Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp phản ánh kết quả kinh doanh đã đạt được của doanh nghiệp. Dưới đây MISA sẽ hướng dẫn anh chị thực hiện mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ.
1. Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp có thể nắm được thông tin kịp thời tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ, chủ doanh nghiệp hay các thành viên trong doanh nghiệp có thể vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng khẩn cấp và kịp thời.
Báo cáo kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức là căn cứ để lập báo cáo tài chính cuối năm của công ty để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và là căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc với nhà nước.
Báo cáo kinh doanh nội bộ do doanh nghiệp tự lập ra được dựa trên quy định của pháp luật về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên báo cáo này có thể chứa cả những nội dung, khoản thu chi không có hóa đơn chứng từ.
>> Xem thêm: Cách lập báo cáo tài chính cơ bản, chi tiết qua 7 bước
2. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ có thể được lập dựa vào biểu mẫu báo cáo theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết minh
Năm
nay
Năm
trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
7. Chi phí tài chính
22
– Trong đó:
Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
25
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
26
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26)}
30
11. Thu nhập khác
31
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51
52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52)
60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)
71
>>> TẢI NGAY MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NỘI BỘ TẠI ĐÂY
Hướng dẫn soạn báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo mẫu của thông tư 200/2014/TT-BTC
CHỈ TIÊU
Nội dung
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bao gồm tất cả doanh thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của Đơn vị
2. Các khoản giảm trừ
Trong quá trình bán hàng, phát sinh các
hàng hóa bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
trong kỳ dẫn đến giảm doanh thu.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 – 02)
Là
chênh lệch
giữa Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu
4. Giá vốn hàng bán
Là các loại
chi phí cấu thành nên sản phẩm
như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, các chi phí khác…
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11)
Là chênh lệch giữa Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với Giá vốn hàng bán
6. Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu từ việc thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia,…
7. Chi phí tài chính
Chi phí phát sinh như lãi vay phải trả, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ,…
– Trong đó: Lãi vay phải trả
Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo
8. Chi phí bán hàng
Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng: như chi phí marketing, chi phí vận chuyển, bảo quản, đóng gói,…
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp: như chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các loại chi phí bằng tiền khác,…
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + ( 21- 22)- (25 + 26)]
Là kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà không bao gồm lợi nhuận khác
11. Thu nhập khác
Là các khoản thu nhập thu được không từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lãi từ thanh lý tài sản cố định, chênh lệch lãi do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,…
12. Chi phí khác
Là các khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lỗ từ thanh lý tài sản cố định, lỗ do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,…
13. Lợi nhuận khác ( 40= 31 – 32)
Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 + 40)
Là
tổng lợi nhuận thuần
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận khác
15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành
Là
chi phí thuế TNDN
hiện hành phát sinh trong năm báo cáo
16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại
Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm
17. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52)
Là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần
>> Xem thêm:
3. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cho DN nhỏ
Với các doanh nghiệp nhỏ chưa có quá nhiều loại thu nhập, chi phí; các khoản thu – chi chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa dịch vụ thì có thể sử dụng Mẫu báo cáo lãi lỗ (P&L) định kỳ này.
Mẫu báo cáo lãi lỗ bao gồm các thông tin về doanh thu, chi phí lãi vay, giá vốn hàng bán, thu nhập trước thuế và thu nhập ròng, đồng thời nêu chi tiết các khoản chi phí giúp doanh nghiệp thuận tiện cho việc điều chỉnh, thêm hoặc bớt chi tiết theo yêu cầu quản trị.
Báo cáo này có thể được theo dõi theo tháng hoặc theo năm.
Theo đõi, báo cáo lãi lỗ theo tháng được hiển thị các thông tin trong các cột theo tháng, chủ doanh nghiệp hay các thành viên ban quản trị có thể nhìn thấy chi tiết hơn so với việc hiển thị số liệu theo năm.
Việc sử dụng mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng hay theo năm giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, từ đó có các chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
>> TẢI MẪU BÁO CÁO TẠI ĐÂY
4. Mẫu báo cáo chi tiết lãi lỗ theo công trình bằng Excel
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ này phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực xây lắp, cần theo dõi chi tiết theo từng công trình.
Báo cáo chi tiết lãi lỗ theo công trình là báo cáo cuối cùng được lập khi kế toán hoàn thiện việc tính giá thành và nghiệm thu giá thành của công trình. Từ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi được lợi nhuận của riêng công trình đó là bao nhiêu.
Báo cáo chi tiết lãi lỗ công trình bao gồm các thông tin:
-
Thông tin DN:
Tại đây các bạn điền các thông tin của DN mình như: tên DN, địa chỉ, mã số thuế…
-
Hợp đồng:
Tại sheet này các bạn điền thông tin của các hợp đồng xây dựng.
-
Nhập liệu:
Tại sheet này các bạn tiến hành nhập các chi phí phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
-
Chi tiết:
Tại sheet này các chi phí sẽ được chi ra theo từng công trình cụ thể.
-
Khách hàng:
Tại sheet này các bạn điền thông tin của các khách hàng như: tên DN, địa chỉ, mã số thuế…
Lưu ý khi sử dụng file Excel báo cáo chi tiết lãi lỗ theo công trình:
-
Tên công trình:
các bạn cần ghi đầy đủ và đúng mã công trình.
-
Thông tin về các chứng từ:
Số, ngày, diễn giải… cần ghi đầy đủ, chính xác
-
Ngày hạch toán:
Phải giống với ngày trên hóa đơn, chứng từ
-
Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu:
phải giống với số ghi trong hợp đồng
-
Các khoản chi phí phát sinh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công:
cần hạch toán đầy đủ theo từng ngày, tháng.
>> Tải mẫu báo cáo chi tiết lãi lỗ công trình bằng excel TẠI ĐÂY
5. Theo dõi kết quả kinh doanh nội bộ nhanh chóng bằng phần mềm kế toán
Việc cung cấp các báo cáo kịp thời là một trong những yếu tố then chốt giúp lãnh đạo doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh, chính vì vậy kế toán doanh nghiệp cần tổng hợp số liệu và lên báo cáo đúng hạn, tránh sai sót để không ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh đó. Bên cạnh những tiện lợi mà Excel mang đến cho người dùng, sử dụng Excel cũng tồn tại không ít bất cập khi các file được lưu riêng lẻ, độc lập, gây nhiều khó khăn cho kế toán khi tổng hợp số liệu.
Các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp kế toán doanh nghiệp hạn chế tối đa các sai sót khi phần mềm tự động tổng hợp số liệu và lên báo cáo. Chỉ cần các thao tác đơn giản, kế toán doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ các báo cáo quản trị mà CEO/chủ doanh nghiệp yêu cầu.
Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp hàng trăm báo cáo quản trị giúp CEO/Chủ DN có thể theo dõi nhanh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngay trên điện thoại để kịp thời ra quyết định kinh doanh. Phần mềm cung cấp các loại báo cáo về tình hình liên quan đến các thông tin CEO/chủ DN cần nắm như:
-
Lợi nhuận
-
Dòng tiền
-
Công nợ phải thu
-
Công nợ phải trả
-
Phân tích công nợ theo tuổi nợ
-
Tồn kho
-
Mặt hàng có doanh thu cao nhất
-
…………
Đặc biệt, các báo cáo bổ sung sẽ có thêm phần so sánh tăng/giảm so với kỳ trước giúp CEO/chủ doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định điều hành, quản lý.
Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để công tác quản lý tài chính – kế toán hiệu quả hơn.
Tác giả tổng hợp: Kiều Lục
2,234