Sơ yếu lý lịch học sinh là gì?
Sơ yếu lý lịch hay còn được gọi là các tờ giấy có những thông tin cần thiết như: Họ và Tên, Địa chỉ, Nơi sinh, Ngày sinh, Nguyên quán, Số chứng minh nhân dân… Hồ sơ này thường được sử dụng để bổ sung hồ sơ xét tuyển đại học theo bộ Giáo Dục và Đào tạo. Đó là hồ sơ dành cho các tân sinh viên có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học.
Thông thường Sơ yếu lý lịch gồm có 4 trang có các mục để ghi thông tin. Tuy nhiên việc ghi thông tin phải minh bạch, chính xác bởi các thông tin này sẽ được lưu giữ, ảnh hưởng đến các hoạt động sau này của bạn.
Sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên và người đi làm?
Giống nhau
- Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên và sơ yếu lý lịch của những người đi làm đều là những tờ giấy có mục đích hết mức là quan trọng.
- Chúng đều có những thông tin liên quan đến người khai báo như: Họ và Tên, Địa chỉ, Nơi sinh, Ngày sinh, Nguyên quán, Số chứng minh nhân dân…
- Đều có ảnh thẻ là hình 3×4 hoặc 4×6 phông nền xanh.
- Đều phải có dấu xác nhận từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Đều có các thông tin về gia đinh, anh chị em (nếu có).
- Tất cả yếu lý lịch sinh viên và Sơ yếu lý cho người đi làm đều cần có ảnh chân dung dán vào góc trái, đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Khác nhau
Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
- Các thông tin khi khai báo sẽ ít hơn vì các bạn đang còn lứa tuổi học sinh sẽ ít hoặc không có các kinh nghiệm đi làm. Thông tin sẽ được khai báo nhiều hơn: thường là nhiều kinh nghiệm làm việc và thông tin lịch sử đại học / cao đẳng.
Sơ yếu lý lịch xin việc làm
- Những thông tin được cho là quan trọng là: trường, kết quả học tập cuối cấp, điểm trung bình các môn, điểm thưởng, xếp loại học sinh, các thành tích đạt được … Không nhất thiết phải là những thông tin quan trọng trong sơ yếu lý lịch của sinh viên, thay vào đó hãy nhấn mạnh đến Mục tiêu, Mục tiêu và con đường sự nghiệp.
Bạn có thể mua hay lấy lý lịch học sinh ở đâu?
Sơ yếu lý lịch của một học sinh là một thứ quan trọng và cần thiết. Vậy mua chúng ở đâu. Trên thực tế, bạn có thể mua chúng ở các hiệu sách địa phương và các cửa hàng tạp hóa cũng có bán chúng. Đây không phải là những thứ quá khó để tìm mua ở đâu. Và giá cho một bộ sơ yếu lý lịch sinh viên chỉ vài nghìn đồng.
Tuy nhiên, hiện nay tại các trường học thưởng mua số lượng lớn về phát cho các em học sinh nên ít phải lo lắng về vân đề này.
Các yêu cầu khi viết lý lịch học sinh là gì?
Về mặt hình thức:
- Trình bày sạch đẹp, phải thống nhất được màu chữ phông chữ, không nên có nhiều màu chữ trên một hồ sơ.
- Tránh việc tẩy xóa khi viết tay.
- Ảnh thẻ là hình 4×6, là hình nghiêm túc không được lấy hình selfie làm ảnh thẻ.
Về mặt nội dung:
- Điền thông tin chính xác, đầy đủ, tránh lan man và đặc biệt là thông tin sai. Trước khi bắt đầu viết, hãy chuẩn bị đẩy đủ các thông tin, giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thông tin về bố mẹ, anh, chị, em.
- Chụp lại giấy tờ tùy thân trong trường hợp khẩn cấp.
- Có xác nhận từ địa phương và dấu hiệu nhận biết ở cuối Hồ sơ .
- Ghi lại các thành tích phù hợp với yêu nơi mà mình gửi.
Sơ yếu lý lịch có được tẩy xóa hay không?
Sơ yếu lý lịch không được phép tẩy xóa, bởi vì sơ yếu lý lịch là một văn bản mang giá trị pháp lý được cơ quan nhà nước, hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mang giá trị pháp lý nên việc tẩy xóa sẽ làm mất đi giá trị của tờ giấy, hay hồ sơ này.
Việc tẩy xóa quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của một bộ sơ yếu lý lịch. Thay vì nộp một bản sơ yếu lý lịch bị tẩy xóa quá nhiều, thông tin hiển thị không rõ ràng, không mang lại tính xác thực, độ tin cậy cao không chỉ cho yếu tố chính là công việc.
Do đó, nếu bạn trình bày sai một trong những thông tin được trình bày trong sơ yếu lý lịch của mình, giải pháp tốt nhất cho bạn là mua một bản sơ yếu lý lịch mới bao gồm cả sơ yếu lý lịch của bạn và thực hiện nó. bắt đầu lại. Để tránh điền sai thông tin lý lịch, bạn nên làm theo hướng dẫn của cán bộ công chứng.
Căn cứ vào thông tin có trong các giấy tờ cần thiết như chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, sổ thành viên và các giấy tờ cần thiết khác để có thể ghi và trình bày thông tin một cách chính xác và đúng đắn, tránh nhầm lẫn, sai sót thông tin và tẩy xóa.
Kết luận, để trả lời câu hỏi sơ yếu lý lịch có bị tẩy xóa không? Câu trả lời là không nhé các bạn. Bạn có thể xem phần nội dung tiếp theo để được hướng dẫn về cách viết sơ yếu lý lịch.
Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh đúng chuẩn
Phần trang bìa sơ yếu lý lịch
Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên chứng minh, sổ hộ khẩu.
Ngày tháng, Năm sinh: phải ghi đủ ngày, tháng, năm sinh và theo định dạng DD/MM/YYYY. Vd: 02/06/2001.
Hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ ghi trên hộ khẩu nhà bạn, Viết hoa các chữ cái đầu của địa danh hay tên riêng. Vd: Xã A, Huyện B, Tỉnh C.
Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: bạn có thể ghi tên bố , mẹ và kèm theo địa chỉ.
Số điện thoại: Ghi số điện thoại của bạn hoặc số điện thoại gia đình.
Phần trang 2 – thông tin về học sinh, Sinh viên.
Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên chứng minh, sổ hộ khẩu.
Ngày tháng, Năm sinh: Bạn điền hai số.
Ví dụ: bạn sinh 02/03/2004 bạn điền là: 02 03 04
Dân tộc: Điền 1 nếu bạn là dân tộc kinh, Điền 0 nếu bạn là dân tộc khác.
Tôn giáo: Vui lòng ghi rõ bạn theo tôn giáo nào.
Ví dụ: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì điền là không.
Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân thì điền là 1, Nông dân điền 2, Các ngành nghề khác điền 3.
Đối tượng dự thi: Ghi giống giấy dự thi, nếu bạn không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.
Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn muốn nhập học vào sắp tới vào.
Số báo danh: là số báo danh trên giấy dự thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Kết quả học tập: dựa trên cá kết quả trong học bạ.
Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo trên sổ đoàn và đúng định dạng dd/mm/yyyy.
Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống
Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”
Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1
Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Ghi giống giấy báo dự thi
Ngành học: Ngành bạn thi tuyển vào trường, bạn cần ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh
Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn
Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thưởng thì điền còn không có thì bỏ qua.
Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ còn không có thì bỏ qua
Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT.
Phần trang 3&4 – Thành phần gia đinh
Họ và tên: họ tên cha mẹ phải được ghi chính xác và viết In hoa.
Quốc tịch: Sẽ là Việt Nam hoặc nếu bạn thuốc quốc gia khác sang Việt Nam du học thì ghi tên nước mình.
Dân tộc, Tôn giáo: Ghi theo thông tin chứng minh nhân của bố mẹ, anh chị.
Hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ hộ khẩu.
Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): ghi công việc hiện tại của bố mẹ.
Phần cuối Trang 5 – Xác nhận từ địa phương cư trú.
Họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở của anh chị em ruột: Phần này phải ghi rõ anh, chị em mình về các thông tinh như Tên, Nghề nghiệp, Địa chỉ nơi đang sinh sống, anh(chị) của bạn đang làm gì?…
Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Người làm hồ sơ phải có chữ ký xác nhận từ các thành viên trong gia đình như: Bố, mẹ, anh chị (trong sổ hộ khẩu nhà bạn). Ký xác nhận ở bên phải.
Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải: Sau khi điền đầy đủ thông tin của các phần trên, bạn nên kiểm tra lại. Ký tên bên góc phải của tờ giấy.