Thú vui nuôi cá cảnh, xây hồ cá bằng xi măng hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Một loại cá đẹp, đa dạng về màu sắc và kích thước, có ý nghĩ rất lớn về mặt phong thủy. Có thể nuôi cá cảnh ở trong nhà hay ngoài trời, những nơi có nguồn nước sạch và trong lành. Kết hợp với sân vườn, cây xanh, cộng thêm một bể cá tung tăng bơi lội. Chắc chắn, vẻ đẹp của ngôi nhà được tôn lên rất nhiều.
Cùng tìm hiểu bài viết để có thể biết cách xây hồ cá bằng xi măng đơn giản ngay tại nhà theo đúng kích thước và tiêu chuẩn, quy định an toàn về điều kiện sinh sống. Và không chỉ cho mình cá Koi, bể cá này hoàn toàn làm được bể cá thủy sinh, nuôi cá biển nước mặn, cá betta, cá bảy màu, các loại cá nước ngọt khác…
Chuẩn bị xây hồ cá bằng xi măng ngoài trời
Bể cá xi măng hay hồ cá xi măng thường được xây dựng ở ngoài trời với nhiều kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào diện tích sân vườn để cân đối tỉ lệ cho phù hợp. Trước khi tìm hiểu, bạn cần phải tìm hiểu cách làm hồ cá bằng xi măng, nguyên vật liệu cần thiết, vị trí xây dựng, hướng xây hồ cá có hợp với tuổi, mệnh của gia chủ hay không. Việc này là rất cần thiết, bởi không phải tuổi nào cũng phù hợp để xây bể cá bên ngoài, trước cửa nhà.
Nếu muốn nuôi hồ cá koi trong chậu xi măng (bể xi măng) cần chuẩn bị phương án, kế hoạch chi tiết như sau:
Lên thiết kế và tính toán vật tư
Thông thường, sẽ có các đơn vị chuyên thiết kế và thi công bể các koi để các bạn liên hệ, trợ giúp. Họ sẽ vẽ lại, tư vấn và lựa chọn phương án tối ưu nhất cho gia đình. Dựa trên nhu cầu của gia đình, điều kiện thực tế, khả năng tài chính để đưa ra giải pháp.
Tuy nhiên, trong trường hợp gia đình muốn tiết kiệm chi phí hoặc không tìm được đơn vị phù hợp thì cũng có thể tự lên ý tưởng và tự thi công cho chính ngôi nhà của mình. Để có ý tưởng sơ bộ, cần phải trả lời các câu hỏi sau:
– Hình dáng bể nuôi cá như thế nào, tròn, vuông, uốn lượn, bán nguyệt hay hình chữ nhật?
– Kích thước của bể là bao nhiêu? Chiều dài, chiều rộng, đường kính, độ nông sâu như thế nào?
– Hướng bể đặt nhìn về đâu, có hợp với tuổi của gia chủ, thuận tiện đường cấp, thoát nước hay không?
– Khu vực xung quanh khô ráo hay ẩm ướt, chật hẹp hay rộng rãi, có thể trồng thêm cây được không?
– Bể cá xi măng giật cấp hay đánh lòng máng, tạo hình hộp góc vuông…
Đây sẽ là các câu hỏi cần thiết và quan trọng giúp bạn hình thành được ý tưởng, hình dáng của bể ở trong đầu và phác thảo ra bên ngoài. Hoặc truyền đạt trực tiếp cho các kiến trúc sư. Các chi tiết, càng đầy đủ thì quá trình thi công bể cá Koi càng chính xác và nhanh chóng.
Chuẩn bị vật tư xây hồ cá bằng xi măng
Các vật liệu cần thiết để có một bể cá bằng xi măng ngoài trời bao gồm:
– Gạch M75 độ bền B5
– Cát vàng, xi măng
– Vật liệu chống thấm (dựa trên phương pháp chống thấm để chọn vật liệu chống thấm phù hợp)
– Túi nilon đen lót nền
– Đất sét + đất đổ đầy chân bể
– Các phụ liệu: ống PVC, PR dẫn nước, đá xếp…
– Lưới ngăn, máy bơm, lọc bể cá sân vườn, lọc nước hồ cá ngoài trời…
– Phụ kiện trang trí, cây xanh trồng trong và ven hồ để tạo cảnh quan sống động hơn.
Tỉ lệ và trọng lượng, số lượng cụ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước của bể, quy mô nuôi cá ra sao để chuẩn bị chính xác.
Chuẩn bị phần mặt bằng xây hồ cá
– Dọn dẹp sạch mặt bằng phẳng, không lẫn đất, đá, sỏi hay các loại cỏ dại.
– Đào sâu nền đất, chuẩn bị cho việc xây dựng hồ cá ngoài trời.
– Dùng vôi và một số loại thuốc để diệt khuẩn độc hại – nấm mốc xung quanh trước khi xây dựng. Đảm bảo môi trường trong lành và có nguồn nước sạch để cấp vào.
Khi lựa chọn làm bể cá bảy màu, cá koi, cá vàng, cá Ali, cá dĩa hay cá betta…ngoài trời, cần phải chú ý đến bể cá xi măng có mặt trong để mộc. Tốt hơn là nên sơn một lớp đen chống thấm hồ cá. Điều này giúp cho hồ cá trông sạch sẽ hơn, trong suốt, dễ làm nổi bật màu sắc của cá, màu rong rêu bên dưới. Tất nhiên, sơn chống thấm thì hiệu quả, thời gian chống thấm cũng hơn rất nhiều.
Một lưu ý khi thiết kế và làm bể cá bằng xi măng ngoài trời là không nên lát gạch men ở chân bể cá. Gạch men có nhiều màu sắc, đẹp hơn nhưng lại không làm nổi bật được màu sắc của cá. Thay vào đó, họ tập trung nhiều hơn vào hoa văn gạch, do có tác động của làn nước, dễ gây ra tình trạng vân phân, quá nhiều điểm nhìn. Hơn nữa, gạch men lát bể khiến rêu khó mọc, mất đi nguồn thức ăn tự nhiên tốt của cá.
Cách xây bể cá xi măng ngoài trời
1. Đào đất và tạo lòng hồ
Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ như cuốc, xẻng, máy xức để tạo lòng hồ. Độ sâu của bể cá xi măng cũng cần phải tính toán, dựa theo chiều dài của cá và trừ hao khi cá lớn lên. Với cá nhỏ, độ sâu thông thường của bể không quá 80cm. Độ sâu này là vừa phải để quan sát và theo dõi sự phát triển của cá.
Cá lớn có kích thước hơn 50cm thì chiều sâu sẽ lớn hơn. Không chỉ riêng đối với cá koi, mà đối với cả các loại cá nước ngọt như cá lóc, cá trê, cá chình, bể hải sản…Hồ sâu tạo điều kiện và môi trường sống thuận lợi cho cá phát triển. Có không gian để sinh trưởng và bơi lội.
Dung tích của bể có thể dao động từ bốn đến vài chục mét khối tùy theo mặt bằng xây dựng. Riêng bể cá mini ngoài trời thì sẽ có kích thước và tiêu chuẩn khác. Bờ của hồ cá nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30cm để tránh cá nhảy ra khỏi bể hoặc nước bị tràn ra bên ngoài khi cá bơi lội.
2. Tạo lớp chống thấm ngược cho hồ cá
Để tránh bị thấm nước từ bên ngoài vào nền đất, qua thành bể rồi ngấm tiếp vào nguồn nước nuôi cá. Cần tạo ra một lớp chống thấm ngược từ bên ngoài vào. Có thể sử dụng một trong hai cách sau:
– Dùng nilon phủ dàu lớp bên ngoài
Cách này được lựa chọn nhiều và phổ biến hơn. Thời gian thi công nhanh, quá trình thi công cũng đơn giản hơn. Đầu tiên. phủ một lớp nilon xuống nền đất. Sau đó đổ lớp vữa tạo bề mặt phẳng – đây là lớp đệm cho hồ cá.
– Dùng đất sét
Cách này thường có tuổi thọ cao hơn, nhưng phải đảm bảo được nguồn đất sét chuẩn. Bởi nếu không thì vẫn bị thấm nước, từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
Lấy một lượng đất sét để đắp lên bề mặt hố vừa đào. Độ dày khoảng 3-5cm. Diện tích bể cá xi măng lớn thì nên dùng thêm sắt đan tạo khung lót bên dưới. Cùng lúc lắp đặt hệ ống nước ngầm chạy theo thiết kế rồi đổ một lớp bê tông ngăn nước luôn. Tiếp đến là các loại ống cấp và thoát nước cho bể.
3. Xây khung hồ cá bằng gạch
Sử dụng gạch M75 để làm khung bể. Tạo ra khung cứng cho bể thật tốt, mạch được no vữa. Tránh trùng mạch nhất có thể, không bắt buộc phải xây bằng như xây tường nhà.
4. Trát vữa để tạo chống thấm
Tạo ra một lớp vữa đủ mịn và có khả năng ngăn nước ngấm ra ngoài thành bể hoàn toàn. Tham khảo các kỹ thuật chống thấm bề mặt bể nước. Để chống thấm hiệu quả có thể trộng dung dịch vào trong vữa. Trát làm 2 lớp khác nhau và có sử dụng lưới thủy tinh để tăng liên kết và phân mạch nước.
Sau cùng là dán một lớp màng bitum để tạo bề mặt chống thấm triệt để nhất.
Nên lắp đặt hệ thống lọc nước để đảm bảo môi trường nước thật tốt cho cá phát triển. Hoặc có thể cân nhắc việc xây bể lọc hồ cá riêng khi nuôi cá koi hoặc các loài cá đòi hỏi cao về môi trường nước sinh sống.
Đề phòng trường hợp bộ lọc hư mà muốn xả tháo nước, cá vẫn còn sống, nên thây ống thu nước cao hơn đáy hồ một chút.
Ngoài các thiết bị tạo khí, có thể xây thác nước cho hồ cá ngoài sân khiến bể đẹp hơn và tạo môi trường trong sạch cho hồ cá.
Trang trí thêm hòn non bộ, tiểu cảnh để tạo không gian thư giãn nghỉ ngơi thực sự. Mô hình vườn sinh thái mini thu nhỏ. Trồng thêm cây xung quanh, tạo bóng mát, tốt cho sự phát triển của rong rêu. Hệ thống đèn điện trang trí để làm nổi bật khung cảnh.
Có thể bạn cũng quan tâm: Vật liệu lọc hồ cá koi: Tư vấn chi tiết từ A-Z cho người mới bắt đầu
5. Trang trí cho hồ cá thêm sinh động
Quanh hồ cá ta có thể thiết kế các hòn non bộ để tạo cho hồ cá có vẻ đẹp tự nhiên, cũng có thể trồng thêm vài cây cảnh như sen, súng để tạo bóng mát cho cá trong những ngày hè, thiết kế đèn bắt mắt cũng là một điểm nhấn cho hồ cá thêm phần đẹp hơn. Ngoài ra, để có một vị trí ngắm cá thì nên thiết kế một bộ bàn ghế mang phong cách Nhật Bản. Khi đó thì ta đã có một không gian thơ mộng đúng phong cách của Nhật Bản rồi đó.
Cách chăm sóc hồ cá xây bằng xi măng sau khi thi công
Sau khi thi công, quá trình chăm sóc cũng rất quan trọng. Như vậy thì hồ cá mới có thể hoạt động hiệu quả và kéo dài được tuổi thọ. Cần thường xuyên làm sạch, cải tạo hồ cá xi măng ngoài trời. Xử lý khi hồ cá bị rong rêu, tảo xanh và thấm ngược.
– Trị rêu hồ cá ngoài trời: Sử dụng thuốc trị rêu cho bể cá ngoài trời chuyên dụng. Ít tác hại đến cá và các vi sinh vật xung quanh.
– Vệ sinh bể cá định kỳ, làm trong nguồn nước. Không cho quá nhiều thức ăn khiến cá không ăn hết. Kiếm tra nguồn nước thường xuyên, hạn chế các nguồn bệnh phát sinh.
– Để làm nước trong, cần vệ sinh định kỳ, sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn và thường xuyên thay nước cho cá.
– Khoảng 50% nước nên được thay trong vòng 3 tuần, đồng thời loại bỏ phần thức ăn thừa, cặn sau khi cá ăn. Đây là cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Dùng vợt vớt lá cây, lá thối từ cây xung quanh rơi xuống mặt hồ.
– Vào những ngày thời tiết quá nóng, có thể che thêm lưới chống nắng, mái che tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời.
– Khi trời mưa to, cần có bạt hoặc lưới che để tránh cá trôi ra ngoài theo nước.
Hồ cá được chăm sóc kĩ lưỡng với chất lượng nước luôn trong sạch
Cách xử lý chống thấm khi xây hồ cá bằng bê tông xi măng
Nếu không phải thợ chuyên nghiệp, có tay nghề cao thì việc hồ cá bằng bê tông xi măng bị thấm ngược là điều dễ hiểu. Bể cá bị thấm, không chỉ gây tình trạng rò rỉ nước khó chịu. Lâu dần còn làm súc khỏe của cá bị ảnh hưởng.
Để xử lý chống thấm khi xây hồ cá bằng xi măng, các bạn có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
Chống thấm bằng màng nhũ tương
Đây là một loại vật liệu chống thấm cực kỳ tốt. Vừa chống thấm tốt, vừa cách nhiệt tốt. Phù hợp với thời tiết và khí hậu tại Việt Nam thông qua việc co giãn giãn cao.
Đầu tiên, tiến hành làm sạch khu vực cần chống thấm. Loại bỏ hét những vụn, vữa, bê tông thừa trong lúc xây dựng, rác thải, bụi bẩn, cặn lắng…
Tiếp đến, trát một lớp vữa xi măng, dày khoảng 1-2cm. Đợi cho vữa xi măng khố, trộn hóa chất nguyên chất với 20% nước để pha loãng, phun đều lên bề mặt dáy và thành bể cá.
Đợi cho lớp lót khô rồi quét 2-3 lớp sơn, nhũ tương nguyên chất lên trên. Lưu ý là cần để lớp cũ khô rồi mới quét tiếp đến lớp sau. Cuối cùng chỉ cần bơm nước vào để kiểm tra hiệu quả.
Chống thấm bằng màng tự dính
Tạo lớp lót cho về mặt thi công. Thông thường có thể sử dụng sơn lót Bitum gốc dung môi Polyprime. Dùng con lăn, quét 1 lớp mỏng với định mức từ 0.3-0.4 lít/m2. Đợi khô và tiến hành xử lý bước tiếp theo.
Sau khi lớp lót đã khô hoàn toàn, trải cuộn màng tự dính ra. Chiều dài màng khớp với chiều dài diện tích thi công. Cắt màng dính theo kích thước mong muốn với độ rộng theo yêu cầu.
Bóc lớp vỏ silicon ra rồi dán trực tiếp màng xuống bề mặt đã quét sơn lót. Yêu cầu diện tích chồng mi tối thiểu là 5cm. Dùng con lắn miết đều tay từ giữa ra hai mép để tránh tụ không khí.
Láng vữa hỗn hợp xi măng + cát lên trên để bảo vệ màng tự dính vừa dán. Cuối cùng là nghiệm thu công trình.
Đây là hai cách xử lý chống thấm khi xây hồ cá bằng xi măng ngoài trời rất đơn giản và hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều loại sơn chống thấm khác bán bên ngoài thị trường với cách làm tương tự. Gia chủ có thể tham khảo hoặc nhờ đến sự tư vấn của các kiến trúc sư.
Những mẫu hồ cá làm bằng xi măng đẹp xuất sắc hiện nay
Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa tìm ra mẫu hồ cá nào đẹp để thi công cho không gian nhà mình thì có thể tham khảo ngay một vài mẫu ngay sau đây.
Mẫu hồ cá mini bằng xi măng ngoài trời
Hồ cá mini kết hợp mô hình hòn non bộ trước nhà
Tiểu cảnh cá Koi khu vực giếng trời
Nên trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh khu vực hồ cá
Hồ cá koi xi măng kết hợp kính
Mẫu hồ cá koi xây bằng xi măng kết hợp kính trong nhà
Hồ cá kết hợp thác nước tạo Oxy cho cá
Xây hồ cá mini ngoài trời
Diện tích bể cần tính toán để phù hợp với sự tăng trưởng của cá
Sân vườn Á Đông luôn tự tin đồng hành cùng quý khách hàng khi xây dựng những mẫu hồ cá đẹp, đẳng cấp cùng không gian cảnh quan sân vườn độc đáo, sáng tạo.