(GDVN) – Qua lời dạy của Bác đối với thanh niên, chúng ta càng thấm thía tầm nhìn xa trông rộng của Người cùng vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
(GDVN) – Qua lời dạy của Bác đối với thanh niên, chúng ta càng thấm thía tầm nhìn xa trông rộng của Người cùng vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Bạn đang xem: Câu nói hay của bác về thanh niên
Bác Hồ, vị Lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Namđã dành những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời cho sự nghiệp hoạt động cách mạng cao đẹp.
Đối với lứa tuổi thanh niên “dời non lấp biến” Bác luôn có những lời dạy thiết thực, chân thành, dễ hiểu, dễ làm theo.
Bác Hồ luôn quan tâm, dạy bảo thế hệ trẻ (Ảnh tư liệu)
Vào dịp Tết Nguyên đán 1946 – Tết đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Bác đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội”.
Thật vậy, mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, mùa của cây lá đâm chồi nảy lộc trong nắng ấm chan hoà. Mùa Xuân tô thắm vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên, cây cỏ, của đất trời. Cũng như con người, một cuộc đời được mở đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ làm đẹp cho đời, làm đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Không ai khác, chính thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Người chủ ấy muốn quản lý đất nước, xã hội tốt thì phải học tập và rèn luyện không ngừng.
Sống trong tình thương yêu của Đảng, được Đảng dìu dắt từng bước đi lên, thanh niên có điều kiện tốt nhất để tự hoàn thiện bản thân mình.
Lời dạy của Bác vẫn còn vang vọng mãi: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.
Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó”.
Bác Hồ kính yêu đã đặt niềm tin vào thanh niên, vào tuổi trẻ. Vận mệnh nước nhà, tương lai đất nước nằm trong tay thanh niên. Sức mạnh của thanh niên, của tuổi trẻ là sức mạnh đất nước. Bởi, đây là lực lượng lao động năng động nhất, sáng tạo nhất và luôn đạt kết quả cao nhất.
Khi đất nước có ngoại xâm thì lớp lớp thanh niên cầm súng chiến đấu. Khi đất nước hoà bình, lớp lớp thanh niên các thế hệ nối tiếp trang sử hào hùng của cha ông vươn lên trong học tập, lao động, trong xoá đói giảm nghèo, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Triết lý giáo dục trong năm điều Bác Hồ dạy
Lời Bác đã dạy ân cần biết bao: “Ngày nay, được Đảng giáo dục, có Đoàn dắt dìu, thanh niên chúng ta phải xung phong gương mẫu trong đạo đức, trong sinh hoạt, trong học tập, trong lao động; phải thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Vì sao Bác đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu? Phải chăng, đạo đức cách mạng, đạo đức con người là vốn quý hơn cả!
“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do vậy, tài và đức phải song hành với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình rèn luyện, phấn đấu của mỗi thanh niên.
Đã là thanh niên thì phải đi đầu, gương mẫu trong mọi việc được giao “thanh niên là rường cột của nước nhà” là như vậy!
Bên cạnh đó là “gương mẫu trong sinh hoạt, trong học tập, trong lao động” vì trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày thanh niên phải làm gương, phải đi đầu.
Trong học tập, lao động cũng vậy. Việc học sẽ giúp cho thanh niên mở rộng tầm nhìn, mở rộng kiến thức về mọi mặt. Nếu không học tập, không tự học tự rèn thì mình sẽ tụt hậu với mọi người.
Những tấm gương thanh niên sáng tạo trong học tập, những tấm gương thanh niên chịu khó học tập, lao động, làm giàu trên mảnh đất quê hương, những tấm gương thanh niên luôn vững vàng trên vùng biên giới, hải đảo, chắc tay súng giữ gìn biên cương là những minh chứng sinh động nhất cho tuổi trẻ làm theo lời Bác.
Xem thêm: Spa Nhuộm Da Nâu – 9 Sao Kém Xinh Khi ‘Nhuộm’ Da Nâu
Dù ở bất cứ nơi đâu, dù trong hoàn cảnh nào khi quê hương, khi Tổ Quốc cần thì thanh niên có mặt. Dù công việc khó khăn đến mấy, sức thanh niên và ý chí thanh niên sẽ làm nên tất cả.
Chính vì vậy, trên đường đi chiến dịch (vào tháng 9/1950), Bác Hồ ghé thăm một đơn vị Thanh niên xung phong làm đường phục vụ chiến dịch, Người đã tặng bốn câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên!”
Bác Hồ với các nhà trí thức trong ký ức của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Lời dạy của Bác thật sâu sắc, thấm đượm tinh thần lạc quan và niềm tin yêu vào tuổi trẻ. Trên đời không có việc gì là khó, chỉ sợ lòng người ngại khó, ngại khổ mà thôi!
Dù công việc to lớn, ngoài sức làm bình thường của con người (đào núi, lấp biển) nhưng nếu có ý chí, có nghị lực, có tinh thần hăng say, có quyết tâm cao thì sẽ làm nên tất cả,
Câu thơ giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu đã đi sâu vào lòng bao thế hệ thanh niên. Bài thơ ấy đã nhân lên thêm sức mạnh cho tuổi trẻ bởi một khi có tinh thần, có ý chí, có lòng dũng cảm, tự tin thì việc gì khó đến mấy cũng hoàn thành.
Bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hà phổ nhạc và trở thành bài hát chính thức của tổ chức thanh niên Việt Nam. Âm điệu hùng hồn, sâu lắng vẫn làm rung động tâm hồn bao thế hệ.
“Đi lên, đi lên chớ ngại ngùng chi/ Đi lên, đi lên theo lời Bác/ Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bên/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.
Trong Di chúc của Người, sau lời căn dặn về Đảng là lời dặn dò về thanh niên. Điều đó cho chúng ta thấy Bác có sự quan tâm sâu sắc đến thanh niên, đến tuổi trẻ.
Bác đánh giá cao vai trò quan trọng đặc biệt của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng trước mắt cũng như lâu dài: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Được tôi luyện trong hai cuộc kháng chiến oai hùng của dân tộc, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã từng bước trưởng thành, kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước. Những đóng góp vô cùng to lớn của tuổi trẻ, của thanh niên đã được đất nước và nhân dân ghi nhận.
Mãi khắc ghi Di nguyện thiêng liêng của Bác Hồ
Tuổi trẻ, thanh niên Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về mọi mặt. Đó là tính tự giác, tinh thần xả thân, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.
Đó là tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, xung phong, gương mẫu đi đầu trong mọi việc được giao. Đó là tinh thần phấn đấu, rèn luyện không mệt mỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, vun bồi đạo đức cách mạng.
Cũng như trong bài “Nhiệm vụ của thanh niên ta” (Báo Nhân Dân số 657- Tháng 12/1955), Bác viết: “Thanh niên sẽ làm chủ của nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”.
Lời Bác dạy luôn ấm áp tình thương bao la, cao cả. Bác luôn động viên, khích lệ tinh thần ham học hỏi, ham rèn luyện của thanh niên ta.
Qua những lời dạy của Bác đối với thanh niên, chúng ta càng thấm thía tầm nhìn xa trông rộng của Người. Vai trò của tuổi trẻ, của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc vô cùng to lớn.
Hay chăm lo, vun bồi “thế hệ cách mạng cho đời sau” để tuổi trẻ phát huy sức mạnh của mình; góp phần xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như nguyện ước của Bác Hồ kính yêu.