Chúc bạn sẽ tự làm ra những tinh dầu sả thành công!