Chúng ta phải viết bản kiểm điểm khi phạm lỗi và bị yêu cầu viết bản kiểm điểm. Nếu bạn chưa từng viết bản kiểm điểm và không biết viết bản kiểm điểm ra sao thì bài hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn làm một bản kiểm điểm chuẩn và đơn giản nhất.
1. Bản kiểm điểm là gì và viết bản kiểm điểm khi nào?
Bản kiểm điểm là một loại hình văn bản dùng để trình bày và liệt kê những vấn đề cụ thể của người viết muốn truyền tải. Trong bản kiểm điểm, người viết cần chỉ ra vấn đề đang gặp phải và cung cấp giải pháp khắc phục.
Nội dung bản kiểm điểm cần phải trình bày rõ ràng và thể hiện sự thành khẩn của người viết, đánh giá lại những sự việc, hành động bạn đã làm để có được nhận định từ người yêu cầu viết bản kiểm điểm.
Viết bản kiểm điểm khi bạn phạm lỗi và bị cấp trên/giáo viên yêu cầu làm bản kiểm điểm. Thông thường, bản kiểm điểm thường được sử dụng trong môi trường giáo dục, học đường hoặc các tổ chức nhà nước và người viết là học sinh, sinh viên, Đảng viên hoặc cán bộ công chức.
Không chỉ phạm lỗi mới viết bản kiểm điểm mà bản kiểm điểm có thể được dùng làm bản báo cáo trong việc tổng kết, điểm lại những thành tựu hoặc khuyết điểm của cá nhân trong một tháng/quý/năm hoặc một nhiệm kỳ. Do đó, trong một số trường hợp thì người viết tự nguyện tự kiểm điểm lại bản thân, một số trường hợp bắt buộc phải kiểm điểm.
2. Cách viết bản kiểm điểm
Là một văn bản hành chính mang văn phong trang trọng nên khi viết bản kiểm điểm, người viết cần trình bày bố cục và nội dung sao cho chuẩn và đẹp mắt. Thông thường, bố cục gồm những phần chính đó là: Quốc hiệu, tiêu ngữ; Tên bản kiểm điểm; Nơi gửi bản kiểm điểm; Thông tin người viết; Thời điểm vi phạm và nội dung sự việc; Nhận thức của bản thân & cam kết; Lời cảm ơn; Nơi viết, thời gian viết; Chữ ký người viết.
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: ghi bằng chữ in hoa, bôi đậm và trình bày ra giữa trang giấy.
Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” căn giữa trang giấy, bôi đậm cùng với quốc hiệu.
Với bản kiểm điểm viết cho Đảng thì không cần ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ mà thay vào đó là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
– Tên cơ quan, tổ chức (nếu có)
Bản kiểm điểm gửi cho cho cơ quan, tổ chức có thể thêm mục này và được đặt ở bên trái của mục quốc hiệu, tiêu ngữ. Tên cơ quan tổ chức có thể viết HOA toàn bộ hoặc viết Hoa chữ cái đầu tiên.
Đối với bản kiểm điểm cá nhân hoặc bản kiểm điểm dùng trong nhà trường thì không cần thêm mục này.
– Nơi gửi bản kiểm điểm
Phần đầu dòng ghi chữ “Kính gửi” và nêu rõ gửi cho ai. Trình bày phần này ra giữa trang giấy.
– Thông tin người viết
Mục này, người viết điền chính xác và rõ ràng các thông tin người viết như: của họ tên, lớp, trường hoặc đơn vị trực thuộc, chức danh.
– Thời điểm vi phạm và nội dung sự việc
Bạn điền thời điểm vi phạm và trình bày nội dung sự việc. Ngoài ra, bạn cần nêu lý do viết bản kiểm điểm hay là ưu điểm là gì, nhược điểm là gì và vì sao lại vi phạm?
– Nhận thức của bản thân & cam kết
Trong mục này, người viết phải tự nhận thức được vấn đề đang gặp, nhận lỗi của mình và đánh giá hành động của mình. Sau đó bạn phải nêu ra phương án khắc phục, cải thiện cho vấn đề trên. Ngoài ra, bạn cần phải cam kết thực hiện để khắc phục lỗi, hoặc sẽ làm tốt hơn, khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm trong thời gian tới.
– Lời cảm ơn của người viết
Cuối cùng bạn cần gửi lời cảm ơn để thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sự với người nhận bản kiểm điểm.
– Nơi viết, thời gian viết
Người viết ghi rõ nơi viết và thời gian viết, giữa các nơi viết và thời gian viết ngăn cách bằng dấy phẩy. Ví dụ: Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021.
– Chữ ký người viết
Người viết ký tên và ghi đầy đủ họ tên ở dưới chữ ký.
3. Mẫu bản kiểm điểm chuẩn
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân ngắn gọn
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho Đảng viên
Mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân
Để tải về trọn bộ mẫu bản kiểm điểm file Word, bạn đọc hay click vào đường link sau:
ban-kiem-diem.rar
Với hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm và một số mẫu bản kiểm điểm thông dụng, bạn sẽ dễ dàng tạo bản kiểm điểm cá nhân nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!